Cách làm nước mắm chua ngọt ăn bánh xèo chay, mặn đều ngon
Cách làm nước mắm chua ngọt ăn bánh xèo rất đa dạng, có hương vị đặc trưng riêng tùy theo văn hóa ẩm thực của từng vùng, miền.
Không chỉ thế, mỗi người, mỗi nhà cũng có sở thích ăn nước mắm chua ngọt khác nhau. Chính những khác biệt này tạo nên sự phong phú trong công thức pha nước chấm tưởng chừng như đơn giản mà lại có rất nhiều tỷ lệ pha chế khác nhau. Nếu chưa biết cách pha nước mắm chua ngọt sao cho vừa vị, chấm bánh xèo chay hay mặn đều ngon, thì hãy áp dụng một số công thức được webnauan.vn hướng dẫn dưới đây nhé.
1. Vài nét về món bánh xèo và hương vị nước mắm chấm 3 miền
1.1. Nguồn gốc tên gọi bánh xèo
Để làm nước mắm pha ăn với bánh xèo lên vị chua ngọt ngon đúng cách, bạn có thể áp dụng theo một số tỷ lệ đặc biệt. Những công thức này chỉ mang tính tương đối. Trong quá trình pha nước mắm, bạn có thể điều chỉnh và nêm nếm lại cho nước chấm hợp vị. Tên bánh có nguồn gốc từ công đoạn đổ bột vào chảo chiên, phát tiếng “xèo xèo” phát lên nên người ta lấy âm thanh này làm tên gọi cho món bánh bình dân của người Việt. Mỗi miền có công thức đổ bánh xèo riêng – khác về tỷ lệ pha bột, lẫn thành phần nhân. Nhưng về cơ bản, bánh xèo Việt Nam vẫn làm từ bột gạo pha với nước, trộn tinh bột nghệ để lên màu vàng đẹp. Nhân bánh thường gồm thịt heo, tôm luộc, giá đỗ,…
1.2. Cách làm nước mắm chua ngọt ăn bánh xèo theo khẩu vị 3 miền
Cách làm bánh xèo miền Tây hoặc bánh xèo đổ kiểu miền Nam nói chung thường có thêm vị nước cốt dừa beo béo, thơm ngọt. Hơn nữa, khổ bánh cũng rất lớn, thường bằng kích cỡ chảo. Trong khi đó, bánh xèo làm kiểu miền Trung thì không có bột nghệ, kích cỡ nhỏ hơn 1/2 – 1/3. Nhiều vùng còn dùng bột cà ri để tạo màu cho vỏ bánh xèo có màu sắc hấp dẫn hơn nữa.
Nước mắm ăn kèm bánh xèo của mỗi miền mang hương vị đặc trưng riêng. Ảnh: Internet
Về nước chấm ăn kèm bánh xèo, mỗi vùng cũng có hương vị riêng. Nước mắm pha kiểu miền Nam có vị ngọt và chua nhiều hơn, dùng để chấm bánh xèo, làm nước chấm gỏi cuốn hay thịt luộc cuốn bánh tráng,…rất đa dạng. Còn ở miền Trung và miền Bắc thì nước mắm có vị mặn nhiều hơn. Người Hàn Quốc cũng có món bánh xèo của riêng mình. Nhưng, bánh xèo kim chi Hàn Quốc thì không ăn kèm nước mắm chua ngọt như người Việt.
2. Cách làm nước mắm pha chua ngọt ăn bánh xèo chay, mặn đều ngon
2.1. Cách pha nước mắm chua ngọt ăn bánh xèo nhân mặn
2.1.1. Cách làm nước mắm chua ngọt pha soda ăn bánh xèo
Thêm ít nước soda giúp vị nước mắm được làm nổi bật, trở nên ngon và đậm đà hơn. Thành phần nguyên liệu gồm:
2 muỗng canh đường trắng
2 muỗng canh nước mắm loại ngon
1 muỗng canh nước cốt chanh (nhớ bỏ hột nhé)
4 muỗng canh nước ấm
1 thìa cà phê tỏi băm
1 thìa cà phê ớt xắt (hoặc điều chỉnh theo khẩu vị)
1/2 thìa cà phê nước soda
Phần nước chấm chua ngọt pha soda chấm bánh xèo độc đáo. Ảnh: Yummy
Cách pha: Trước hết, bạn cho đường, nước mắm, nước ấm, nước cốt chanh và nước soda vào chén nhỏ, dùng muỗng khuấy nhẹ cho tan đều. Cuối cùng mới cho tỏi và ớt xắt vào, điều chỉnh lại gia vị vừa ăn là hoàn tất.
2.1.2. Cách làm nước mắm chua ngọt truyền thống ăn bánh xèo ngon
Nếu không thích “phá cách” với soda, bạn có thể pha nước mắm chua ngọt kiểu truyền thống như sau:
Video đang HOT
3 – 4 muỗng canh nước ép chanh tươi bỏ hạt
3 – 4 muỗng canh đường trắng
1/4 chén nước mắm loại ngon
2 tép tỏi đập dập, băm nhỏ
2 trái ớt đỏ đập dập, băm nhỏ
Thưởng thức bánh xèo với vị nước mắm chua ngọt pha kiểu truyền thống. Ảnh: Borrowed Salt
Cách làm: Bạn cũng pha nước chanh với đường, nước mắm cho tan. Sau đó, thêm tỏi, ớt vào khuấy cùng, điều chỉnh lại gia vị theo sở thích. Bạn cũng có thể thêm ít nước ấm pha để vị nước mắm có vị loãng hơn một chút – tùy theo khẩu vị.
2.1.3. Cách làm nước mắm giấm chua ngọt chấm ăn với bánh xèo
Nhiều người thích ăn nước chấm có vị chua thanh hơn, do đó, họ bổ sung thêm giấm trắng. Các nguyên liệu bạn cần cho công thức nước chấm này như sau:
60 ml nước mắm loại ngon (1/4 cốc)
60 ml giấm trắng
55 gram đường trắng (1/4 cốc)
1 muỗng canh nước cốt chanh tươi không hột
1 trái ớt đỏ xắt nhỏ
1 tép tỏi băm nhỏ
2 muỗng canh nước ấm
Công thức nước mắm giấm chấm bánh xèo chỉ mất 5 phút thực hiện. Ảnh: Taste
Cách làm: Cho nước mắm, giấm, đường, nước chanh, nước ấm vào một chén nhỏ, đánh nhẹ cho tan đều. Cuối cùng, cho tỏi và ớt vào khuấy đều nữa là xong.
2.2. Cách làm nước mắm chấm chua ngọt ăn với bánh xèo chay
2.2.1. Cách pha nước tương chua ngọt chấm ăn bánh xèo chay
Nguyên liệu gồm:
1 tép tỏi lớn băm nhuyễn (hoặc giã cho nhuyễn)
2 muỗng canh giấm gạo (hoặc nước cốt chanh)
1 muỗng canh nước tương đậu nành (hoặc tương tamari)
1 muỗng canh đường trắng (hoặc loại siro thực vật bạn thích)
1 trái ớt cắt nhỏ
Nước tương giấm chua ngọt chấm ăn bánh xèo chay mới lạ. Ảnh: Lazycatkitchen
Cách làm: Bạn pha giấm, nước tương, đường với nhau trong chén nhỏ, khuấy nhẹ cho đường tan. Thêm tỏi, ớt băm vào chén nước chấm là xong.
2.2.2. Cách làm nước mắm chay chua ngọt chấm ăn bánh xèo
Thành phần nguyên liệu:
2 thìa cà phê nước mắm chay (10 ml)
2 thìa cà phê nước cốt chanh tươi (10 ml)
2 thìa cà phê đường trắng (hoặc siro thực vật)
2 muỗng canh nước lọc (30 ml)
Ít ớt tươi xắt nhỏ, hoặc ớt sa tế chay
Nước mắm chay chua ngọt ăn bánh xèo tạo nên mâm bánh màu sắc đẹp mắt. Ảnh: Full of Plants
Cách làm: Bạn khuấy tan đường trong nước lọc, nước chanh và nước mắm chay. Cuối cùng, cho ớt hoặc sa tế vào khuấy đều là hoàn tất.
2.3. Nước mắm chấm ăn bánh xèo để được bao lâu?
Dù pha ăn chay hay mặn, cách bảo quản nước mắm chua ngọt đều như nhau. Sau khi pha, bạn chỉ nên lấy từng ít một để ăn hết. Phần còn lại rót vào hũ kín nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Với bí quyết này, bạn có thể giữ nước mắm chua ngọt ăn nhiều lần bánh xèo trong tối đa 3 – 4 ngày.
Thế mới thấy, chỉ với một món ăn ngon thôi mà cách thưởng thức của mỗi nơi lại mang một màu sắc khác nhau. Sự khác biệt ấy chủ yếu nằm ở hương vị nước chấm.
Cách làm nước mắm chua ngọt ăn bánh xèo vừa đơn giản, vừa đa dạng với nhiều tỷ lệ pha chế khác nhau tùy theo khẩu vị mỗi người đã được hướng dẫn chi tiết trên đây. Chúc bạn thực hiện thành công để chiêu đãi cả nhà món ngon đặc sản của quê hương thêm đậm đà nhé.
Cách làm nước mắm ăn bún thịt nướng ngon hơn ngoài hàng
Cách làm nước mắm ăn bún thịt nướng tưởng khó nhưng dễ vô cùng. Chỉ với vài bước đơn giản, cộng sự khéo léo của bạn, nước mắm bạn làm thậm chí còn ngon hơn ngoài hàng.
Vậy cách làm cụ thể ra sao, mời bạn cùng xem ngay các bước sau đây nhé.
Bún thịt nướng được phổ biến khá rộng rãi cả 3 vùng miền Bắc, Trung, Nam ở nước ta. Người bắc thường gọi đây là bún chả, còn người Nam gọi là bún thịt nướng. Phần hương vị nước mắm sẽ quyết định rất nhiều đến hương vị của món ăn này. Do vậy, biết cách pha nước mắm ngon, bạn cầm chắc phần nhiều chinh phục người thưởng thức món bún thịt nướng do mình chế biến.
1. Nguyên liệu chuẩn bị
2 trái ớt
3 nhánh tỏi
2 quả chanh
100ml giấm trắng
100ml nước sôi để nguội
200ml nước mắm ngon
200g đu đủ xanh
1 củ cà rốt
Muối ăn, đường, bột canh
2. Cách làm nước mắm ăn bún thịt nướng
Bước 1: Đu đủ cắt bỏ hai đầu cho bớt nhựa, rửa sạch và gọt bỏ hết lớp vỏ ngoài, cắt đôi quả đu đủ ra loại bỏ hết phần ruột rồi đem rửa lại thêm một lần nữa. Cắt đu đủ thành 4 phần cho vào chậu nước muối pha loãng ngâm 15 phút. Cà rốt gọt bỏ hết lớp vỏ ngoài, rửa sạch để ráo nước.
Cà rốt gọt bỏ lớp vỏ ngoài. Ảnh: Internet
Bước 2: Tỏi lột lớp vỏ ngoài, rửa sạch, băm nhuyễn. Ớt rửa sạch, cắt bỏ cuống, băm nhỏ. Chanh cắt làm đôi, vắt lấy phần nước cốt, dùng muỗng vớt hết phần hạt ra ngoài.
Tỏi, ớt băm nhuyễn ra. Ảnh: Internet
Bước 3: Đem bào đu đủ, cà rốt cũng bào thành những sợi mỏng vừa ăn. Cho cà rốt, đu đủ vào một bát to thêm ít giấm bóp nhẹ tay để hỗn hợp ngấm đều giấm trước. Sau đó, đem rửa đu đủ, cà rốt với nước sôi để nguội, rồi cho vào bát khác.
Đu đủ, cà rốt đem bào sợi mỏng. Ảnh: Internet
Bước 4: Thêm chút đường, bột canh, ớt băm, nước cốt chanh vào trộn hỗn hợp đu đủ, cà rốt bào sợi. Nhớ trộn đều tay với nhau để hỗn hợp ngấm gia vị rồi để khoảng 15 phút mới lấy dưa góp ra ăn được nhé.
Cho đường, bột canh, ớt bột, nước cốt chanh vào hỗn hợp dưa góp trộn. Ảnh: Internet
Bước 5: Cho nước sôi để nguội nước mắm 3 thìa đường 6 thìa nước cốt chanh vào bát, khuấy đều tay cho đường tan hết. Cho tỏi ớt băm vào chén đánh đều thêm một lần để hỗn hợp tan đều với nhau.
Khi pha xong nước mắm cho tỏi ớt băm vào trộn đều. Ảnh: Internet
Bước 6: Cho chén nước mắm vừa pha chế được vào nồi, bắc lên bếp đun. Khi thấy nước mắm trong nồi hơi ấm bạn tắt bếp cho ra bát nhỏ. Cho dưa góp đã chuẩn vị vào chén nước mắm rồi chia nhỏ thành nhiều bát nhỏ.
Cho dưa góp vào chén nước mắm vừa pha. Ảnh: Internet
Bước 7: Khi đã chế biến xong nước mắm dùng bạn cho bún giá rau sống thịt nướng lạc vào tô. Thêm nước mắm vào trộn đều để hỗn hợp ngấm nước mắm là có thể thưởng thức ngay rồi.
Dọn tô bún thịt nướng ra để dùng kèm nước mắm. Ảnh: Internet
3. Lưu ý khi làm nước mắm ăn bún thịt nướng
Khi pha nước mắm , tùy độ mặn của nước mắm mà bạn có thể gia giảm nước, đường, nước cốt chanh cho phù hợp với khẩu vị gia đình bạn.Khi làm dưa góp nếu không muốn bào thành những sợi mỏng bạn có thể thái thành từng lát mỏng vừa ăn.
Có thể thái đu đủ cà rốt thành những lát mỏng và khi làm dưa góp nếu dùng không hết bạn có thể bảo quản lạnh để ăn dần. Ảnh: Internet
Nếu phần dưa góp làm quá nhiều không ăn hết bạn có thể cho vào tủ lạnh để bảo quản ăn dần.Để phần tỏi và ớt nổi trong bát nước mắm trông cho đẹp mắt, bạn thái và băm nhuyễn, không giã dập trước khi băm.
Hy vọng với cách làm nước mắm ăn bún thịt nướng rất chi tiết trên đây, sẽ giúp bạn có thể dễ dàng vào bếp chế biến một chén nước mắm xuất sắc ngon hơn ngoài hàng. Và với cách làm này, chỉ qua 1-2 lần thực hiện, nhới tỉ lệ, thao tác của bạn sẽ rất nhanh, việc chế biến chén nước mắm ngon cho món bún thịt nướng hay bún chả khi đó sẽ chỉ khiến bạn mất vài phút.
3 cách làm nước nộm đu đủ ngon: tỷ lệ pha chua ngọt đúng chuẩn Cách làm nước nộm đu đủ ngon giúp món ăn có vị chua ngọt vừa phải, đậm đà vừa miệng. Nộm (còn gọi là món gỏi) được dùng nhiều trong các bữa tiệc, liên hoan... đi kèm với món khai vị. Ngoài ra, đây cũng là món ăn vặt yêu thích của giới trẻ Sài Gòn được bày bán phổ biến khắp nơi...