Cách làm mắm tôm chua ở các vùng miền thơm ngon đúng vị
Mắm tôm chua lâu nay đã trở thành đặc sản nổi tiếng của nhiều vùng đất ẩm thực như Đà Nẵng, Huế, Bình Định…
Để làm ra một mẻ mắm tôm chua ngon, mà còn đúng khẩu vị của mỗi vùng miền thì không hề đơn giản tí nào. Chính vì điều này hôm nay timcachlam sẽ giới thiệu cho quý khách cách làm mắm tôm chua ở các vùng miền ngon đúng chuẩn nhé!
Mắm tôm chua
Nguyên liệu
Tôm tươi: 500gam
2 trái ớt đỏ lớn, ớt chỉ thiên tỏi, riềng, rượu trắng
1 ít bột nếp, muối
Cách làm
Bước 1: Tôm để nguyên con đem rửa sạch, để ráo. Sau đó đem ngâm trong rượu khoảng 30 phút, rồi vớt tôm ra lúc này mới sơ chế tôm bằng cách cắt bớt râu, cắt bớt đầu. Tiếp tục chúng ta lại đem tôm trong rượu thêm 30 phút đến khi thấy tôm ửng đỏ thì được.
Bước 2: Tiếp theo chúng ta pha 1 chén bột nếp với 3 chén nước và ít muối sau đó khuấy đều. Rồi bắc lên bếp khuấy liên tục đến khi bột chín thì bắc xuống và để nguội.
Bước 3: Đến bước chúng ta sơ chế gia vị, đầu tiên thái sợi riềng, tỏi, ớt chuông và ớt chỉ thiên đem xay nhuyễn. Sau đó đem trộn đều với tôm sao cho bột áo đều mỗi con tôm.
Video đang HOT
Bước 4: Xếp từng con tôm vào lọ thủy tinh đậy kín. sau đó dùng thanh tre gài trên mặt tôm để tôm được chín đều mà không nổi lên trên. Để nơi thoáng mát khoảng 5 – 6 ngày khi thấy tôm đỏ au và dậy mùi thơm thì chúng ta có thể ăn được.
Mắm tôm chua Dì Cẩn
Mắm tôm chua Huế
Nguyên liệu:
Tôm tươi: 500 gam
Bột nếp, muối, ớt, riềng, tỏi
500ml rượu trắng
Cách làm:
Bước 1: Việc đầu tiên là sơ chế tôm, tôm để nguyên con rửa sạch, để ráo sau đó đem ngâm trong rượu trắng khoảng 30 phút. Rồi vớt tôm ra cắt bớt râu, mũi đầu. Lại tiếp tục ngâm tôm trong rượu thêm 30 phút nữa đến khi nào thấy tôm ửng đỏ là được.
Bước 2: Lấy 1 chén bột nếp pha với 3 chén nước và ít muối rồi khuấy cho đều. Sau đó bắc lên bếp khuấy đến khi thấy bột chín, thì bắc xuống và để nguội.
Bước 3: Các nguyên liệu riềng, tỏi đem thái nhỏ, riêng ớt chuông và ớt chỉ thiên đem xay nhuyễn. sau đó đem trộn hết chung với tôm.
Bước 4: Cuối cùng Xếp từng con tôm vào lọ thủy tinh đậy kín lại. Để tôm chín đều không nổi lên trên chúng ta có thể rắc một lớp bột và riềng lên trên mặt tôm, để trong khoảng 5-6 ngày là có thể ăn được.
Mắm tôm chua Huế ăn kèm với bùn và thịt
Mắm tôm chua Bình Định
Nguyên liệu:
Tôm sống: 500 gam
250ml bia, mắm, đường, riềng
Cách làm:
Bước 1: Đầu tiên đun liu riu nước mắm cùng đường trên bếp đến khi sôi, sau đó để nguội. Riềng đem rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 2: Quan trọng là khâu xử lý tôm, tôm đem rửa sạch, bỏ mũi đầu sau đó cho một ít muối vào, xóc lên ướp trong vòng 30 phút.
Bước 3: Tiếp theo xếp tôm vào lọ thủy tinh sau đó cho bia và nước mắm nấu đường vào khi nào thấy ngập mặt tôm là được. Đậy kín để đến khi nào thấy tôm đỏ au là dùng được, đặc biệt bạn muốn mắm tôm được ăn nhanh hơn thì đem ra phơi nắng.
Mắm tôm chua Bình Định
Với những cách làm mắm tôm chua ở các vùng miền như vậy thì hy vọng bạn sẽ tự tay làm món mắm tôm chua để thưởng thức cùng gia đình.
.Theo Plus
Những đặc sản 'vạn người mê' mang đậm dấu ấn miền Trung
Miền Trung luôn là điểm đến giàu sức hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước, trong đó không thể bỏ qua những đặc sản, thức quà được ưa chuộng khiến ai cũng mê mẩn.
Văn hóa, ẩm thực phong phú là một trong những điểm nổi bật nhất của miền Trung. Mỗi tỉnh thành ở nơi đây đều sở hữu riêng những sản vật hấp dẫn, mang đậm bản sắc, giúp níu chân của bất cứ tín đồ đam mê xê dịch nào.
Ghé thăm miền Trung, bạn không thể bỏ qua kẹo cu đơ Hà Tĩnh, mắm tôm chua đất Huế, trà sâm dứa Đà Nẵng, rong biển Mỹ Khê, nem chua Ninh Hòa hay mực rim me Nha Trang...
Ngoài ra, miền Trung còn có vô vàn loại hải sản, hoa quả khô được bày bán rộng rãi khắp các điểm du lịch. Mỗi thức quà lại mang dấu ấn riêng của vùng đất đầy yêu thương này. Có thể nói, mang về các đặc sản vùng miền là cách để gợi nhớ và níu giữ ký ức tại những nơi ta đã đến, cũng là cách thể hiện tình cảm trân quý với mọi người xung quanh.
Miền Trung là thiên đường ẩm thực với nhiều đặc sản hấp dẫn khách du lịch.
Bên cạnh những món quà bánh đặc sản, các du khách ghé thăm nơi đây còn có thể chọn những món đồ thủ công, mỹ nghệ mang đậm nét văn hóa của vùng miền làm quà tặng cho người thân, bạn bè. Những món quà lưu niệm của miền Trung đã trở thành biểu tượng cho các điểm đến.
Chẳng hạn khi nhắc đến Hội An, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh một thành phố xinh đẹp với những chiếc đèn lồng đủ màu sắc ở khắp nơi, từ các ngôi nhà cổ kính cho đến những quán xá, khách sạn. Dần dần, đèn lồng không chỉ là vật trang trí mà còn trở thành một món quà gắn liền với hình ảnh phố Hội yên bình được các du khách ưa chuộng. Bên cạnh đèn lồng, nón lá bài thơ cũng là một trong những món quà lưu niệm mang đậm nét văn hóa của miền Trung. Không phải ngẫu nhiên mà nón Huế là chỉ dẫn địa lý duy nhất cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cho đến nay, bởi sản phẩm này là tổng hòa của những tinh hoa từ đất và người miền Trung.
Du khách dễ dàng tìm mua các sản phẩm thủ công đậm chất địa phương tại các phiên chợ, phố bán đồ lưu niệm.
Ngoài ra, nếu muốn tìm một món quà kỷ niệm ý nghĩa khi đến với miền Trung trong năm nay, vừa phù hợp cho những chuyến đi, vừa "gói gọn" cả tâm tình miền Trung thì bộ lon "Huda yêu miền Trung" là một lựa chọn đầy mới lạ và khác biệt.
Tháng 5, thương hiệu "Đậm tình miền Trung" vừa cho ra mắt bộ lon phiên bản giới hạn với 8 mẫu thiết kế tinh tế, lấy cảm hứng từ các địa danh nổi tiếng tại 8 tỉnh miền Trung như thành nhà Hồ (Thanh Hóa), làng Sen (Nghệ An), hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), hang Sơn Đoòng (Quảng Bình), chợ Đông Hà (Quảng Trị), điện Thái Hòa (Huế), cầu Vàng - Bà Nà Hills (Đà Nẵng), chùa Cầu - Hội An (Quảng Nam). Cầm trên tay bộ lon đặc biệt này, du khách có cơ hội khám phá về miền Trung cũng như có thêm động lực đặt chân đến trải nghiệm từng vùng đất, từng nét đẹp văn hóa tuy riêng biệt mà hòa hợp nơi đây.
Cả tâm tình miền Trung "gói gọn" trong bộ lon phiên bản giới hạn mới của Huda.
Trong suốt gần ba mươi năm, Huda luôn gắn bó trên từng bước phát triển của mảnh đất này. Sản phẩm bia Huda với hương vị đậm đà, cân bằng lại với vị cay - mặn đặc trưng của nơi đây, là thức uống không thể thiếu của cả người dân bản địa lẫn khách du lịch. Những lon bia mang trên mình hình ảnh tôn vinh giá trị văn hóa, du lịch đặc sắc của miền Trung vừa mang ý nghĩa lưu giữ kỷ niệm đẹp cho du khách, lại vừa thấm đượm tình cảm mộc mạc mà chân thành gửi trao đến người nhận quà.
Theo Zing
Thịt ngỗng Nga hun khói đổ bộ, nhậu Tết hàng ngoại giá siêu rẻ Được quảng cáo là đặc sản nổi tiếng ở Nga, các loại thịt ngỗng hun khói đổ bộ thị trường Tết với số lượng cực lớn. Đáng chú ý, loại đặc sản này đang rất được ưa chuộng vì có giá thành rẻ. Thịt ngỗng Nga hun khói (hay còn gọi là thịt ngỗng Nga xông khói) xuất hiện ở Việt Nam khoảng...