Cách làm siro ho để phòng ngừa, trị ho hiệu quả tại nhà
Khi bị viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, ho – đờm – đau rát họng, mất tiếng, khản tiếng, nhiệt miệng, bạn có thể khắc phục bằng siro ho tự làm ở nhà theo cách dưới đây
Cả tuần qua mưa gió, chuyển màu nên sáng ra bé Bi cháu nội bà Trần Thị Oanh (Thụy Khuê, Hà Nội) đã húng hắng ho. Mẹ bé bèn lấy đơn thuốc cũ ra hiệu mua kháng sinh để “uống chặn” ho ngay vì sợ bé sẽ biến chứng thành viêm phế quản, hoặc nặng hơn nữa.
Nhưng bà Oanh ngăn lại, và cho bé Bi uống siro ho tự chế. Mẹ bé Bi vội đi làm nên để bé ở nhà với bà nội mà không yên tâm chút nào. Nhưng chiều về thấy con khỏe mạnh, không bị tăng ho như mọi lần thì ngạc nhiên lắm. Tối đó, mẹ bé hỏi về thứ siro ho tự chế của mẹ chồng, và rất vui khi biết lâu nay mẹ chồng tự làm siro vừa phòng ngừa ho khi trái gió trở trời, vừa chữa trị cơn ho.
Trong Đông y có phương thuốc trị viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, ho – đờm – đau rát họng, mất tiếng, khản tiếng, nhiệt miệng…) bằng siro ho có thể tự làm tại nhà để uống phòng bệnh khi chuyển mùa và những ngày lạnh.
Chuyển mùa nhiều trẻ em và người lớn rất dễ bị ho.
Cách làm như sau:
Thành phần:
- Diếp cá: 80g
- Bách bộ: 80g
- Hoa kim ngân: 60g
- Hoa cúc: 30g
- Quả trám: 80g (có thể thay bằng quả kha tử 80g).
- Quả đười ươi: 80g (hoặc thay bằng bạch chỉ 60g).
- Mạch môn: 30g
- Vỏ cam quýt: 20g
- Bạc hà: 20g
Video đang HOT
- Cát cánh: 40g
- Cam thảo: 10g
- Mật ong lượng vừa phải.
Mật ong là một trong những nguyên liệu dùng làm siro ho.
Cách làm :
Quả trám, quả đười ươi đập nát.
Mạch môn và cát cánh thái lát nhỏ mỏng.
Tất cả cho vào nồi đổ 1.600 – 1800ml nước đun sôi bùng lên rồi hạ lửa nhỏ đun âm ỉ thêm 15-20 phút. Rồi cho nốt các vị thuốc còn lại vào đun tiếp đến khi còn lại chừng 400-500ml nước cốt, thì vớt bã thuốc, lọc lấy nước cốt.
Cho mật ong vào hỗn họp nước thuốc khuấy đều một lúc rồi tắt lửa để nguội thì đổ vào lọ thủy tinh bảo quản tốt dùng dần. Mỗi ngày 3-5 lần, mỗi lần 1-2 thìa (trẻ em thìa nhỏ, người lớn thìa to hơn).
Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, sát trùng, bổ phổi, lợi hầu họng tiêu thũng, trừ ho tiêu đờm, nhuận phế… Bài này rất hiệu quả dùng phòng, hoặc trị bệnh. Các vị thuốc có thể mua ở các quầy thuốc Nam, thuốc Bắc trên toàn quốc. Đang giao mùa các mẹ nhớ làm cho con và người thân dùng.
Lưu ý là khi trẻ bị ho, sốt, sổ mũi… khi giao mùa các bố mẹ không nên dùng đơn thuốc cũ, “đơn” truyền miệng chữa bệnh cho con. Việc đó rất nguy hiểm vì cùng là biểu hiện ho sốt, có thể cùng là vi rút, vi khuẩn nhưng gốc bệnh khác nhau. Mỗi đơn thuốc chỉ dùng được cho một bệnh, liều lượng và thời gian dùng bao lâu chỉ bác sĩ mới phân biệt được.
Dùng siro nếu không giảm ho thì nên đưa trẻ đi khám sớm để tránh biến chứng.
7 cách chữa viêm họng bằng nguyên liệu có sẵn trong nhà
Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn có thể phối hợp với một số mẹo chữa viêm họng tại nhà nhằm cải thiện triệu chứng đau họng, ho khan, ho đờm, mất tiếng.
7 mẹo chữa viêm họng dai dẳng
Viêm họng là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên thường gặp nhất. Bệnh xảy ra do virus và vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc, gây sưng viêm và đau nhức. Bên cạnh đó viêm họng cũng có thể xảy ra do dị ứng với phấn hoa, nấm mốc hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột.
Viêm họng kéo dài không chỉ khiến cổ họng sưng đau, ngứa và khó chịu mà còn kích thích sản sinh dịch tiết hô hấp, gây ho có đờm, nghẹn vướng cổ họng, mệt mỏi, khàn giọng, mất tiếng,... Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh với một số mẹo chữa dân gian ngay tại nhà.
Nước muối sinh lý
Theo các chuyên gia, súc miệng với nước muối ấm có thể giúp bạn xoa dịu cơn đau họng khó chịu, nhờ vào khả năng tiệt trùng, kháng khuẩn của loại dung dịch này.
Bạn có thể tự pha dung dịch súc miệng như trên bằng cách hòa tan 1/2 muỗng cà phê muối trong một cốc nước ấm. Tuy nhiên, để đảm bảo độ tinh khiết của dung dịch, bạn vẫn nên tìm mua nước muối sinh lý tại các cửa hiệu thuốc trên toàn quốc.
Vì súc miệng với nước muối giúp khử trùng và làm giảm sưng lớp niêm mạc cổ họng, bạn nên thực hiện điều này mỗi ba giờ một lần.
Chữa viêm họng bằng gừng chưng đường phèn
Gừng đường phèn chữa trị viêm họng hiệu quả (Ảnh minh họa)
Các nghiên cứu hiện đại đã khẳng định, gừng chứa hợp chất gingerol có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Đặc biệt gừng có khả năng chống oxy hóa cao, đánh bật các chất nhầy trong cổ họng. Vì thế giúp giảm ho nhanh chóng.
Mật ong giúp điều trị viêm họng
Một nghiên cứu gần đây cho thấy so với các thuốc giảm ho thông thường, mật ong có xu hướng hoạt động hiệu quả hơn.
Một nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng mật ong còn có khả năng chữa lành vết thương hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc nó có thể đẩy nhanh tốc độ chữa lành những thương tổn trong cổ họng. Lưu ý không sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Mật ong là cách điều trị viêm họng khá phổ biến và hiệu quả (Ảnh minh họa)
Cách làm đơn giản như sau:
Quất ngâm với mật ong: Chuẩn bị quất, rửa sạch và cắt đôi quả quất. Xếp quất vào bình chứa, tiếp theo xếp quất vào, mỗi lớp quất là một lần tưới mật ong lên. Hằng ngày sử dụng nước cốt mật ong và quất để ngậm khoảng 3 lần.
Tỏi và mật ong: Tỏi bâm nhuyễn rồi ngâm với mật ong trong 7 ngày. Sau đó có thể uống dung dịch này mỗi ngày một lần. Hoặc nhanh hơn có thể thái lát mỏng của tỏi để ngâm với mật ong từ 3- 5 phút . Dùng tỏi cho vào miệng ngậm , khi không còn cảm nhận được mùi tỏi có thể nhả ra.
Gừng tươi và mật ong: Ép nước cốt gừng và trộn với mật ong nguyên chất với tỉ lệ bằng nhau. Ngậm hỗn hợp nước cốt ngày 3 lần trong miệng và nuốt từ từ. Lưu ý không nên sử dụng gừng cho trẻ dưới 13 tuổi.
Chanh mật ong: Pha nước cốt chanh vào ly với 1-2 muỗng mật ong. Thực hiện hằng ngày, nhất là vào buổi sáng mới ngủ dậy.
Dùng gừng để điều trị viêm họng
Gừng kháng khuẩn và bổ phế, kháng viêm diệt khuẩn. Loại củ này được sử dụng hằng ngày một cách thường xuyên như các bệnh ho, đau rát, viêm họng...
Một số mẹo được sử dụng để chữa viêm họng:
Gừng và muối: Gừng rửa sạch sau đó giã nát và trộn với muối tinh. Ngậm hỗn hợp gừng muối khoảng 3 phút rồi sau đó súc miệng lại với nước sạch, làm lại 3 lần trong ngày.
Trà gừng: Gừng tươi đạp nát và thái lát mỏng cho vào nước nóng. Nấu khoảng 5- 10 phút cho hoạt chất tan vào nước, thêm chanh tươi và mật ong vào cùng. Uống nước 2-3 lần ngày làm giảm triệu chứng của bệnh.
Sử dụng chanh điều trị viêm họng
Chữa trị viêm họng bằng chanh (Ảnh mnh họa)
Tương tự dung dịch nước muối sinh lý và mật ong, chanh cũng là một lựa chọn lý tưởng cho việc trị đau họng tại nhà, nhờ vào khả năng làm tan đờm và giảm đau ở cổ họng. Không những vậy, lượng vitamin C dồi dào trong chanh cũng có công dụng tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó, các tế bào bạch cầu được tiếp thêm sức mạnh để chống lại các mầm bệnh. Để trị đau họng, bạn pha nước chanh với nước ấm và có thể thêm mật ong hoặc không tùy thích.
Chữa viêm họng bằng rễ cam thảo
Rễ cam thảo có vị ngọt tự nhiên vì vậy nó rất dễ uống cũng như tốt cho bệnh đau họng. Bạn có thể dễ dàng mua cam thảo tại các cửa hàng hay siêu thị.
Chữa viêm họng bằng tía tô
Chữa trị viem họng bằng lá tía tô hiệu quả (Ảnh minh họa)
Tía tô còn có tên é tía, tên Hán là tử tô, xích to (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Tía tô có tính ấm, vị cay vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, lành tính, khi kết hợp cùng hoa khế, hoa đu đủ đực tạo thành liều thuốc kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt nấm, vi khuẩn, vi rút... gây tổn thương niêm mạc họng, dẫn đến chứng ho lâu ngày.
Cách thực hiện: Chuẩn bị lá tía tô, hoa khế, hoa đu đủ đực, đường phèn. Cho tất cả nguyên liệu vào đun cách thủy cùng 1 ít nước lọc, đun nhỏ lửa càng lâu càng tốt. Để nguội cho vào lọ thủy tinh bảo quản ở nhiệt độ thường.
Nổi hạch ở cổ, khi nào là ung thư? Theo bác sĩ Nguyễn Việt Cường - khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, nổi hạch ở cổ là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Đặc điểm hạch lành tính BS Cường cho biết, bình thường trên cơ thể một người trưởng thành có khoảng 450 hạch bạch huyết ở nhiều vị trí khác nhau như cổ, nách, bẹn v.v....