Cách làm mực hấp gừng ngọt thơm như ngoài hàng
Cách làm mực hấp gừng là một lựa chọn tuyệt vời Đây cũng là một gợi ý khá lý tưởng khi bỗng cả nhà muốn dùng hải sản mà lại không biết nấu món gì ngon hay không có nhiều thời gian để chuẩn bị.
Vậy để hấp món mực sao cho ngon, mời bạn cùng Chuyên mục Món Ngon của Yeutre.vn tìm hiểu thử bí quyết làm vừa ngon vừa nhanh nhé.
Mực hấp là một món ngon dễ làm, dễ chinh phục người thưởng thức. Ảnh Internet
1. Nguyên liệu để làm mực hấp gừng
Dưới đây là nguyên liệu chuẩn bị cho 2 người ăn, bạn có thể gia giảm nguyên liệu tùy vào số lượng thành viên trong gia đình.
500 gram mực tươi (mực lá hoặc mực ống)
1 củ gừng tươi
3 cây hành lá
2 trái ớt hiểm
1 trái chanh
Các gia vị thông dụng: Hạt nêm, muối, đường, nước mắm
Chọn mực ống vẫn còn tươi, bóng bẩy. Ảnh: Internet
Video đang HOT
2. Cách làm mực hấp gừng ấm bụng ngày mưa
2.1. Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Mực mua về rửa sạch qua một lượt, sau đó tỉ mỉ lấy hết lớp màng, túi mực màu đen cùng tuyến tiêu hóa dính với đầu mực, nhớ rút cả ống nhựa màu trắng dọc theo thân mực nữa. Nếu nhà có sẵn có thể trộn với gừng đập dập để khử mùi tanh của mực. Sau đó, rửa lại thêm nhiều lần nước cho sạch hẳn, để ráo.
Khứa vài đường trên thân mực để thấm gia vị và mau chín. Ảnh: Internet
Với những con mực lá to, cắt thành từng khoanh dài tầm 3cm, sau đó dùng dao để khứa vài đường trên thân mực. Đây là một bí quyết để hấp mực ngon, vừa giúp mực thấm đều gia vị vừa làm cho món mực của chúng ta trông hấp dẫn và đẹp mắt hơn.Gừng đem cạo vỏ, thái sợi nhỏ. Hành lá đem cắt bỏ rễ, bỏ lá úa, rửa sạch rồi cắt khúc dài tầm 3-4 cm. Chanh tươi rửa sơ, vắt lấy nước cốt. Ớt rửa sạch, bỏ hạt 1 quả băm nhỏ, 1 quả thái sợi. Tỏi đem bóc vỏ, giã nhỏ.
Gừng đem một nửa thái sợi, một nửa giã nhỏ. Ảnh: Internet
2.2. Bước 2: Hấp mực với các nguyên liệu
Xếp mực đã sơ chế sạch vào đĩa sứ hoặc xửng hấp chuyên dụng, nêm nếm cùng với 1/2 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê muối rồi đảo đều lên cho các gia vị ngấm đều vào mực. Bạn có thể để tầm 5 phút rồi mới bắt đầu bỏ lên hấp.
Khi mực đã thấm, rắc gừng, hành lá cùng với ớt sợi đã thái sợi vào. Nhớ dàn trải đều lên khắp đĩa để mực có hương vị hấp dẫn và đẹp mắt hơn.Cho đĩa mực vào nồi để hấp cách thủy. Để mực có độ giòn, ngọt vừa chuẩn thì chúng ta chỉ cần hấp trong khoảng 10-12 phút là được. Nếu hấp quá lâu, mực sẽ bị nát và dai, không còn độ giòn ngon như ý muốn.
Cho mực vào xửng hấp cùng gừng, ớt và hành lá. Ảnh: Internet
Lưu ý: Tùy theo khẩu vị của gia đình mà bạn có thể không cần nêm nếm thêm bất cứ gia vị nào. Mực khi hấp nguyên con nên vẫn giữ nguyên hương vị tươi ngon đặc trưng của mực. Tóm lại bạn có thể cân nhắc theo sở thích mà biến tấu món ăn theo cách riêng.
2.3. Bước 3: Pha nước mắm gừng ăn cùng mực
Trong thời gian đợi mực chín, chúng ta tranh thủ làm mắm gừng để ăn kèm. Đối với cách làm mực hấp gừng thì phần nước chấm cũng cực kỳ quan trọng, chiếm đến 50% độ ngon của món ăn. Để tăng hương vị giòn ngọt, tươi rói của mực hấp gừng, bạn nên chuẩn bị sẵn một chén mắm gừng. Mùi vị cay cay, mặn thơm của mắm gừng sẽ càng làm cho món mực trở nên ngon gấp bội phần.
Nước mắm gừng ngon sẽ tăng mùi vị cho món mực hấp. Ảnh: Internet
Để tạo ra chén mắm gừng ngon khá đơn giản, nguyên liệu cần có là mắm, gừng, tỏi, ớt và bột ngọt. Bạn thực hiện pha chế theo công thức như sau: 1/3 chén mắm nhĩ, 1 thìa ớt băm, 1 thìa tỏi băm, 1 củ gừng giã nhuyễn, 1 thìa đường, 1/2 bột ngọt, 1/2 thìa nước cốt chanh.Dùng thìa để khuấy đều cho tan ra hết vậy là ta đã có được chén mắm gừng đúng điệu để chấm mực rồi. Bạn có thể nhấm thử xem mặn nhạt thế nào để điều chỉnh lại cho hợp khẩu vị hơn
2.4. Bước 4: Xếp mực lên đĩa
Khi món nước chấm đã chuẩn bị xong cũng là lúc mà mực đã được hấp vừa chín tới. Lấy đĩa mực ra, chắt bớt phần nước để mực trông khô ráo hơn. Đặt bên cạnh đó là chén mắm gừng cùng với đĩa rau thơm đủ loại. Lúc này, mùi vị thơm lừng của mực kết hợp cùng vị nồng của ớt, gừng bay thoang thoảng chỉ muốn thưởng thức ngay cho bõ. Đặc biệt, đối với món mực hấp gừng này phải ăn ngay khi nóng thì mới ngon.
Xếp mực hấp lên đĩa cho đẹp mắt. Ảnh: Internet
3. Yêu cầu thành phẩm cho món mực hấp gừng
Món mực hấp không chỉ yêu cầu tươi ngon, giòn ngọt mà cách bài trí cũng phải trông hấp dẫn, bắt mắt nữa. Thịt mực thấm đều gia vị, vừa giòn vừa tươi, chấm với nước mắm gừng cay cay, mặn mặn ăn cùng rau thơm thì lại càng kích thích vị giác hơn nữa.
4. Bí quyết cách làm mực hấp gừng ngon, không bị tanh
Tuy là món ăn dễ thực hiện nhất trong số món từ mực nhưng gì thì gì vẫn cần phải có bí quyết thì món ăn mới đảm bảo ngon như ngoài hàng.
Khi mua mực, bạn nên chọn loại mực lá còn tươi, con to, còn nguyên vẹn. Nếu là mực trứng thì nên chọn loại có kích cỡ vừa, dày thịt và đặc biệt phải tươi. Như vậy mực trứng hấp mới không có mùi khó chịu. Đặc biệt, mực phải có phần đầu dính chặt với thân mực mới là tươi, nếu thấy đứt rời nghĩa là mực đã lâu, không còn tươi.
Mực càng tươi sẽ có màu trắng trong, bóng bẩy. Ảnh: Internet
Trong quá trình hấp mực, bạn nên canh thời gian cho chuẩn đảm bảo khi mực vừa chín thì gắp ra ngay. Nếu để quá lâu, mực sẽ bị chín kỹ khi ăn không còn vị ngọt và độ giòn dai.Để giữ trọn hương vị đặc trưng của mực hấp, bạn chú ý khi pha nước chấm không nên cho quá nhiều gia vị. Hơn nữa, nên chọn củ gừng còn tươi, khi ấn vào còn nước thì nước mắm gừng mới thơm ngon đúng điệu.
Mực hấp là một món hải sản tươi ngon, tốt cho sức khỏe lại không chứa dầu mỡ. Đặc tính của mực là có tính ôn, không quá nóng mà cũng không quá mát, ai cũng có thể ăn mà không cần kiêng cữ gì. Do đó chúng ta có thể thường xuyên dùng. Ngoài cách làm mực hấp gừng siêu đơn giản, bạn cũng có thể học cách làm mực xào dứa hay gỏi xoài mực để chống ngán cho cả gia đình.
Trưa nay ăn gì: Cuối tuần thưởng thức lẩu mực trứng béo bùi
Trong ẩm thực các món lẩu Việt Nam, hải sản mực không quá phổ biến, thế nhưng, chỉ khi thưởng thức qua rồi, thực khách sẽ còn mãi cảm giác lưu luyến, nhất là phiên bản mực trứng thơm lừng vị biển cả.
Thông thường, mỗi khi nhắc đến lẩu, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến thịt bò, thịt gà hay các loại cá tươi ngon. Vậy mà dưới sự chế biến tài tình từ đầu bếp ở các hàng quán mà món lẩu mực lại trở nên nổi bật. Chỉ tính riêng lẩu mực không thôi đã có một số phiên bản nước dùng và cả loại mực ứng dụng. Đó có thể là vị nước dùng chua cay kiểu Thái hay nước dùng vị lên men từ đậu hũ thành chao.
Về mực chọn nấu lẩu, phổ biến nhất vẫn là mực ống và mực trứng. Hôm nay, Trưa nay ăn gì xin gợi ý mực trứng cho món lẩu mực đậm đà vị biển, nhất là hương vị béo bùi từ trứng mực. Hiện giá mực trứng dao động trong khoảng 150.000 - 200.000 đồng/kg tùy kích cỡ. Do mực trứng rất mềm, nếu không khéo léo sơ chế thì dễ làm bể túi mực, khiến thịt bị xỉn màu, đắng mà trứng cũng dễ tuột ra ngoài. Cách đơn giản nhất là dùng tay tách nhẹ phần màng râu trước, sau đó, hãy kéo thật chậm râu trứng mực ra từ từ.
Đến nước dùng nấu lẩu, nếu như mọi người đã quá quen thuộc vị ngọt khi hầm xương heo thì có thể đổi mới hơn khi kết hợp xương gà với ít nấm rơm (lưu ý, thường xuyên vớt bọt khi nấu). Trong các vị nước dùng, xương gà được đánh giá cao bởi ở cả giá bán phải chăng và nước ngọt thanh hơn xương heo. Thế nên, khi nhắc đến phở gà, thực khách thường nghĩ ngay đến vị thanh tao của nước dùng hầm từ xương hoặc gà nguyên con.
Một số món ăn chế biến từ mực trứng: mực chiên nước mắm, mực nướng, mực rim me, mực hấp gừng, mực xào dứa, mực chiên giòn, nấu canh chua...
Rau ăn kèm cho món lẩu này cũng không quá kén chọn, mà dựa vào sở thích của thực khách. Phổ biến có thể kể đến là rau muống, cải xanh, xà lách xoong, cải cúc... đem rửa sạch, ngâm sơ qua nước muối để loại bỏ chất dơ cũng như giữ lại dinh dưỡng của rau. Thưởng thức đến đâu, chỉ việc nhúng đến đó để bảo đảm độ giòn, sần sật.
Nếu như mọi thứ đã quá "hoàn hảo" và sẵn sàng cho bữa trưa thú vị, thì nước chấm chính là sợi dây kết nối các hương vị của món lẩu lại với nhau. Do nước dùng thanh ngọt nên nước chấm sẽ làm theo dạng chua ngọt, kích thích vị giác hơn khi thưởng thức. Phổ biến nhất là một số loại nước chấm như muối ớt xanh, mù tạt, tương ớt và chanh hay đơn giản là nước tương, thêm vài lát ớt xắt.
Món sợi dùng kèm cho món lẩu này được nhiều người ưa chuộng là bún tươi, mì gói hoặc cơm trắng để no bụng. Tuy nhiên, mì gói khi trụng không nên để quá lẩu trong nước lẩu bởi dễ làm cho nước bị mặn hơn.
Giờ trưa cuối tuần đã gần đến, xin mời mọi người cùng chọn món lẩu mực trứng thơm bùi vị biển cả để chiêu đãi người thân, gia đình. Qua đó, bữa cơm cũng thêm phần ấm cúng và gần gũi hơn.
Vợ đảm Hà Nội chia sẻ cách làm loạt món hấp vừa hấp dẫn lại vừa tốt cho sức khỏe Những món hấp luôn giữ được tối đa giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, giữ được độ ngọt và hương vị tự nhiên của thực phẩm. Dù bận rộn với công việc nhưng Bùi Thị Hoà (1992, hiện làm việc và sinh sống tại Hà Nội) thường xuyên vào bếp thực hiện các món ăn ngon cho gia đình. Mới đây, cô...