Cách làm nước sấu ngâm đường ngon uống liền giải khát ngày hè
Cách làm nước sấu ngâm sao cho ngon giòn và để được lâu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hè về, khắp các chợ và ngỏ nhỏ miền Bắc đều bán rất nhiều sấu.
Không chỉ dùng để chế biến món ăn mà làm nước giải khát cũng rất tuyệt vời. Vì thế, vào mùa sấu bạn nên tranh thủ mua một ít về ngâm để tới thu hay đông vẫn có được ly nước sấu ngọt mát. Cách làm nước sấu rất đơn giản, bạn có thể tham khảo những công thức mà bài viết chia sẻ dưới đây nhé.
1. Cách ngâm sấu với đường làm thức uống giải khát
Nước sấu là thức uống mộc mạc, quen thuộc với người dân miền Bắc nên cách làm cũng không quá phức tạp. Sấu là loại quả kết trái vào mùa hè, hầu như khắp các ngỏ nhỏ ở miền Bắc đều trồng giống cây này, thế nên vào mùa chúng nhiều không đếm xuể. Người ta thay nhau mua sấu về để nấu canh, dầm mắm ớt hoặc tiềm với thịt vịt,…Thế nhưng, phổ biến nhất vẫn là ngâm đường. Cách này không chỉ giúp bạn có được ly nước sấu ngọt ngọt chua chua giải khát ngày hè hiệu quả mà còn dùng được khá lâu.
1.1. Nguyên liệu
1 kg sấu
1 kg đường trắng
1 củ gừng
Một ít muối
Đá viên
1 bình thủy tinh có nắm đậy
1.2. Hướng dẫn cách làm nước sấu ngâm đường ngon giải khát ngày hè
1.2.1. Hướng dẫn cách sơ chế quả sấu
Sấu chọn mua những quả không quá già cũng không quá non, vỏ bên ngoài có chút sần sùi và kích thước đều nhau. Dùng dao gọt sạch vỏ bên ngoài và khía vài đường trên thịt sấu để khi ngâm đường nhanh thấm. Trong trường hợp sót những quá sấu non bạn có thể dùng dao khía 2 đường ở hai phần đầu sấu. Còn với những quả sấu già thì khía vòng tròn xung quanh quả sấu rồi tách 2/3 cùi, giữ lại 1/3 đế thịt vẫn dính vào hạt.
Sấu sau khi gọt vỏ, đem ngâm trong nước muối pha loãng cho sạch nhựa. Ảnh: Internet
Chuẩn bị một thau nước muối pha loãng, cho sấu vừa gọt vỏ vào ngâm khoảng 10 phút rồi vớt ra chần sơ với nước sôi từ 1 đến 2 phút. Tiếp tục vớt ra, xả lại bằng nước lạnh và để ráo.
Lưu ý: Khi ngâm sấu trong nước muối pha loãng bạn không nên ngâm quá lâu nhé. Điều này giúp tránh làm thịt sấu bị nhũn, mất đi độ giòn khi ngâm đường.
1.2.2. Hướng dẫn cách ngâm và làm nước sấu
Khi sấu đã ráo nước hẳn, cho một ít vào thau rưới thêm một lớp đường. Tiếp đó thêm một lớp sấu và một lớp đường. Làm tương tự đến khi hết số sấu và đường đã chuẩn bị xốc đều. Đậy kín nắp và để trong 1 ngày cho sấu ngấm đường.
Ngâm sấu với đường trong nhiều giờ cho đường tan hẳn. Ảnh: Internet
Qua 24 giờ đường sẽ tan hẳn và ngấm sâu vào thịt sấu. Lúc này bạn chắt lấy nước đường ngâm sấu vào nồi, thêm 1 củ gừng đập dập và bắc lên bếp đun sôi. Hỗn hợp sôi được 3 đến 5 phút thì tắt bếp. Đợi hỗn hợp đường gùng nguội hẳn thì cho vào bình thủy tinh cùng quả sẩu đã sơ chế. Đậy kín nắp và ngâm thêm 1 ngày nữa thì có thể lấy ra dùng.
Cho sấu vào bình ngâm, đậy kín nắp khoảng 1 đến 2 ngày là có thể dùng. Ảnh: Internet
Dùng muống sạch múc sấu ngâm đường ra ly, thêm ít đá viên vào, khuấy đều là có thể thưởng thức. Nước sấu chua chua ngọt ngọt, uống vào ngày hè giúp tinh thần vô cùng sảng khoái và tươi mới. Cái nắng nóng theo đó cũng tạm dịu hơn hẳn.
Sấu ngâm sau khi hoàn thành, bạn múc ra ly thêm vài viên đá lạnh là có thể thưởng thức. Ảnh: Internet
2. Cách làm nước sấu ngâm đường gừng bằng vôi trong
Nước sấu ngâm là thức uống đặc biệt thơm ngon. Vị chua chua ngọt ngọt của chúng khiến cái nóng oi bức của ngày hè dường như bớt đi phân nữa. Thực hiện sấu ngâm bằng nước vôi trong không khó, cách này còn giúp vị sấu giòn ngon hơn rất nhiều.
2.1. Nguyên liệu
500 gram sấu
500 gram đường vàng
1/4 củ gừng
5 gram vôi
1 bình thủy tinh có nắp đậy
2.2. Hướng dẫn cách làm nước sấu ngâm đường để uống liền bằng vôi trong
2.2.1. Hướng dẫn sơ chế sấu bằng nước vôi trong
Sấu mua về đem rửa sơ với nước cho sạch bụi rồi dùng dao cạo hết lớp vỏ xanh bên ngoài. Đem ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 7 đến 10 phút cho thịt sấu sẽ lại thì vớt ra, dùng dao khứa thành hình xoắn ốc. Hoặc không quá khéo tay, bạn có thể khứa 2 đến 3 đường thẳng trên quả. Cách này giúp sấu khi ngâm nhanh thấm đường hơn.
Ngâm sấu với nước vôi trong để món nước sấu ngâm đường làm ra được giòn hơn. Ảnh: Internet
Chuẩn bị một thau sạch, cho vào 1 lít nước thêm 5 gram vôi, khuấy đều và để yên khoảng 30 phút rồi chắt lấy phần nước trong. Tiếp theo, cho sấu đã gọt vỏ vào ngâm từ 1 đến 2 tiếng, sau đó vớt ra xả lại nhiều lần bằng nước lạnh để loại bỏ mùi vôi. Bắc nồi nước lên bếp, đun lửa lớn đến khi nước sôi thì cho sấu vào chần từ 2 đến 4 phút. Khi thấy sấu chuyển sang màu vàng thì vớt ra ngoài để ráo.
Video đang HOT
2.2.2. Cách ngâm sấu với đường gừng làm nước uống giải khát
Cho một ít sấu vào thau, rải thêm một lớp đường. Bạn thực hiện 1 lớp sấu 1 lớp đường đến khi hết số nguyên liệu đã chuẩn bị thì dừng lại. Đậy kín nắp khoảng 6 đến 8 tiếng cho đường tan hết thì chắt lấy phần nước đường cho vào nồi. Thêm một ít muối và đun sôi. Tiếp đó, cho vào 1/4 củ gừng đã cạo vỏ và đập dập, đun lửa vừa khoảng 2 phút nữa thì tắt bếp, để hỗn hợp nước đường nguội hẳn.
Nấu hỗn hợp đường gừng và cho sấu vào ngâm. Ảnh: Internet
Cho sấu vào bình thủy tinh, đổ hỗn hợp nước đường vào ngập quả sấu. Đậy kín nắp và đặt bình nơi thoáng mát khoảng 1 đến 2 ngày thì có thể lấy ra dùng.Sấu ngâm khi ăn bạn có thể cho vào ít đá viên hoặc đặt trong ngăn mát tủ lạnh chừng 20 đến 30 phút thì lấy ra thưởng thức. Sấu ngâm có thể bảo quản từ 1 đến 2 tháng, thời gian càng lâu sấu càng thấm đường sẽ ngon hơn.
Trời ngày hè nóng bức, một ly nước sấu ngâm sẽ giúp giải khát rất tốt. Ảnh: Internet
3. Cách chọn sấu ngon để làm thức uống ngâm đường
Sấu là loại quả thơm ngon đặc trưng ở miền Bắc, vào mùa hầu như gia đình nào cũng làm một hũ sấu ngâm để có cái ăn vặt và giải khát. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách chọn sấu sao cho khi ngâm được ngon và bảo quản lâu dài. Khi chọn sấu về ngâm, bạn nên chọn những quả tươi mới hái. Cách nhận biết loại quả này rất đơn giản. Những quả mới hái, phần cuống thường còn nguyên nhựa, có màu xanh tươi và không bị thâm.
Nếu mua những quả đã để lâu, sấu khi ngâm sẽ không được giòn ngon. Bên cạnh đó, sấu ngâm ngon nhất thường là loại sấu bánh tẻ không quá non cũng không quá già. Loại sấu này thường có thớ thịt dày, hạt nhỏ nên ngâm ăn rất ngon. Với loại quả này, nếu không ngâm làm nước uống, bạn có thể tận dụng để nấu một số món ăn ngon có vị chua kiểu người Bắc, như canh chua nấu sấu.
Sấu ngon và tươi mới thường còn nguyên nhựa ở cuống. Ảnh: Internet
Lưu ý: Không nên vì ngại mất thời gian mà lựa sấu cẩu thả, tuyệt đối không chọn những quả hư và dập nát. Như vậy rất dễ khiến cho hũ sấu ngâm nhanh hỏng. Trong quá trình sơ chế nguyên liệu làm sấu ngâm , nên gọt kĩ vỏ để không bị chát. Bảo quản hũ sấu nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
4. Những người không nên ăn quả sấu
Sấu là loại quả nhiệt đới, bên trong có chứa đến 86% là nước, 1% axit hữu cơ, 1,3 % ptotit, 8,2% gluxit, 100 mg% canxi, 3 mg% vitamin C cùng nhiều khoáng chất khác. Trong Đông y, quả sấu có vị chua chát, chút ngọt tình mát, giúp tiêu thực chỉ khát, trị ho, tiêu đơm hiệu quả. Ngoài ra, nước sấu còn giúp hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đạu họng, thai nghén, say rượu,…
Nước sấu tuy tốt nhưng không phù hợp với người thừa cân, trẻ em dưới 12 tháng tuổi và người mắc các bệnh về tim mạch. Ảnh: Internet
Mặc dù sấu có nhiều công dụng nhưng với người bị đau dạ dày, tá tràng thì không nên dùng loại quả này. Axit có trong quả sấu sẽ tiếp tục gây tổn thương đến dạ dày không khỏe của bạn. Ngoài ra, lượng đường cao trong nước sấu ngâm sẽ làm suy giảm các chức năng của tuy, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì và tim mạch. Vì thế người béo phì, thừa cân và mắc các bệnh về tim mạch không nên thường xuyên sử dụng loại nước này.
Nước sấu là một trong những món ngon ngày hè vừa ngon, vừa có tác dụng giải khát, giải nhiệt cực hiệu quả. Chúng không chỉ là món tráng miệng dễ làm , mà còn bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Cách làm nước sấu rất đơn giản, không mất quá nhiều thời gian, lại có thể bảo quản được lâu. Thế nên, vào mùa, bạn có thể làm một hũ để dành cho gia đình dùng dần nhé.
Cách làm trà đào sả rất thơm ngon và đơn giản tại nhà
Bạn có thể thấy, cách làm trà đào hiện nay được không ít người quan tâm. Trong đó, cách làm trà đào sả được xem như một trào lưu hay một khuynh hướng gây sự chú ý, cả trong giới pha chế thức uống giải khát, lẫn người thưởng thức.
Và nếu biết được cách làm trà đào sả và tự làm, hẳn bạn không còn tốn nhiều tiền cho thức uống này. Cũng như, bạn có thể luôn chủ động làm thức uống yêu thích ngay tại nhà, mà không phải ra quán chờ đợi.
Cách làm trà đào sả rất đơn giản, nguyên liệu cũng không khó tìm. Hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu và thử thực hiện công thức nước uống tuyệt vời này như dưới đây nhé.
Trà đào sả là một trong những loại thức uống được nhiều người yêu thích - Ảnh Internet
Nói về cách làm trà đào, có nhiều cách làm khác nhau, tạo nên sự đa dạng trong hương vị của thức uống, gần như chinh phục được mọi khẩu vị. Tuy nhiên, liên quan đến trà đào, nhất định phải nói đến trà đào sả và có 2 loại phổ biến nhất được đông người yêu chuộng thưởng thức hơn cả là trà đào cam sả, chà đào chanh sả. Sự góp phần của cam hoặc chanh quyện cùng mùi sả hương đào, khiến cho loại thức uống này có sức mê hoặc kỳ lạ.Cách làm trà đào sả đơn giản, vị ngon tạo thành phụ thuộc không chỉ cách pha chế, mà còn dựa vào cách chọn lựa nguyên liệu. Do đó, để làm trà đào sả ngon, trước hết chúng ta nên lưu ý kỹ về khâu chọn nguyên liệu.
1. Cách chọn nguyên liệu để làm trà đào sả
1.1 Với trà đào cam sả
Loại cam thích hợp nhất làm thức uống trà đào sả là cam vàng. Cam vàng tuy không mọng nước như cam sành nhưng màu sắc đẹp mắt và thơm hơn, vì thế, chúng ta nên lựa chọn loại cam này cho món trà đào cam sả nhé.
Cách chọn cam
Cam tươi là cam còn núm cuống, sờ vào núm cuống thấy chặt, bẻ bằng tay cũng không rụng được, lá cam còn tươi hoặc héo nhưng vẫn dính ở cuống cam, vỏ tươi, đít quả cam có màu vàng, sờ vào còn mới, khi bóp nhẹ vào vỏ quả cam thấy có dầu tiết ra ngoài. Đây là cam mới được lấy ra khỏi vườn nên còn tươi ngon và đảm bảo an toàn.
Nếu quả cam đã rụng cuống mà trông vẫn còn tươi ngon, bạn chú ý phần cuống đã bị rụng xuống có màu vàng tươi, màu quả cam cũng đã chín vàng thì đó là cam đã già và chín nên rụng cuống, chứ không phải cuống rụng do nguyên nhân khác.
Cam vàng tuy không nhiều nước nhưng có hương thơm dễ chịu và màu sắc bắt mắt - Ảnh Internet
1.2 Với trà đào chanh sả
So với cam, cách lựa chọn chanh để làm trà đào sả dễ dàng hơn. Lựa chọn chanh không quá kén về loại chủ yếu phải là chanh tươi, mọng nước.
1.3 Đào trong thức uống trà đào sả
Đa phần khi làm trà đào sả, hầu như người ta đều chọn đào hộp. Để có thức uống thật sự bảo đảm cả về vị ngon lẫn sức khỏe, chúng ta nên tự ngâm đào từ đào tươi mới. Hoặc trường hợp không tìm mua được đào tươi để tự ngâm, loại đào hộp chọn sử dụng phải là thương hiệu uy tín, để có loại đào ngâm chất lượng. Trường hợp bạn tự ngâm đào, có thể theo dõi tiếp cách ngâm đào như dưới đây.
2. Cách làm đào ngâm
Bước 1: Đào mua về cần rửa thật sạch, cách tốt nhất là rửa xong rồi ngâm vào nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó lấy ra rửa lại với nước sạch.
Bước 2: Sau khi rửa sau thì gọt bỏ vỏ đào, gọt đến đâu thì ngâm đào vào nước chanh pha loãng đến đấy để đào không bị thâm.
Bước 3: Tách đào thành miếng vừa ăn, loại bỏ hạt đào. Tách đến đâu cũng ngâm luôn vào nước đến đó.
Ngâm đào vào nước chanh pha loãng để tránh bị thâm - Ảnh Internet
Bước 4: Cho 1 đường : 2 nước vào chảo, đun nhỏ lửa đến khi nước đường hơi cô lại. Sau đó để nguội nước đường.
Bước 5: Để nước đường nguội khoảng 60 độ C là có thể đổ vào lọ. Nước đường nguội, bạn vớt đào ra và để ráo nước, cho đào vào lọ thủy tinh cùng với nước đường. Sau 2 ngày là có thể sử dụng đào tự ngâm này. Nếu muốn làm đào để lâu hơn thì các bạn cho cả lọ đào đậy kín nắp vào ngập trong nồi nước, rồi đun sôi 10 phút.
Sau 2 ngày là bạn có thể sử dụng đào ngâm - Ảnh Internet
3. Cách làm trà đào cam sả
3.1. Công thức số 1
Nguyên liệu
1 trái cam vàng
Đào ngâm
3 cây sả
60 ml trà Earl grey
10 ml nước cốt chanh
10 ml nước đường
20 ml syrup đào
Đá viênLy định lượng nguyên liệu, dao, thớt, nồi đun, bình lắc, ly thủy tinh, muỗng, ống hút.
Trà đào cam sả có nguyên liệu rất dễ tìm - Ảnh Internet
Cách pha chế
Bước 1: Cam vàng mua về bạn cắt đôi quả cam vắt lấy 20 ml nước cốt dùng cho pha chế, còn lại thì cắt múi cau để trang trí.
Trà túi lọc ngâm trong 1 ly nước nóng khoảng 3 phút.
Sả lặt bỏ phần lá héo, cắt gốc, đập dập rồi cho vào nồi nấu lấy nước, để lại 1 cây trang trí.
Sả đập dập rồi cho vào nồi đun lấy nước - Ảnh Internet
Bước 2: Chuẩn bị một chiếc bình lắc rồi cho: 60 ml trà Earl grey, nước sả, 20 ml nước cam, 10 ml nước đường, 10 ml nước cốt chanh, 20 ml syrup đào, đá viên, đậy nắp rồi lắc đều.
Bước 3: Rót trà đào cam sả ra ly, cho thêm vài miếng đào ngâm cùng lát cam vàng, cọng sả lên trên để trang trí.
Trà đào cam sả có vị ngọt dịu của cam hòa quyện cùng tinh dầu sả rất thơm ngon - Ảnh Internet
Vì sử dụng cam vàng nên thành phẩm không bị đắng, kết hợp cùng tinh dầu thong thoảng từ sả, hương vị hòa quyện với nhau khiến thức uống có độ hấp dẫn rất đặc biệt.
3.2. Công thức số 2
Nguyên liệu
1 trái cam vàng
Đào ngâm
2 gói trà túi lọc
3-4 cây sả tươi
40ml syrup đào
20ml syrup camLy định lượng nguyên liệu, dao, thớt, nồi đun, bình lắc, ly thủy tinh, muỗng, ống hút.
Cách pha chế
Bước 1: Cam vàng mua về bạn rửa sạch rồi cắt đôi quả cam, một nửa cắt múi cau, nửa còn lại vắt lấy nước cốt.
Sả cắt gốc, bỏ phần vỏ già héo bên ngoài và lá. Cắt sả làm 2 hoặc 3 phần theo chiều dọc rồi đập dập cho vào nồi đun lấy nước, để lại 1 cây trang trí.
Nước đun sôi đổ vào cốc rồi cho 2 túi trà vào ngâm trong khoảng 3 phút.
Cam 1 nửa cắt múi cau, 1 nửa lấy nước cốt - Ảnh Internet
Bước 2: Cho nước cốt sả, nước cốt cam, nước trà, đá viên vào bình lắc rồi lắc đều tay cho đến khi thân bình lạnh thì ngưng, việc lắc bình sẽ tạo nên một lớp bọt mỏng đẹp mắt. Sau đó cho thêm syrup đào và syrup cam vào ly trà cho vị đậm đà hơn.
Bước 3: Sau khi nếm vừa miệng, bạn cho thêm đào ngâm vào, cam cắt lát, 1 cây sả rồi thưởng thức.
Vậy là hoàn thành món trà đào cam sả thơm ngon, bạn có thể dùng một cọng sả thay thế cho đồ khuấy sẽ là điểm nhấn, khiến người thưởng thức thêm thích thú với món thức uống tuyệt vời này của bạn.
Vị sả thơm thoang thoảng cho món trà đào thêm hấp dẫn và đẹp mắt - Ảnh Internet
Ngoài trà đào cam sả, bạn có thể làm trà đào chanh sả để thỉnh thoảng đổi vị cho trà đào sả.
4. Cách làm trà đào chanh sả
Nguyên liệu
Công thức dưới đây cho 5 người uống ( khoảng 1 lít nước)
8 túi trà đào túi lọc
1 trái chanh xanh
Đào ngâm
10 cây sả
10 trái tắc
1,5 lít nước
0,5 kg đường phèn
Đá viênLy định lượng nguyên liệu, dao, thớt, nồi đun, bình lắc, ly thủy tinh, muỗng, ống hút
Cách pha chế
Bước 1: Sả lặt bỏ phần lá héo, cắt gốc, đập dập rồi cho vào nồi nấu lấy nước, để lại 5 nhánh trang trí. Phần trà, bạn ngâm trà túi lọc trong 1 ly nước nóng chứa 800ml nước.
Bước 2: Cho 700ml nước còn lại, sả và 0,5 kg đường phèn vào nồi, để lửa vừa, nấu cho đến khi tan đường thì hạ nhỏ lửa. Tiếp tục nấu liu riu cho đến khi nước đường hơi sánh lại giống syrup thì tắt bếp, sau đó vớt cọng sả ra
Cho sả vào nồi nấu cho đến khi tan đường thì tắt bếp - Ảnh Internet
Bước 3: Cho 800ml nước trà nước cốt của 10 trái tắc 1/3 syrup, chanh cắt khoanh vào bình trà đã pha, ngâm trong 10 phút. Sau đó cho đá viên vào bình lắc rồi lắc đều, lắc đến khi thân bình lạnh thì ngưng.
Rót trà đã pha vào ly, cho đào lên trên, thêm 1 khoanh chanh ở trên và cắm 1 nhánh sả nhỏ.
Tùy vào khẩu vị của bạn mà gia giảm syrup, nếu thích nhạt thì pha ít syrup, thích ngọt thì nhiều syrup. Điểm đặc biệt của trà đào chanh sả là có sự hiện diện của tắc nữa, giúp cân bằng lại vị thơm ngọt, làm cho thức uống có vị chua dịu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là khi vắt chanh, nên vắt chanh cẩn thận để nước uống không bị đắng.
Trà đào chanh sả có vị ngọt chua dịu - Ảnh Internet
5. Đôi điều thú vị liên quan đến trà đào sả
5.1 Nguồn gốc
Cho đến nay, nguồn gốc của thức uống trà đào sả vẫn còn đang ở tình trạng "lơ lửng" như quả bóng bay. Dù không có sự tranh cãi về nguồn gốc của loại thức uống cự kỳ hấp dẫn này, song việc khẳng định trà đào sả nguyên gốc thuộc về đâu thực sự vẫn là một câu hỏi khó trả lời hay khó xác định hoặc không có sự khẳng định.
Trước hết phần đông những người tìm hiểu nhiều về thức uống, hay đặc biệt liên quan đến sả và các món ăn thức uống có dùng sả, họ cho rằng trà đào sả là một biến thể của trà sả. Để thay đổi vị cho loại trà được xem là vị thuốc, thịnh hành từ xưa ở nhiều nước hay khu vực cố trồng sả, đào ngâm đã được thêm vào và vô tình ngày nay đã tạo nên một hiệu ứng về thức uống giải khát rất mạnh như thế.
Nguồn gốc của thức uống trà đào sả vẫn là một câu hỏi với người thưởng thức - Ảnh Internet
Nhiều người cho rằng, trà đào sả xuất xứ từ các nước Đông Nam Á, nhất là Thái Lan, do sả là một gia vị đặc trưng của khu vực này. Hay, Thái Lan là một trong những quốc gia Đông Nam Á có "thành tựu" về ẩm thực, đặc biệt là nước uống giải khát được pha chế khá đa dạng.
Cũng có những người cho rằng, trà đào sả xuất xứ từ Ấn Độ, vì vương quốc của gia vị này có thể cho ra đời bất cứ một thành phẩm nào liên quan đến các gia vị.
Tuy nhiên, không thể bỏ qua lập luận của một số người rằng, trà đào sả có thể có xuất xứ từ Sri Lanka cũng không biết chừng. Bởi Sri Lanka cũng là một trong những vùng đất của sả. Thêm vào đó điều kiện khí hậu, cùng văn hóa ẩm thực có thể là nguồn cơn cho món trà đào sả này xuất hiện.
5.2 Liên quan đến đào ngâm
Dù sả là gia vị phổ biến, nhưng đào thì không phải vậy, nên nó cũng khiến cho việc xuất hiện nhiều câu hỏi đầy băn khoăn, liên quan đến món đào ngâm nói riêng và nước trà đào sả nói riêng. Đào không phải nơi đâu cũng sẵn có, đó cũng là lý do, người pha chế phải sử dụng đào ngâm, đào hộp. Đào ngâm hay đào hộp cũng không khác quá nhiều so với nhiều loại trái cây ngâm hay đóng hộp khác. Điều đáng lưu ý là, nếu một loại hay một thương hiệu đào ngâm không chất lượng và lạm dụng phụ gia ha hóa chất để giữ độ ngon của đào, đến khi pha chế trà đào sả, có thể trở thành một thảm họa cho thức uống cho cả người pha chế, lẫn người thưởng thức.
5.3 Trà đào sả và sức khỏe
Như đề cập ở trên, việc cho rằng trà đào sả xuất phát từ một nền tảng cơ bản là trà sả, thì chính xác đây là một loại thức uống tốt cho sức khỏe. Bởi, từ xa xưa trà sả đã được đánh giá là loại thức uống kỳ diệu cho sức khỏe con người.
Trà sả là thức uống kỳ diệu cho sức khỏe con người - Ảnh Internet
Theo đó, cách làm trà đào nói chung, trà đào sả kết hợp cam và chanh dù là biến thể của trà sả đi chăng nữa, chắc chắn cũng đều mang lại giá trị nhất định cho sức khỏe, nhờ nhiều lợi ích mà sả, cam, chanh, đào chứa đựng. Một cách cụ thể hơn, người ta cho rằng, trà đào hay trà đào sả dù là trà đào cam sả hay chanh sả, đều rất tốt cho thận, gan, da, tuyến tụy, kháng viên, đau nhức xương, duy trì cholesterol, và nhiều lợi ích khác.
Cuối cùng, có thể nói rằng, cách làm trà đào - một thức uống đang rất "thịnh" bây giờ không còn là chuyện phức tạp. Bất cứ ai cũng có thể tự làm tại nhà qua những hướng dẫn và lưu ý khá chi tiết trên. Bảo đảm khi đã nắm được những điều cơ bản như thế, món trà của bạn sẽ thơm ngon như ngoài hàng quán. Ngoài ra khi tự làm tại nhà, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng thức uống, đủ độ an toàn và thực sự tốt cho sức khỏe. Chúc các bạn pha chế thức uống này dễ dàng thành công nhé!
Cách làm nước dừa trân châu sầu riêng dai ngon uống trà sữa Cách làm nước dừa trân châu nhân dừa, vị sầu riêng, lá dứa đa dạng đang là món ăn vặt cực "hot" hè này bởi hương vị thanh mát, lại cực kì dễ pha. Bí quyết của thức uống có khả năng đánh bại cái nóng mùa hè này là ở thành phần thạch trân châu. Theo đó, bạn tha hồ "mix" trân...