Cách làm món súp hột lựu chay ngon lành
Công thức nấu món súp hột lựu màu sắc đẹp mắt, hấp dẫn, vị ngọt thanh, đậm đà, rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe
Nguyên liệu để chế biến món súp hột lựu chay
Đậu hũ trắng: 100g
Bắp hạt: 70g
Cà rốt: 50g
Hành tây: 20g
Đậu ve nhật: 50g
Củ năng: 50g
Nấm rơm: 50g
Video đang HOT
Su su: 50g
Tàu hũ ki: 50g
Bột năng: 300g
Hành tây: 50g
Dừa xiêm: 0,5L
Nước dùng chay: 1L 1M hành boaro phi 1 củ cải trắng, 1 khúc mía 1 trái bắp mĩ, 1 cây cần tây Muối, tiêu
Dầu mè, ngò rí Bột ngọt AJI-NO-MOTO
Cách làm món súp hột lựu chay ngon
Sơ chế
Nấm rơm ngâm nước muối, rửa sạch, cắt hạt lựu. Cà rốt, hành tây, củ năng, su su gọt vỏ, cắt hạt lựu. Đậu que tước chỉ sơ, cắt hạt lựu. Củ cải trắng, mía, bắp mĩ. tách hạt, cùi bỏ vào nấu nước dùng. Cần tây lấy phần cọng, cắt khúc.
Đun sôi 1,5 lít nước, cho các loại rau củ vào chần sơ, vớt ra ngâm vào nước lạnh, để ráo, ướp với 1m muối, 1/2m tiêu và 1m bột ngọt AJI-NO-MOTO, để thấm rồi áo qua 1 lớp bột năng khô, áo 3 lần để hạt lựu giòn.
Đậu hũ trắng cắt hạt lựu, ướp với 1 ít muối, tiêu và bột ngọt AJI-NO-MOTO. Tàu hũ ki chiên giòn, bóp vụn. Ngò rí rửa sạch, cắt nhỏ. Hòa tan 1M bột năng với 2M nước.
Thực hiện
Cho củ cải, mía, bắp mĩ và cần tây vào nồi nước đã chần rau củ, nấu nhỏ lửa khoảng 15 phút cho ra nước ngọt, lọc lại. Đun sôi nước dùng, đổ thêm 0,5L nước dừa, cho các loại rau củ và đậu hũ vào, thêm 2,5m muối và 1m bột ngọt AJI-NO-MOTO, giảm lửa, cho nước bột năng vào từ từ để tạo nên độ sánh.
Cách dùng
Múc súp ra chén, rắc tiêu, ngò rí, hành boaro phi, dầu mè và tàu hũ ki lên, dùng nóng.
Mẹo làm món súp hột lựu chay ngon
Muốn hạt lựu giòn, phải áo bột năng dày 2-3 lớp.
Trưa nay ăn gì: Hấp dẫn vị cay nồng gà Kungfu Trung Hoa
Có nguồn gốc từ ẩm thực Trung Hoa thời xưa, gà Cung Bảo (Kung Pao) hiện là một trong những món ăn được yêu thích nhất tại các nhà hàng ẩm thực Hoa nơi đất Mỹ.
Với hương vị cay nồng từ tiêu Tứ Xuyên hòa quyện cùng vị ngọt thanh của gà, món ăn hứa hẹn là gợi ý thú vị cho bữa cơm trưa hôm nay.
Theo một số tài liệu về ẩm thực, gà Cung Bảo bắt nguồn từ thời nhà Thanh trị vì ở Trung Quốc, có một vị quan rất ưa thích các món ăn từ gà. Một hôm, ông thử thêm tiêu Tứ Xuyên cho món gà xào hạt lựu thân quen. Thực khách sau dùng bữa bất ngờ vì hương vị mới lạ này nên truyền miệng nhau, dần dần gà Cung Bảo trở thành một điểm sáng trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa.
Không chỉ nổi tiếng ở nơi nó sinh ra, gà Cung Bảo còn là một trong những món ăn được ưa thích nhất tại các nhà hàng Trung Hoa ở Mỹ. Dù có một chút biến tấu để phù hợp với người dân nơi đây nhưng cơ bản một phần gà Cung Bảo sẽ gồm một số thực phẩm, nguyên liệu như đùi/ức gà, rượu trắng, dầu đậu phộng, một số loại rau, củ và quan trọng nhất là nước sốt Kung Pao.
Về thịt gà, các đầu bếp chỉ chọn nấu đúng hai phần thịt là ức hoặc đùi gà lóc xương. Theo đó, một phần thịt gà ngon là khi thớ thịt săn chắc, nhấn vào thấy đàn hồi; da vàng, thịt trắng và quan trọng là không có mùi khó chịu. Nếu chọn ức gà, mọi người có thể cắt hình hạt lựu và đùi gà thì sau khi lóc xương sẽ đem xé thành những sợi thịt vừa ăn.
Tiếp đến là nước sốt Kung Pao, linh hồn của món ăn, giúp tạo nên hương vị riêng biệt. Về màu, nước sốt có màu nâu cánh gián đẹp mắt, làm cho món ăn thêm sự hấp dẫn. Về vị, đó là sự dung hòa các tầng hương vị mặn, ngọt, chua, cay. Một bí quyết để nước sốt có độ sệt là các đầu bếp đã thêm vào ít bột bắp. Đây là phương pháp chế biến thường thấy trong các món xào khi cần tạo độ sệt.
Nếu như gà đã ngon, nước sốt đậm đà thì vị cay trong gà Cung Bảo chính là điểm nhấn khiến thực khách lưu luyến, gắp hết đũa này đến đũa khác không dừng. Bí mật nằm ở chỗ gia vị tiêu nổi tiếng của vùng đất Tứ Xuyên, Trung Quốc. Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, nhiều thực khách đã bắt đầu ưa chuộng các món ăn với vị cay của tiêu Tứ Xuyên bởi cảm giác cay tê ở đầu môi, khác hẳn vị cay trong khoang miệng của các loại ớt còn lại.
Nếu bạn tò mò về công đoạn chế biến gà Cung Bảo thì nó thường gồm các bước thực hiện sau: sơ chế gà -> ướp cùng ít gia vị -> xào gà với ít bột chiên giòn để tạo độ giòn săn -> pha nước sốt -> cho nước sốt, tiêu vào xào cùng gà -> thịt săn lại, nước sốt sánh mịn, các nguyên liệu còn lại cũng đã chín đều là món gà Cung Bảo đã hoàn tất.
Thông thường, gà Cung Bảo sẽ được phục vụ kèm cơm trắng, tuy nhiên, với sự đa dạng về văn hóa ẩm thực Việt Nam, mọi người có thể thay thế bằng bánh mì, mì gói, các loại sợi trụng chín và dùng kèm gà cũng rất hợp vị.
Cách làm Brulee trà sữa béo thơm, ngọt thanh, ai ăn cũng thích Brulee là món tráng miệng nổi tiếng của nước Pháp. Học ngay cách làm Brulee trà sữa độc lạ, béo thơm, ngọt thanh, ai ăn cũng thích qua bài viết sau đây nhé. Brulee là món bánh tráng miệng gần với món bánh flan, đây là món tráng miệng cực ngon của nước Pháp. Cùng vào bếp với Bách hóa XANH thử sức...