Cách làm mọc ngon giòn hấp dẫn an toàn thực phẩm
Mọc là món ăn vô cùng bổ dưỡng và thơm ngon. Mọc còn có thể chế biến dùng để nấu bún, và làm được rất nhiều món ăn hấp dẫn khác.
Chúng ta thường gặp ăn món mọc tại các nhà hàng, hay quán ăn. Nhưng hôm nay món mọc sẽ xuất hiện ngay tại ngôi bếp của gia đình bạn.
Thật bất ngờ khi cách làm mọc rất đơn giản và dễ làm, nếu các bạn muốn thưởng thức món mọc do chính tay mình làm thì hãy cùng Ameovat.com tìm hiểu cách làm mọc ngon ngay tại ngôi bếp của gia đình bạn nhé !
Cách làm mọc ngon
Chuẩn bị nguyên liệu cho cách làm mọc ngon
Thịt nạc mông: 500gam
Nước mắm ngon: 2 muỗng
Đường trắng: 1 thìa cà phê
Bột năng: 1 muỗng
Bột nổi: 1 chút bột nổi
Nước lạnh: 200ml
Cách làm mọc ngon chuẩn nhà hàng
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu chính
Thịt lợn mua về đem rửa sạch, để ráo nước, lọc bỏ gân và bì, sau đó thái thành những miếng nhỏ
Thịt nạc mông được lựa chọn thật tươi khi mua về
Bước 2: Ướp thịt với gia vị
Chuẩn bị 1 bát ô tô to, cho thịt vào ướp với 2 thìa nước mắm, 1 thìa cà phê bột năng, 1 thìa cà phê đường và 1/3 thìa bột nổi. Sau đó dùng đũa đảo thật đều cho các nguyên liệu quyện vào nhau.
Lưu ý: Các bạn có thể điều chỉnh gia vị theo khẩu vị của gia đình mình
Ướp thịt cùng gia vị – cách làm mọc ngon
Bước 3: Bảo quản thịt chờ sử dụng
Dùng màng bọc thực phẩm( có bán tại các siêu thị ) bọc kín lại. Sau đó cho vào ngăn đá trong khoảng thời gian là 120 phút – 180 phút.
Thịt ướp xong được bọc màng co trong tủ lạnh – cach lam moc
Bước 4: Xay thịt
Sau khi chờ thời gian ướp thịt xong. Bạn chia số thịt trong bát vừa ướp thành nhiều lần, rồi cho vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn.
Lưu ý: Không lên xay vào 1 lần luôn như vậy thịt xay sẽ không đều và rất dễ hỏng máy xay.
Video đang HOT
Trong quá trình xay thịt, lên cho thêm một chút nước lạnh vào để thịt được mịn và thịt không bị nóng. Tránh trường hợp nóng món mọc sẽ bở, còn lạnh thì mọc sẽ thơm và ăn sẽ không bở.
Thịt xay được chia làm nhiều đợt khác nhau – cách làm mọc
Bước 5: Xay tiếp thịt lần 2
Tiếp tục cho thịt đã xay ở (bước 4) trong ngăn đá trong khoảng thời gian là 30 phút. Rồi tiếp tục lấy ra và cho vào máy xay sinh tố lần thứ 2.
Lưu ý: Nếu thấy thịt đã đủ mịn thì không cần làm thêm bước này, chỉ cần thịt xôm xốp là được.
Bước 6: Hòa các nguyên liệu với thịt xay
Lấy một chút nước lạnh hòa chung bột năng với bột nổi ngoáy đều. Sau đó đổ chung với tô thịt đã xay nhuyễn ở (bước 5)
Bắt đầu trộn các nguyên liệu vào bát to
Bước 7: Trộn đều thịt
Sử dụng bao tay để trộn đều thịt
Lưu ý: Vừa trộn vừa quết mịn nhuyễn cho phần thịt được kết dính tạo độ dẻo cho món mọc hấp dẫn.
Trộn và đảo thật đều – cách làm mọc thơm ngon
Bước 8: Quết thịt
Dùng hộp nhựa sạch, dàn trải đều thịt đã làm ở (bước 7) cho vào ngăn tủ đông trong khoảng 180 phút để thịt đông cứng lại.
Sau khi thịt đã đông cứng lại thì lấy ra để ngoài không khí khoảng 10 phút để thịt mềm ra một chút. Rồi bẻ từng miếng hoặc dùng dao cắt cho vào máy đánh trứng để bàn.
Dùng miếng bẹt quết cho đến khi thịt vẫn còn hơi đá nhưng quyện vào nhau, và đánh nhuyễn nhừ trong khoảng 5-10 phút.
Cách làm món mọc ngon
Bước 9: Hoàn thành món mọc
Khi thịt mịn và sánh là các bạn đã hoàn thành xong món mọc tuyệt vời.
Thịt đã keo lại và mịn là món mọc đã hoàn thành
Yêu cầu thành phẩm mọc sau khi hoàn thành
Mọc có màu hồng nhạt nhạt, thịt và các gia vị hòa quyện với nhau thành một khối đặc dẻo, mịn và có thể dùng tay vo viên lại được.
Mọc sau khi hoàn thành sẽ có màu hồng nhạt vừa mắt – cách làm mọc
Hướng dẫn cách sử dụng mọc để chế biến món ăn
Khi hoàn thiện mọc, các bạn có thể viên lại nấu bún, nẩu, nấu canh hoặc làm giò lụa và chả phượng…vv. Cũng có những nhà hàng đã làm theo cách này nhưng thay vào đó cách làm mọc cá, hoặc cách làm mọc cua…
Có những cách làm mọc chiên lên rồi chế biến hoặc trần qua nước sôi để mọc cứng lại để dễ chế biến.Các bạn có thể trộn mọc chung với ốc, gừng, tỏi hoặc mộc nhĩ… có rất nhiều cách để chế biến mọc cho các món ăn trong gia đình.
Hướng dẫn cách bảo quản mọc ngon
Khi chế biến xong mọc các bạn có thể chế biến ngay hoặc bọc kín lại cất vào tủ lạnh.
Muốn bảo quản mọc lâu hơn các bạn có thể đóng hộp sau đó để trong ngăn đá.
Tuy nhiên các bạn lên sử dụng trong khoảng thời gian là 8-10 ngày là đảm bảo chất lượng nhất.
Mọc có thể chế biến với rất nhiều món ăn
Với cách làm mọc đơn giản mà thơm ngon của Ameovat.com vừa hướng dẫn. Các bạn có thể làm bất cứ lúc nào mà mình muốn. Mọc không chỉ thơm ngon mà còn rất vệ sinh đảm bảo an toàn sức khỏe. Từ cách làm mọc ngon các bạn có thể chế biến ra vô vàn những món ăn ngon cho gia đình hay những bữa tiệc đãi hấp dẫn. Còn bây giờ các bạn hãy vào bếp thử sức cùng cách làm mọc ngon và dễ làm này nhé.
Chúc các bạn thành công và thưởng thức ngon miệng !
Bỏ túi bí quyết chọn phần thịt heo hợp với từng món ăn
Mỗi phần thịt heo sẽ có những tiêu chí riêng, phù hợp với cách chế biến từng món ăn mà không phải ai cũng biết. Cùng PasGo tham khảo bí quyết dưới đây nhé!
Thịt lợn là nguyên liệu phổ biến, dễ ăn, dễ làm lại rất tiện lợi. Tuy nhiên, nếu không phải là một cô nàng đảm đang, chưa biết cách chọn thực phẩm đúng cách khi đi chợ, bạn sẽ "hoa mắt chóng mặt" giữa một "rừng" đủ các loại thịt lợn: đâu là thịt vai, đâu là ba chỉ, thịt nạc, thăn, thịt thủ hay chân giò,... và không thể nào phân biệt nổi cũng như chưa biết cách chọn những loại thịt phù hợp với món ăn mình chế biến. Ví dụ nếu muốn luộc thịt, bạn không nên chọn phần thịt mông sẽ vừa khô, xơ và không ngon,... Vì vậy, chỉ với vài bí quyết mà PasGo đưa ra dưới đây sẽ giúp bạn tự tin hơn, chọn được loại thịt đúng cách với nhu cầu đó.
1. Thịt nạc thăn
- Đây là phần thịt nạc gần như mềm nhất và hầu như không dính chút mỡ nào trên con lợn phù hợp với những cô nàng không thích ăn thịt mỡ mà miếng thịt vẫn rất mềm. Thịt nạc thăn có màu đỏ hồng, thớ thịt dài đẹp mắt.
- Phần thịt này hay được sử dụng để làm giò lụa, chả lụa, làm ruốc hoặc thịt thăn rim mắm cực kỳ ngon.
- Ngoài ra thịt thăn có thể ướp kĩ với gia vị và nướng chín theo công thức của phương Tây cũng rất ngon hấp dẫn mà không bị khô.
2. Thịt cốt lết
- Đây là phần thịt ở lưng heo. Ở miền Bắc nước ta thịt này cũng được lọc riêng ra và được gọi là thịt thăn.
- Thịt cốt lết hay được sử dụng để làm ruốc hoặc rim mặn. Ở miền Nam, thịt cốt lết rất được ưa chuộng để làm món cơm tấm sườn và phần thịt cốt lết này để nướng ăn kèm với cơm.
3. Thịt chân giò
- Đây là phần thịt ở đùi lợn đã được cắt bỏ phần móng giò.
- Thịt chân giò được dùng để chế biến nhiều món như các món luộc, kho rim, và đặc biệt một số món đặc sản như chân giò hun khói, chân giò muối, chân giò nhồi, chân giò hầm thuốc bắc thơm ngon lại rất tốt cho sức khỏe.
4. Thịt thủ
- Thịt thủ chính là phần thịt đầu heo. Phần thịt này có đặc điểm rất giòn, có mỡ và bì nhưng phần mỡ này ăn không ngấy mà có cảm giác giòn sần sật.
- Món nổi tiếng nhất với thịt thủ là món giò xào, hay còn gọi là giò thủ.
- Phần tai heo còn có thể làm món nem tai giòn sần sật, quấn cùng lá sung làm mồi nhậu ngon tuyệt vời.
5. Móng giò
- Móng giò chính là phần chân gắn với móng của con lợn. Móng giò có nhiều gân, thịt mỡ phần này khi ăn cũng không bị cảm giác gây béo, da giòn. Có nhiều nguyên cứu cho rằng, trong móng giò lợn chứa hàm lượng canxi, sắt, và nhiều vitamin có tác dụng bổ máu, thông sữa, làm cho da mềm mại, bổ tinh thận... tốt cho sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
Top 20 nhà hàng buffet lẩu nướng ngon, nổi tiếng nhất ở Hà Nội
Nhà Hàng Hải Sản Biển Đông - Tổng hợp các chi nhánh
20 nhà hàng ăn buffet ngon, chất lượng nhất ở Tp. HCM
- Có nhiều món ăn được chế biến từ móng giò, chủ yếu là món ninh nhừ như các món canh, hầm, kho nghệ, nấu giả cầy...
6. Thịt ba chỉ
- Đây là phần thịt bụng của con lợn, rất dễ nhận biết. Sở dĩ có tên là ba chỉ hay ba rọi vì miếng thịt gồm các lớp thịt, mỡ, thịt, mỡ xen lẫn xếp lớp lên với nhau.
- Thịt này có thể được dùng để chế biến đa dạng món ăn: từ luộc, kho, rim, kho tàu cho đến tẩm ướp để chiên, nướng quay giòn bì đều rất ngon mà không ngấy.
7. Thịt nạc vai
- Phần thịt này nằm ở vị trí vai của con lợn.
- Thịt có độ dai hơn và giòn hơn, nên được dùng nhiều trong các món luộc, kho, chiên rán, nướng hoặc xay ra làm thịt xay để dùng chế biến các món ăn khác.
8. Thịt nạc mông
- Đây là phần thịt nạc mông không có mỡ hay bì, thớ dày và to, nằm ở phần mông của heo.
- Thịt nạc mông khá là khô, thớ dài nên thường được chị em chọn để làm ruốc. Bên cạnh đó nạc mông còn là nguyên liệu làm giò lụa khá tốt vì độ nạc và độ dày của thớ thịt.
9. Sườn non
- Sườn non là phần xương sườn nhỏ, xương dẹt, nhiều thịt, ít xương, thường có sụn.
- Sườn non phù hợp chế biến các món như nướng, sườn rim, sườn rang sả ớt, sườn chua ngọt...
Trên đây là một vài kinh nghiệm chọn thịt heo dễ dàng và phù hợp cho từng món ăn của PasGo . Chúc các bạn thành công và có bữa ăn ngon miệng cùng gia đình đầu tuần nhé!
Tự làm nem chua ngon, sạch đón Tết Tết này cùng trổ tài làm nem chua thơm cay, ngon miệng không lo hóa chất đãi cả nhà nhé. Nguyên liệu làm nem chua: - 0,5kg thịt nạc mông - 150g bì lợn thái sợi - 1 muỗng cà phê muối - 2 muỗng canh đường - 1 muỗng canh nước mắm - 1 muỗng cà phê tiêu - 1 gói gia...