Cách làm nước sốt bánh mì thịt nướng-linh hồn ẩm thực Việt
Bánh mì không phải là món ăn có nguồn gốc từ Việt Nam, có nguồn gốc từ phương Tây, được người Pháp đưa vào nước ta nhằm phục vụ cho binh lính Pháp, dần dần món ăn này trở thành món ăn sáng khoái khẩu của nhiều người.
Việc giúp bánh mì Việt Nam trở thành cơn sốt toàn thế giới góp phần lớn ở nước sốt bánh mì. Vì vậy, hôm nay cách làm nước sốt bánh mì kẹp thịt nướng sẽ được mạt mí trong bài viết này .
Tản mạn về bánh mì Việt Nam
Ngày còn nhỏ xíu, sáng nào tôi cũng được mẹ cho 500 đồng hoặc 1000 ăn sáng. Sáng nào cũng như sáng nào, tôi thường dậy sớm hơn các bạn đạp xe đến con phố làm ngay cái bánh mì, thỉnh thoảng tôi có đổi món sang ăn xôi.
Ngày ấy, chiếc bánh mì chỉ có 500 đồng một chiếc thôi, chỉ được chấm bằng nước chấm chua cay, ăn xong vẫn thèm vì không có tiền. Bây giờ, lớn rồi! Ra ngõ có thể tự mua cho mình một chiếc bánh mì với đầy đủ nào là thịt nướng, chả, xúc xích, trứng.
Hiện tại, bánh mì đã soán ngôi của phở, trở thành món ăn được du khách nước ngoài yêu thích. Thật ra, tôi cũng không cảm thấy lạ lẫm vì sao người Tây lại yêu bánh mì đến thế, bởi bánh mì Việt Nam là sự kết hợp hoàn hảo giữa ẩm thực phương Tây và ẩm thực Việt.
Chiếc bánh mì giòn tan, cắn một miếng vỡ tan, bên trong ruột là hương vị của các loại thịt và nước sốt đậm đà. Để làm nên hương vị của những chiếc bánh mì thì có rất nhiều yếu tố mà không thể không nhắc đến loại nước sốt cay cay chua chua ngọt ngọt, mỗi hàng quán lại tạo ra một loại nước sốt riêng để làm nên cái riêng khác biệt của quán.
Hôm nay, tôi sẽ thiệu các bạn cách làm nước sốt bánh mì kẹp thịt nướng chua chua, cay cay, ngọt ngọt, thứ nước sốt mà tôi vẫn yêu thích mấy chục năm rồi!
Nguyên liệu làm nước sốt bánh mì thịt nướng
Để học làm nước sốt bánh mì thịt nướng bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu dưới đây
3 quả cà chua1 của hành tây1 củ hành tím2 quả ớtGia vị: Nước mắm, đường, tương ớt.
Lưu ý:
Cà chua chính là linh hồn của nước sốt. Vì vậy muốn thực hiện cách làm nước sốt bánh mì thịt ngon thì bạn cần chọn được quả cà chua căng mọng và đỏ, đó là những quả nhiều hột, ít hạt. Chọn quả cà chua cầm chắc tay, không chọn quả bị dập ủng, nhũm
Hiện nay, vì lợi nhuận, nhiều người thường hái cà chua còn ương, rồi chín giấm bằng thuốc. Quả cà chua chín cây là quả có vỏ bên ngoài màu đỏ tươi, căng mọng, khi bổ ra bạn có thể thấy nhũ lấm tấm ở thịt, sờ vào thấy mềm.
Cà chua chín mọng
Nếu bạn làm bánh mì để bán, thì có thể tăng số lượng lên nhưng nhân theo tỉ lệ mà chúng tôi hướng dẫn sẽ làm ra được bát nước sốt bánh mì ngon.
Cách làm nước sốt bánh mì thịt nướng
Nguyên liệu đã chuẩn bị xong rồi! Cùng chúng tôi vào bếp thực hiện cách làm nước sốt bánh mì kẹp thịt nhé!
Video đang HOT
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cách làm nước sốt bánh mì thịt nướng ngon thì bạn cần sơ chế nguyên liệu thật kĩ và chọn được những nguyên liệu tươi mới.
Cà chua: Rửa thât sạch, sau đó cắt thành hạt lựu.
Lưu ý: Nên thái cà chua thành hạt lựu khi cho nên nấu thì cà chua chín nhanh hơn, không bị cháy xém, nước sốt ăn sẽ ngọt hơn.
Cà chua thái hạt lựu
Hành tây: Bóc vỏ, thái thật nhỏ. Nếu không muốn bị cay mắt, bạn có thể thái trực tiếp dưới vòi nước.
Hành tây thái thật nhỏ
Hành tím: Bóc vỏ, rồi dùng dao băm nhuyễn.
Hành tím băm nhuyễn
Lưu ý: Nhiều người thường có thói quen phi thơm hành tím bằng cách bổ múi cau, nhưng ngon nhất vẫn là băm nhuyễn.
Ớt tươi: Rửa sạch, bỏ hạt, thái nhỏ.
Ớt tươi bỏ ạt
Bước 2: Xào cà chua
Tiếp theo trong hướng dẫn làm nước sốt bánh mì thịt nướng. Bạn đặt chảo lên bếp, đổ dầu ăn vào, đun nóng lên, rồi cho hành tím vào phi thơm, sau đó cho cà chua vào xào chín nhừ.
Xào cà chua
Lưu ý: Nên xào cà chua trên lửa lớn, cà chua chín nhanh hơn mà màu sắc không bị biến đổi, nước sốt sẽ có màu sắc đẹp hơn.
Bước 3: Nêm nếm gia vị
Tiếp tục thực hiện với cách làm nước sốt ăn với bánh mì thịt nướng. Sau khi cà chua đã chín nhừ, bạn vặn lửa nhỏ lại, rồi cho 2 thìa nước mắm, 1 thìa đường rồi đảo đều. Nếu thích ăn cay thì có thể cho thêm tương ớt.
Bước 4: Thực hiện làm nước sốt bánh mì
Cuối cùng trong cách làm nước sốt cho bánh mì thịt nướng. Bạn chỉ cần cho ớt và hành tây vào xào, dùng đũa đảo thật đều, khi thấy hành tây đã chín thì đổ ra một cái bát lớn. Sau đó dùng thìa dằm nát những miếng cà chua chưa nhuyễn.
Nước sốt cà chua bánh mì chua cay
Thưởng thức nước bánh mì thịt nướng
Cách làm nước sốt cho bánh mì kẹp thịt không khó đúng không nào!Khi ăn bánh mì sau khi cho thịt nướng các loại rau củ quả thì bạn dưới nước sốt bánh mì vào, đảm bảo ngon hết sẩy. Ăn cái thứ nhất mà lại muốn ăn cái thứ hai.
Bánh mì thịt nướng
Với cách làm nước sốt này không chỉ có thể ăn kèm cùng với bánh mì thịt nướng mà cũng có thể ăn cùng với bánh mì pate thập cẩm để làm bữa ăn sáng cho cả nhà. Ngoài món bánh mì thì bạn hãy học thêm món cháo gà đậu xanh nữa dưới đây, sẽ giúp bạn đa dạng hơn thực đơn buổi sáng cho cả gia đình.
Cách làm bánh mì pate thập cẩm
Vậy là chúng tôi đã hoàn thành xong hướng dẫn cách làm nước sốt bánh mì thịt nướng. Vào những ngày bận rộn, bạn không kịp làm thịt nướng thì bánh mì chấm với nước sốt cũng rất là ngon đó. Ngoài ăn kèm với bánh mì thì bạn có thể làm lấy nước sốt này làm nước chấm thịt, chấm rau sống hay chấm bắp cải luộc cũng rất là ngon đó!
Theo Giadinh
Quán hủ tiếu Nam Vang đông nghịt khách mỗi sáng ở TP.HCM
Từ hơn 40 năm nay, quán hủ tiếu Nam Vang Phú Quý (quận 10, TP.HCM) đã là địa chỉ quen thuộc đối với thực khách yêu thích món hủ tiếu có nguồn gốc từ đất nước Campuchia.
Với bản tính đôn hậu, dung dị, TP.HCM luôn là nơi dễ dàng tiếp nhận văn hóa, đặc biệt là văn hoá ẩm thực, của người dân chuyển đến đây sinh sống, làm ăn. Trong bức tranh ẩm thực đa dạng của thành phố này, không thiếu những món ăn được du nhập từ nhiều tỉnh thành trên cả nước và cả những món ăn xuất phát từ nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan...
Điển hình trong số đó là hủ tiếu Nam Vang, món ăn có xuất xứ từ Campuchia. Nằm lọt thỏm trong khu chợ hoa Hồ Thị Kỷ (quận 10), ít ai biết rằng quán hủ tiếu trông có phần đơn giản, ọp ẹp mang tên Phú Quý đã là địa chỉ ẩm thực yêu mến của nhiều thế hệ người Sài Gòn từ hơn 40 năm nay.
Chủ quán hủ tiếu là người phụ nữ tên Giàu, có mẹ là người Campuchia. Thuở sinh thời, mẹ của bà Giàu từng bán hủ tiếu ở Phnom Penh (còn gọi là Nam Vang, thủ đô Campuchia). Sau khi di cư sang Việt Nam vào thập niên 1970 thế kỷ trước, bà truyền lại công thức nấu hủ tiếu cho con gái mình để bà Giàu mở tiệm cho đến ngày hôm nay.
Điểm khác biệt cơ bản nhất của hủ tiếu Nam Vang so với các loại hủ tiếu khác của Việt Nam là món thịt heo bằm nhuyễn, được cho thẳng vào tô cùng với thịt heo xắt lát, xà lách, giá sống, tỏi phi.
Tuy nhiên, khi du nhập vào Việt Nam, món ăn này đã được biến tấu để phù hợp với thị hiếu của người Việt, bằng cách bổ sung thêm các loại lòng heo, trứng cút, xương ống... khiến tô hủ tiếu có phần hấp dẫn hơn so với nguyên bản.
Theo bà Giàu, yếu tố quan trọng nhất để làm nên một tô hủ tiếu Nam Vang ngon là sợi hủ tiếu và nước dùng. Trong đó, sợi hủ tiếu phải được làm từ gạo nàng Hương xay nhuyễn và sấy khô.
Trong khi đó, nước dùng phải được nấu bằng xương ống, cùng một ít tôm khô, khô mực, đun lửa liu riu trong thời gian dài và phải liên tục hớt bọt để cuối cùng tạo được nồi nước dùng ngọt thanh.
Chính những yếu tố này đã khiến cho quán hủ tiếu của bà Giàu luôn đông nghịt khách kể từ khi mở bán từ lúc 5h30 mỗi sáng cho đến giờ trưa. Trong đó, tình trạng hết chỗ ngồi thường xuyên xảy ra, nhiều người phải mua mang về, đặc biệt là vào ngày cuối tuần.
Ông Lâm Minh (ngụ quận 3) - khách hàng thường xuyên của quán Phú Quý từ nhiều năm nay - cho hay: "Một tuần, có khi tôi ghé chỗ này ăn 4-5 lần, vì vị hủ tiếu ở đây đậm đà, không béo quá, cũng không ngọt quá, nước dùng thì được hầm bằng xương, không có bột ngọt. Gần nhà tôi cũng có mấy tiệm hủ tiếu Nam Vang nổi tiếng, giá đến hơn 100.000 đồng/tô nhưng tôi ăn thấy cũng không ngon bằng ở đây".
Một tô hủ tiếu được bán với giá 37.000 đồng, bao gồm đầy đủ các loại thịt nạc, lòng heo, khá bình dân so với mặt bằng chung những quán hủ tiếu Nam Vang khác.
Hiện tại, phụ giúp bà Giàu trong việc buôn bán còn có 3 người khác, đều là những người trong gia đình. Và tất cả thành viên đều phải hoạt động hết công suất để phục vụ kịp lượng thực khách ra vào liên tục, ước tính đến 300-400 người/ngày.
Theo Zing
3 thương hiệu ẩm thực Việt xuất ngoại trong năm 2019 Năm 2019, loạt địa chỉ ẩm thực nổi tiếng của Việt Nam chinh phục thực khách nước ngoài với thực đơn mang hương vị đậm đà, phong cách bài trí đậm chất văn hóa Việt. Bánh mì Phượng là thương hiệu bánh mì Hội An nổi tiếng quen thuộc với giới trẻ Việt. Cửa hàng bánh mì gốc Hội An chính thức đặt...