Cách làm thạch đen thơm ngon hấp dẫn
Cách làm thạch đen hay còn gọi sương sáo có rất nhiều phiên bản. Bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà nếu lo việc mua thạch đen ở ngoài nhưng lo sợ hóa chất, không đảm bảo vệ sinh.
Hôm nay bạn hãy cùng Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn học làm thạch đen sương sáo nhé. Với nhiều cách khác nhau, bạn dễ dàng lựa chọn cách nào phù hợp nhất để thực hiện nhanh cho món vặt ngon, lại rất an toàn cho sức khỏe.
Thạch đen sương sáo là một món ăn giải nhiệt không thể thiếu những ngày nóng. Ảnh Internet.
Thạch đen sương sáo là một món ăn rất phổ biến. Từ xưa, món sương sáo này đã là món ăn vặt yêu thích của nhiều người. Thêm vào đó đây cũng là món ăn giải nhiệt ngày nóng khá tốt. Từng miếng thạch dai ngon có vị ngọt nhẹ hấp dẫn hầu như bất cứ ai thưởng thức, từ trẻ nhỏ đến người lớn từ người dễ đến khá khó tính trong chuyên ăn uống. Vào mùa hè hay lúc nóng bức, có một cốc thạch đen thơm ngon mát lạnh sẽ là một lựa chọn rất tuyệt vời.
1. Cách làm thạch đen sương sáo bằng gói bột bán sẵn
Cách làm thạch đen sương sáo giòn ngon rất đơn giản. Bạn chỉ cần kết hợp một vài nguyên liệu có sẵn. Hiện nay, siêu thị hay chợ đều có bán gói bột thạch. Nên với gói bột này, chúng ta có thể tự chế biến ở nhà. Các bước thực hiện thì vô cùng đơn giản.
Thạch đen sương sáo kèm nước đường và cốt dừa thơm ngon, mát lạnh ai cũng thích. Ảnh Internet.
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
1 gói bột thạch sương sáo đen
Đường trắng
1 lít nước
Sữa đặc hoặc nước cốt dừa hoặc sữa đậu nành
Những nguyên liệu cơ bản để làm món thạch đen sương sáo. Ảnh Internet.
1.2. Cách làm thạch đen sương sáo dai ngon
Bước 1: Hòa bột nấu thạch đen
Gói bột thạch đen bạn có thể tìm mua ở các chợ, siêu thị. Các bạn lấy một cái tô, cho đường và bột thạch đen sương sáo vào trộn đều lên. Thêm vào 200 ml nước lọc rồi khuấy đều để hai nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
Công đoạn này giúp thạch khi nấu không bị vón cục. Ảnh Internet.
Bước 2: Tiến hành nấu thạch đen
Tiếp đó, các bạn lấy một cái nồi cho phần nước lọc còn lại vào nồi. Đun cho đến khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ và đổ từ từ bột thạch đen hòa sẵn vào. Vừa đổ vừa khuấy đều đến khi nước thạch chín và sánh đặc lại.
Lưu ý nên để nhỏ lửa để nước thạch không bị cháy. Ảnh Internet.
Bước 3: Hoàn thành và bảo quản thạch đen sương sáo
Video đang HOT
Sau khi nấu thạch đen chín, các bạn đổ thạch ra khuôn hoặc tô, chén,…Để cho thạch nguội hẳn, đông cứng lại thì cắt thành miếng vừa ăn rồi chỉ việc thưởng thức thôi. Khi ăn, bạn cắt thành những miếng vuông nhỏ hòa cùng sữa đặc, sữa đậu nành hay nước cốt dừa đều rất ngon và thơm.
Khi thạch chín nên để nguội để thạch đông lại rồi mới cho vào tủ mát. Ảnh Internet.
Thạch đen sương sáo làm xong chưa dùng ngay bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
2. Cách làm thạch đen từ lá thạch đen Cao Bằng
Cách nấu thạch đen từ lá thạch khô sẽ cho bạn một miếng thạch có mùi thơm nhẹ và cực kỳ chất lượng. Màu thạch tuy không được đen như cách bạn nấu bằng loại bột bán sẵn, mà có màu nâu cánh dán. Nhưng bạn ăn vào vị thạch này sẽ khiến bạn nhớ mãi.
Cách làm thạch đen rất đơn giản và dễ làm. Ảnh Internet.
Lá thạch còn gọi là thạch găng, lá thạch đen. Loại cây lá này thường mọc chủ yếu từ các vùng núi cao. Ở miền Bắc, lá thạch đen được trồng ở một số nơi như Cao Bằng, Lạng Sơn. Ở miền Nam thì loại cây này được trồng nhiều tại Lâm Đồng, Đồng Tháp, An Giang,…
2.1. Lợi ích của cây thạch đen mọc tự nhiên
Cách làm thạch đen sương sáo từ lá cây thạch đen nguyên chất, không có chất bảo quản, không phẩm màu lại rất vệ sinh. Thạch đen sương sáo được nấu từ cây tiên thảo là một loại cây có tính mát và cũng nhiều vitamin.
Trong lá thạch đen có chứa nhiều hàm lượng tanin và pectin. Tanin có tính chất của vitamin P. Nó giúp làm tăng tính giãn nở của mạch máu. Ngoài ra, nó còn có tác dụng như chất chống oxy hoá, bảo vệ vitamin C, giảm cholesterol trong máu.
Cây thạch đen còn có công dụng như một vị thuốc. Ảnh Internet.
Đặc biệt, cây thạch đen còn có tác dụng làm thuốc. Lá của nó có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt. Nên lá thạch đen thường được sử dụng để làm thuốc chữa cảm vặt do nắng, bệnh cao huyết áp , đau cơ và các khớp xương, đái đường, viêm gan cấp…
2.2. Chuẩn bị nguyên liệu
50 gram cây thạch đen khô
30 gram bột gạo
15 gram bột năng
2 lít nước lọc
2.3. Cách làm thạch đen sương sáo từ lá thạch đen
Bước 1: Sơ chế lá thạch đen khô
Cây thạch đen khô các bạn đem ngâm trong nước khoảng 5 đến 10 phút để dễ rửa hơn. Sau đó, đem rửa sạch đất cát bụi bẩn. Các bạn cứ rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Tiếp đó, cắt nhỏ, cắt càng nhỏ càng tốt vì sẽ nhanh nhuyễn.
Cả phần thân và lá của loại cây này đều thích hợp để làm thạch, tuy nhiên thì phần lá được sử dụng phổ biến hơn.Ảnh Internet.
Bước 2: Tiến hành nấu lá thạch đen
Các bạn bắc bếp một cái nồi, cho lá thạch vào thêm 500 ml nước và đun khoảng 2 tiếng càng đun lâu càng tốt để khi vò sẽ dễ hơn.
Nếu nước cạn bạn có thể châm thêm nước để tiếp tục nấu.Ảnh Internet.
Bước 3: Xay lá thạch bằng máy xay sinh tố
Sau khi các bạn đun và cảm thấy lá thạch đã nhừ, thì tắt bếp. Cho lá thạch vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn thì đổ ra thau. Cứ tiếp tục xay cho đến khi hết lá thạch.Đợi hỗn hợp đã xay thật nguội, các bạn cho thêm nước vào và vò bằng tay cho cây thạch ra hết nhớt và nước trong.
Bước 4: Lọc nước thạch đen
Bước cuối cùng là các bạn dùng một miếng vải sạch, lọc lấy phần nước thạch.Đổ nước thạch đã lọc vào nồi, bắc lên bếp đun sôi cho đến khi còn khoảng 1 lít nước là được.Kế tiếp là cho bột năng, bột gạo vào bát trộn đều, hòa tan với một ít nước lá. Khuấy cho tan rồi đổ từ từ vào nồi nước thạch. Vừa đổ vừa khuấy đều cho tới khi nồi thạch tạo thành hỗn hợp sánh mịn thì tắt bếp. Đổ ra và chờ nguội để thưởng thức.
Có thể nấu siro đường ăn cùng với thạch, hoặc ăn chung với sữa đậu nành cũng rất tuyệt nhé.Ảnh Internet.
Thạch đen làm từ cây thạch đen tự nhiên bạn cũng có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần.
3. Lưu ý trong cách làm thạch đen
Các bạn nên sử dụng đúng công thức để lường đúng lượng nước. Nếu quá nhiều hoặc quá ít nước thạch sẽ bị cứng hoặc quá nhão đều không ngon.Thạch đã nấu chín và để nguội cho đông lại. Có thể bảo quản ngăn mát tủ lạnh được 5-6 ngày.Đối với cách nấu bằng lá thạch, ở khâu cho bột gạo và bột năng vào bạn cần chú ý một chút. Bạn nên kiên nhẫn khuấy đều vì lúc mới cho vào thạch sẽ bị đặc rất khó khuấy.Nên lọc thạch thật kỹ để không bị lợn cợn lá thạch trong nước thạch đã lọc.
Thạch đen có thể chế biến rất nhiều món ngon.Ảnh Internet.
Khi nấu thạch đen xong, các bạn có thể biến tấu thạch đen kết hợp với một số nguyên liệu khác để tạo nên nhiều món ngon. Những món ngon phổ biến ai cũng thích bạn có thể thử chẳng hạn như thạch đen nước cốt dừa, bánh plan thạch đen, tàu hũ thạch đen,…
Cách làm thạch đen tại nhà rất đơn giản. Bạn có thể chế biến từ bột thạch đen bán sẵn hoặc lá thạch đen nếu có. Kết hợp thêm nhiều nguyên liệu phong phú khác là chúng ta có ngay thức ăn vặt mới lạ. Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn chúc bạn thực hiện món thạch này thành công và cả nhà ai cũng thích vị thạch phong phú tự làm nhé.
Hóa ra món thạch đen được làm từ loại cây này, có người còn nhầm là cây dại
Nếu không được người dân địa phương giới thiệu, có lẽ bạn cũng nhầm tưởng cây thạch đen là cây dại không có giá trị kinh tế.
Những ngày mùa hè oi ả, có một bát thạch đen (người miền Nam còn gọi là sương sáo) mát lạnh, sảng khoái thì chẳng còn gì bằng. Đây là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc cũng như cách người ta làm ra thạch đen như thế nào.
Thạch đen là món ăn yêu thích trong những ngày nóng nực. (Ảnh minh họa)
Thạch đen được tạo ra từ loại cây cùng tên, được trồng rất nhiều ở vùng như Tràng Định (Lạng Sơn), Thạch An (Cao Bằng), Bảo Lộc (Lâm Đồng), Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang), Bình Minh (Vĩnh Long)... Theo kết quả nghiên cứu, thạch đen trồng ở Tràng Định cho chất lượng tốt nhất so với những nơi còn lại.
Cây thạch đen mà nhiều người không biết. (Ảnh minh họa)
Trong khoa học, thạch đen có tên là Mesona Chinensis Benth. Đây là cây thân thảo, cao 40 - 60cm, thân 4 cạnh, phân nhánh nhiều, tỏa ra trên mặt đất giống như cây bạc hà. Nhiều người thường nhầm thạch đen là cây dại vì chưa từng nhìn thấy ở ngoài bao giờ.
Thông thường, người dân vùng cao sẽ thu hoạch thạch đen sau 4 tháng chăm sóc, khi cây xuất hiện nụ hoa ở ngọn. Cây được cắt sát gốc, bó lại thành từng bó rồi đem đi phơi khô. Khi nào muốn ăn, người ta sẽ đem lá thạch đen đi nấu với nước trong 3 - 4 tiếng cho nhừ hẳn, sau đó đem ra vò, lọc đi lọc lại lấy nước trong rồi đun sôi.
Nông dân thu hoạch thạch đen. (Ảnh minh họa)
Thạch đen được đem phơi khô và bó thành từng bó thế này. (Ảnh: K.T)
Khi nước thạch đen sôi, đầu bếp sẽ cho thêm một ít đường để tạo vị ngọt. Sau đó hạ nhỏ lửa liu riu, rồi từ từ cho bột năng vào khuấy đều. Một số gia đình còn bỏ thêm nước tro (hòa từ tro rơm rạ) để thạch đen nhanh đông và giòn hơn. Sau khoảng 30 - 45 phút khuấy đều tay, thạch đen được đổ vào khuôn, chờ nguội thì đem đi ủ lạnh.
Nước thạch đen được đun sôi rồi đem đi đổ vào khuôn. (Ảnh minh họa)
Trong quá trình chế biến, người đầu bếp không thêm bất kỳ phụ gia nào khác, từ chất bảo quản đến màu thực phẩm. Vì thế, thạch đen được làm thủ công hoàn toàn từ những nguyên liệu tự nhiên tốt cho sức khỏe. Thế nhưng cũng vì đặc điểm này, món đặc sản của Lạng Sơn chỉ nên được bảo quản trong 3 - 5 ngày trong tủ lạnh.
Thạch được làm thủ công hoàn toàn. (Ảnh: minh họa)
Thạch đen mềm, giòn, đen bóng, ăn vào có vị thơm nhẹ, thanh mát. Tùy theo khẩu vị của mỗi người mà bạn có thể ăn thạch riêng hoặc kết hợp với sữa tươi, sữa chua, nước cốt dừa, làm topping trong các món chè, tào phớ, sữa đậu...
Đây là món ăn vừa ngon vừa mát, có công dụng mát gan, thanh nhiệt, nhuận tràng, trị cảm mạo, hỗ trợ người bị tiểu đường, ổn định huyết áp, chống lão hóa.
Thạch đen được kết hợp với nhiều nguyên liệu, tạo thành món ăn giải khát. (Ảnh minh họa)
Ảnh: @pha.foodie
Thạch được bảo quản từ 3-5 ngày trong tủ lạnh. (Ảnh minh họa)
Cách nấu chè đỗ đen nhanh nhừ mềm ngon bằng nồi cơm điện Cách nấu chè đỗ đen nhanh nhừ có quá khó như bạn vẫn nghĩ? Không đâu, ngược lại cách làm rất đơn giản, chỉ cần thực hiện đúng thao tác và áp dụng một vài mẹo nhỏ là bạn sẽ có ngay chén chè đỗ đen thơm mềm, ngọt mát và tốt cho sức khoẻ. Cùng chuẩn bị nguyên liệu để vào bếp...