Cách làm mứt dừa non ngon nhất, mới nhất đãi khách Tết Tân Sửu 2021
Công thức làm mứt dừa là thứ chị em truyền tay nhau mỗi dịp giáp Tết, nhưng không phải công thức nào chị em áp dụng cũng thành công. Cùng tìm hiểu cách làm mứt dừa bất bại đơn giản dưới đây nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món mứt dừa non
Cách làm mứt dừa non thơm ngon bất bại
Đường trắng
Sữa đặc không đường và 1 hộp vani thơm
Rau củ quả làm màu cho mứt dừa
Công thức làm mứt dừa là 1kg cùi dừa tương ứng với 5 lạng đường trắng. Sữa và vani thì tùy theo sở thích của các bạn. 2 nguyên liệu này giúp tăng độ thơm và ngậy của dừa. Rau củ quả để tạo màu tự nhiên cho dừa.
Cách làm mứt dừa non bất bại
Bước 1: Thái dừa
Dừa non mua về gọt sạch phần vỏ nâu. Thái dừa thành những sợi mỏng vừa, không được mỏng quá vì trong quá trình làm sợi dừa non sẽ se lại nhỏ nữa nên thái mỏng quá sợi mứt dừa teo nhỏ, nên thái dày một chút.
Bước 2: Chần dừa
Sau đó, đem chần cùi dừa non trong nồi nước sôi có chút muối từ 1-3 phút rồi vớt ra ngay để ráo. Dừa non nhiều dầu hơn vì thế nên chần.
Bước 3: Ướp dừa
Tỉ lệ đường với dừa: Đong tỉ lệ 1kg dừa non với 0.5 – 0.6kg đường. Lượng đường cho dừa non nhiều hơn dừa già.
Thời gian ướp: Đổ đường vào mứt dừa, để sợi dừa trong nên ướp trong vòng 4 giờ nhưng nếu không có thời gian thì ướp trong vòng nửa tiếng hoặc 2 giờ đều được.
Loại dừa non trong cùi có chứa nhiều nước hơn cùi dừa già nên ngâm đường lâu chút để cho nước trong cùi tiết ra nhiều hơn để khi sên mứt sẽ khô ráo hơn và bảo quản lâu hơn.
Lưu ý: Vắt thêm chút chanh (chỉ một ít) ướp cùng dừa mục đích để khi sên mứt sẽ làm cho đường dẻo và không bị lại đường.
Bước 4: Tạo màu tự nhiên từ rau củ quả
Video đang HOT
Tạo màu tự nhiên cho mứt dừa không khó. Ví dụ màu tím được làm từ lá cẩm tím.
Bạn chỉ việc đun lá cẩm tím lên sẽ được phần nước màu tím, để nguội rồi đổ vào phần dừa vừa ướp xong. (Thời gian ướp dừa với đường tuỳ vào mỗi giai đoạn: Chuẩn nhất là 4 giờ. Ngoài ra nếu không có thời gian bạn có thể ướp từ nửa tiếng đến 2 giờ).
Sau khi đổ phần nước màu tím được lấy từ lá cẩm tím thì chúng ta ướp thêm khoảng 2 giờ nữa hoặc làm ngay cũng được. Bạn để lại chút nước màu để khi sên, cho thêm vào mứt cho màu tươi đẹp hơn. Khi thêm màu nước bạn nhớ cho thêm đường, ít đường mứt không kết tinh được.
Với các màu khác cũng làm như vậy: Màu cam ta xay nước cốt cà rốt, màu đỏ từ gấc hoặc lá cẩm đỏ, màu xanh của lá dứa hoặc cà phê, màu hồng từ củ dền, vàng của hạt dành dành, màu cà phê…
Bước 5: Sên mứt
Đổ hết dừa và phần nước ngâm vào một cái chảo có đế dày để nhỏ lửa, khi dừa sôi lăn tăn thì đảo đều, cứ 5 phút đảo một lần. Không nên đảo liên tục sẽ bị lại đường.
Khi dừa bắt đầu nặng tay bạn cho nhỏ lửa hơn chút nữa và đảo liên tục. Lúc này bạn chỉ quên một chút là cháy ngay. Thấy đường kết tinh màu trắng bám quanh mứt dừa là được. Kể cả khi bắc xuống bếp vẫn phải đảo liên tục cho nguội bớt. Đổ mứt ra một khay lớn, hong trước quạt cho mứt khô hơn
Lợi ích sức khỏe của dừa
Dừa không chỉ là một nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời mà còn là nguồn cung cấp vitamin B6, sắt và khoáng chất như magie, kẽm, đồng, mangan, selen và chất béo bão hòa. Bên cạnh đó, nước dừa cung cấp một nguồn kali, một khoáng chất giúp cân bằng nồng độ natri trong cơ thể và điều hòa huyết áp.
Tuy dừa có nhiều lợi ích kể trên nhưng bạn không nên ăn mứt dừa nhiều vì dễ làm tăng đường huyết, tăng cân gây béo phì. Do đó, người bệnh đái tháo đường, thừa cân, béo phì, phụ nữ mang thai trong giai đoạn tăng cân nhanh nên tránh ăn mứt dừa.
Với cách làm mứt dừa non đơn giản trên hy vọng bạn sẽ trổ tài thành công!
Cách làm mứt dừa non ngũ sắc ngon bất bại, sên mẻ nào kết tinh mẻ đó
Mứt dừa non dẻo thơm, ngọt ngào, lại có nhiều màu đẹp mắt thế này chắc chắn ai cũng thích.
Mứt dừa là một trong những món mứt truyền thống không thể thiếu ngày Tết. Trước đây, mứt dừa đơn giản được dùng từ cùi dừa già, hơi khô thì nhiều năm nay, cùi dừa non cũng được sử dụng để làm mứt. Mứt dừa non vừa mềm, dẻo, thơm, ngọt béo đem lại cảm giác thú vị riêng cho người thưởng thức. Không chỉ thế, mứt dừa còn được thay đổi thêm màu sắc, hình dáng để tăng sức hấp dẫn. Chẳng hạn như mứt dừa non hình hạt lựu, mứt dừa hình hoa cúc...
Nếu bạn có đam mê và thích làm mứt dừa non cho ngày Tết, hãy tham khảo công thức dưới đây của chị Hà Huyền Trang (Hà Nội) nhé, đảm bảo ai ăn cũng phải mê mẩn mãi không thôi.
Chị Hà Huyền Trang
Nguyên liệu:
- Cùi dừa non: 1kg
- Đường: 500gr
- Màu vàng: Hạt dành dành
- Tím: Bột khoai môn
- Xanh lá: Matcha (bột trà xanh)
- Xanh nước biển: Hoa đậu biếc
- Đỏ: Bột gạo đỏ
- Vani
Cùi dừa non làm mứt
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế và thái cùi dừa
Mứt dừa non có nhiều cách thái. Bạn có thể thái sợi to, dày và dài hoặc thái hạt lựu hay thái miếng để xếp thành bông hoa cúc tùy ý.
- Nếu thái sợ, thì bạn có thể đo miếng dừa dài cỡ 1 ngón tay, độ dày thì có thể bằng chiếc đũa ăn cơm để cảm nhận được đổ dẻo của dừa non, rất ngon.
- Nếu thái hạt lựu, bạn xắt miếng cùi dừa thành các miếng vuông cỡ 2 x 2cm.
- Còn nếu thích làm mứt dừa thành hình hoa cúc, thì hãy thái miếng cùi dừa thành hình chữ nhật, cỡ 6 x 4cm. Sau đó, từ miếng mứt dừa này, chẻ thành các miếng đều nhau, không quá dày cũng không quá mỏng. Nhớ chừa lại khoảng 0,5cm để chúng không đứt rời hoàn toàn ra khỏi miếng dừa.
Bước 2: Rửa và chần cùi dừa
- Sau khi thái xong, đem các loại cùi dừa rửa sạch 2-3 lần với nước để loại bỏ bớt phần dầu dừa.
- Đun sôi 1 nồi nước, cho dừa vào chần nhanh trong khoảng 2-3 phút. Sau đó đổ ra rổ, để ráo nước.
Bước 3: Ngâm đường
- Đổ đường vào ngâm cùng dừa khi đường tan hẳn, bạn có thể để qua đêm đều được. Điều đặc biệt bạn cần nhớ tỉ lệ đường với cùi dừa. Với mỗi 1kg cùi dừa nên sử dụng từ 400g - 500g đường thì đường mới kết tinh được. Nếu ít đường quá mứt khó kết tinh, nếu nhiều đường mứt sẽ quá ngọt và bị cứng.
Lưu ý: khi ngâm bạn có thể chia dừa thành các phần bằng nhau để riêng, lúc sau thêm màu vào cho dễ.
Bước 4: Pha các màu
Pha các màu ra bát nhỏ:
- Màu vàng hạt dành dành: Cho hạt dành dành vào bát nước ấm, đợi 5-10 phút sẽ ra được màu vàng đậm. Lọc hạt chỉ lấy nước màu.
- Màu xanh cô ban: Cho hoa đậu biếc vào bát nước ấm, cũng để 5-10 phút cho được màu xanh đậm. Lọc hoa lấy nước.
- Màu tím: Là bột khoai môn nguyên chất nên phải cho nhiều nước hơn vì nó rất đặc. Cho bằng nước lọc thường nhé.
- Màu xanh lá: Pha bột trà xanh với bát nước lọc để ra màu xanh.
- Màu đỏ: Pha chút bột gạo đỏ với bát nước lọc.
Sau khi pha xong màu, đổ các phần màu riêng này vào các phần dừa đang ngâm đường để chúng ngấm màu và cũng ngâm qua đêm cùng với đường luôn.
Bước 5: Sên mứt dừa
- Cho cùi dừa đã ngâm với đường đã ngâm nước màu vào chảo chống dính để sên. Lưu ý, sên mỗi loại màu mứt dừa riêng để không bị lẫn màu và vị.
- Đun sôi ở mức lửa vừa phải. Khi gần cạn nước, hạ nhiệt xuống mức nhỏ nhất. Không được để lửa to sẽ dễ cháy mứt.
- Đảo đều tay liên tục cho đến khi bạn cảm thấy nặng tay, đường sệt lại, có dấu hiệu kết tinh và bám trắng ở thành chảo và đáy chảo thì lập tức tắt bếp. Lúc này bạn có thể thêm vài giọt vani vào cho thơm. Do chảo vẫn còn đang rất nóng nên phải tiếp tục đảo để mứt dừa kết tinh hoàn toàn.
Nếu bạn đợi mứt kết tinh hoàn toàn rồi mới tắt bếp thì trong khi chảo vẫn còn đang nóng, mứt dừa rất dễ bị cháy.
- Khi mứt dừa kết tinh hoàn toàn, lúc này mứt dừa hoàn toàn khô ráo.
- Nếu nhà có lò nướng, bạn cho mứt dừa dàn mỏng, xếp vào lò nướng, để nhiệt độ ở 100 độ C, mở cửa lò, sấy trong 30 phút. Trong lúc đợi sấy một mẻ thì bạn có thể tiếp tục sên mứt dừa mẻ khác. Múc đích của việc sấy này làm mứt dừa khô hoàn toàn, tránh bị chảy nước về sau và mứt có thể để được lâu.
Lưu ý: Riêng mứt dừa hoa cúc, sau khi sên xong, mứt vẫn còn đang nóng, dùng tay uốn cong các miếng dừa đã chẻ, cài vào khe giữa của 2 cánh là tạo ra một cánh hoa. Làm tương tự đến hết. Phải làm lúc nóng thì mứt dẻo mới dễ uốn, đợi khô mới uốn cánh hoa rất dễ bị gẫy.
Nếu nhà không có lò nướng, sau khi sên xong, bạn có thể rải mứt dừa ra tờ báo rồi bật quạt, quạt khoảng 30 phút đến 1 tiếng để mứt dừa nguội và khô, tránh bị chảy nước về sau nhé.
Khi mứt dừa đã được sấy khô, cho vào túi nilon buộc kín hoặc lọ thủy tinh đậy kín để ăn dần nhé! Sắp đến Tết bạn có thể chuẩn bị làm mứt dừa từ bây giờ để dành đãi khách. Mứt dừa non dẻo thơm, ngọt ngào, lại có nhiều màu đẹp mắt thế này chắc chắn ai cũng thích.
Chúc các bạn thành công!
Mách bạn công thức làm muối tôm không màu thực phẩm Muối tôm là thứ gia vị không thể thiếu khi thưởng thức những loại quả chua như: cóc, xoài xanh... Chỉ với vài nguyên liệu đơn giản, bạn có thể tự tay làm muối tôm tại nhà vừa đảm bảo vệ sinh lại thơm ngon chất lượng lắm nhé! Nguyên liệu: - 500g tôm nõn khô - 500g muối hột - 1 củ...