Cách làm mì ống trộn phô mai mà không cần luộc mì
Với các loại bánh nướng, nhiều khi chúng ta không cần lò nướng mà vẫn có thể làm bánh được nhờ thay đổi bằng cách hấp hoặc nấu bằng nồi cơm điện.
Tuy nhiên với món mì ống thì sao? Đã bao giờ bạn nghĩ có thể thực hiện món mì ống mà lại không cần luộc mì chưa? Không cần làm theo cách thông thường là bỏ vào nồi luộc, với công thức dưới đây của góc ẩm thực nhà hàng tiệc cưới Hương Sen, bạn hoàn toàn có thể thực hiện món mì ống trộn phô mai cực hấp dẫn mà chẳng cần phải luộc mì đấy. Hãy cùng góc ẩm thực nhà hàng buffet Hương Sen khám phá công thức chế biến món ngon này nhé!
1. Nguyên liệu làm món mì ống trộn phô mai cho khoảng 8 người ăn
450g mì ống355ml phô mai cắt nhỏ60ml bơ nhạt60g bột mì475ml sữa120ml nước1 thìa cà phê bột mù tạt1 thìa cà phê ớt bột2 thìa cà phê muối ớt45ml bơ nhạt đã làm chảy1 tép tỏi băm nhỏ hoặc nghiềnVài mẩu bánh mìMùi tây băm nhỏ để trang trí
2. Cách làm món mì ống trộn phô mai cho khoảng 8 người ăn
Bước 1: Trước tiên, chúng ta cần làm nóng lò nướng. Bạn làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 205 độ C, chuẩn bị khay nướng bằng cách lót một lớp giấy chống dính vào khay.
Bước 2: Cho vào khay nướng là mì ống và 2/3 số phô mai để chuẩn bị nướng và để sang một bên.
Bước 3: Lấy 4 muỗng canh bơ cho vào chảo nóng để làm tan chảy bơ, bạn hãy bật lửa vừa. Kế đó bạn rây bột mì vào chảo bơ này và khuấy liên tục khoảng 2 phút. Phô mai đã làm chảy ta cho vào đánh lên với sữa và chén nước, bạn đổ hỗn hợp này vào cùng chảo bơ kia. Đồng thời hạ lửa xuống, khuấy từ từ cho đến khi thấy hỗn hợp trở nên mịn như một lớp sốt mỏng. Chúng ta đun hỗn hợp này khoảng 10 phút. Sau 10 phút, bạn cho mù tạt, tiêu, muối vào khuấy lên và tắt bếp. Đổ hỗn hợp ra ngoài cho nguội bớt rồi cho nốt phần phô mai còn lại vào. Chúng ta cho phô mai khi còn nóng để phô mai tan ra cùng hỗn hợp.
Video đang HOT
Bước 4: Bạn đổ phần nước sốt lên mì ống đã chuẩn bị rồi đảo đều cho bông lên. Mì ống ngập trong nước sốt là sẽ tuyệt nhất. bạn dùng giấy nhôm đậy kín lên khay và cho vào lò nướng khoảng 25 phút.
Bước 5: Khi chờ mì chín, chúng ta sẽ rửa sạch nồi đã đun nước sốt rồi tiếp tục cho 4 muỗng canh bơ vào đun tan chảy, thêm tỏi và vụn bánh mì vào cùng với muối, hạt tiêu. Chúng ta có thể hơ cốc vụn bánh trên lửa vừa khoảng 4 phút để tạo vị thơm.
Bước 6: Hết 25 phút nướng, chúng ta cho mì ra khỏi lò, rải phô mai vừa đun lên hỗn hợp mì và cho vào lò nướng tiếp đến khi mì chín mềm, cạnh khay sủi bọt vẩn màu vàng nâu là được. Bạn nướng tầm 15 phút nữa.
Sau cùng khi món ăn đã hoàn tất rồi bạn chỉ cần rắc mùi tây lên để trang trí thôi. Món ăn đã hoàn thành rồi đấy. Món ngon không quá phức tạp phải không nào? Nếu đã được thưởng thức món mì ống trộn phô mai rồi thì bạn sẽ chẳng bao giờ quên được hương vị tuyệt ngon của nó đâu. Cảm giác thèm thuồng sẽ khiến bạn không thể cưỡng lại! Vậy nên hãy thử ngay món ngon này để thoả mãn cái dạ dày đang réo gọi đi nào. Góc ẩm thực nhà hàng buffet Hương Sen xin chúc các bạn thành công và ngon miệng với thực đơn này nhé!
Theo Nhahanghuongsen
Sài Gòn, Chợ Lớn đến đây mà chưa thử 10 món ngon này là chưa biết Quận 5
"Ăn quận 5, nằm quận 3" là câu nói cửa miệng đã thành quen thuộc ngợi ca sự độc đáo của ẩm thực gốc Hoa ở khu Chợ Lớn.
Hủ tiếu sa tế là một trong những món ăn mang đậm chất Chợ Lớn.
Vừa qua, Ủy ban nhân dân quận 5 (Q.5, TP.HCM ) đã phối hợp với một số công ty để bình chọn ra 10 món ăn tiêu biểu của khu Chợ Lớn. Dự án này mang tên Chợ Lớn Food Story.
Từ 15 món ăn được cộng đồng mạng bình chọn, các chuyên gia, đầu bếp và nhà nghiên cứu văn hóa đã đưa ra 10 món ăn ngon nhất Q.5 mà bất kì ai cũng nên thử.
10 món ăn nổi bật của "thiên đường ẩm thực" Chợ Lớn bao gồm: Dimsum, cơm gà Hải Nam, hủ tiếu sa tế, mì Phúc Kiến, gà hấp muối, vịt quay, vịt tiềm, sủi cảo, Phật nhảy tường và chè mè đen.
Nét đặc trưng lớn nhất trong văn hóa ẩm thực nơi đây là hương vị truyền thống lâu đời của ẩm thực người Hoa thuộc nhiều vùng miền. Họ gìn giữ và tiếp nối hương vị truyền thống cùng cách nấu cầu kỳ, tinh tế.
Dưới đây là hình ảnh các món ăn do phóng viên Thanh Niên thực hiện độc lập với dự án trên. Độc giả có thể để lại bình luận về các quán ăn khu Chợ Lớn bán 10 món ăn kể trên ngon nhất nhé.
Dim sum là tên gọi chung cho trên dưới 100 món ăn được chế biến từ bột gạo, bột mì, thịt, tôm... dành để ăn sáng của người Hoa, phổ biến có các món như xíu mại, sủi cảo, bánh bao, bánh hẹ, bánh cuốn người Hoa.... Tên này sau đó được người Việt đọc chệch thành điểm tâm, tức là các món ăn sáng nhẹ nhàng.
Chân gà hấp tàu xì cũng là một món Dim sum ngon miệng
Sủi cảo có vỏ là bột mì, trong là nhân thịt với tôm. Theo nhiều tài liệu thì sủi cảo là món biến thể của vằn thắn. Vằn thắn thường có nhân thịt, rau bắp cải, hành lá nhưng vằn thắn có nhân tôm gọi là sủi cảo.
Món mì có sợi mì Phúc Kiến tròn to chứ không phải là sợi nhỏ. Thông thường người ta hay biết đến món mì xào Phúc Kiến với tôm, mực, rau củ và tương đen
Chè mè đen là một món ăn rất đặc trưng của món tráng miệng của người Hoa
Món Phật nhảy tường được nấu từ hải vị quý hiếm như vi cá, bong bóng cá, bào ngư, hải sâm... nên rất bổ dưỡng và đắt tiền.
Gà hấp muối là một món ăn gốc Quảng Đông trong Chợ Lớn. Vị món ăn này khác hẳn với món gà luộc kiểu Việt Nam vì gà hấp xong được xé và trộn với dầu mè và một số gia vị, rau cải luộc, hành.
Mì vịt tiềm rất độc đáo vì nó được sinh ra ở khu Chợ Lớn. Người Hoa ở các nước khác không nghĩ ra món ăn này. Mì vịt rất bổ dưỡng vì được tiềm lâu đến khi vịt mềm giống như gà tiềm.
Theo Thanhnien
Mì Quảng Đà Lạt - món mì "lai" cực ngon Mí Quảng phố núi cũng sóng sánh nước vàng sệt, cũng mì vàng, cũng đậu phộng rang và bánh đa nướng, nhưng thường chỉ duy nhất nấu với thịt heo, không tôm - không mực như ở Quảng Nam. Người miền Trung, đặc biệt là người Quảng Nam - Đà Nẵng chiếm một số lượng lớn trong dân số Đà Lạt. Thế nên...