Cách làm mắm ba khía ngon theo kiểu truyền thống của người Cà Mau
Nói đến cách làm mắm ba khía là chúng ta đang bàn về cách làm một món đặc sản của miền sông nước. Nếu người miền Bắc có con rươi,
người miền Trung có con cá cơm thì sinh vật gắn liền với cuộc sống của vùng Nam Bộ có loài ba khía. Dường như, trong mỗi gia đình ở miền quê
Nam Bộ nào cũng có hũ mắm ba khía để ăn kèm cơm khi mùa nước nhỏ không bắt cá tôm được. Hôm nay, bạn hãy cùng Chuyên mục của học cách làm mắm ba khía chuẩn vị theo kiểu của người Cà Mau làm nhé. Món mắm này làm khéo léo thì chúng ta có thể dùng để chế biến thêm nhiều món ngon vô cùng hấp dẫn, rất bắt cơm nữa đó bạn ạ.
1. Chuẩn bị nguyên liệu làm mắm ba khía
Ba khía
1 hũ nhựa cỡ lớn
Nước lọc
Muối
Nên chọn ba khía chắc thịt, còn ngọ ngậy đem muối mới ngon. Ảnh: Internet
Lưu ý: Để thực hiện được cách làm mắm ba khía ngon thì nguyên liệu là ba khía cực kỳ quan trong. Theo những người dân địa phương, ba khía ngon là loại ba khía có nhiều gạch, thịt chắc, khi bẻ càng ba khía ra thịt không bị dính lại ngoe. Đặc biệt, ngon nhất vẫn là loại ba khía đang ôm trứng.
2. Cách làm mắm ba khía ngon, không bị mặn lại để được lâu
2.1. Sơ chế ba khía
Để muối ba khía ngon, không bị mặn cũng như ảnh hưởng đến chất lượng của mắm, cần phải biết cách sơ chế ba khía. Nước muối có ngấm vào ba khía hay không phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn rửa ba khía.
Rửa sạch ba khía sống cho sạch trước khi muối. Ảnh: Internet
Video đang HOT
Trước tiên, đem ba khía rửa thật sạch qua nhiều lần nước, mà công đoạn rửa ba khía cũng phần phải có bí quyết. Sau khi đã rửa cho ra các loại bùn, rêu, cây cỏ bên trong ba khía thì nên phơi khô đi, điều này sẽ giúp cho ba khía thải hết các tạp chất ở bên trong mình nó ra. Khi đó, nước muối mới ngấm kỹ vào trong ba khía.
2.2. Nấu nước muối
Trong thời gian để khô ba khía, chúng ta thực hiện đến công đoạn làm nước muối. Cách làm nước muối cũng khá đơn giản, chỉ cần cho muối vào, nấu cho sôi lên là được, lượng nước muối phải đảm bảo là ngâm ngập hết mặt của ba khía, nếu không ba khía sẽ dễ bị hư. Một số các vùng khác cũng có sở thích cho thêm cả muối, được mua từ vùng Kiên Giang về, như vậy ba khía sẽ thêm phần chắc thịt, thơm ngon hơn.
Nấu nước muối thật mặn để làm mắm ba khía. Ảnh: Internet
Nước muối để làm mắm ba khía cần có độ mặn hoàn hảo, nhưng làm sao để biết muối đã đạt đúng độ mặn cần có. Rất đơn giản, chỉ cần đêm nước muối sau khi để nguội, cho hột cơm nguội vào, thấy hột cơm nổi lên nghĩa là đã đủ độ mặn.
Lưu ý: Để đảm bảo cho con ba khía được đúng vị, không bị hư và đặc biệt là đảm bảo sức khỏe, các bạn nhớ nấu kỹ nước sôi. Sau đó, loại bỏ đi phần bọt nổi phía trên để giữ được nồi nước muối trong nhất có thể. Nhớ đợi cho nước muối nguội hẳn rồi mới bắt đầu đem ngâm.
2.3. Muối ba khía
Thực ra, cách làm mắm ba khía có dăm ba kiểu, đặc trưng nhất vẫn là kiểu của người Cà Mau. Dưới đây là cách muối ba khía kiểu truyền thống. Đặc trưng của nó là sự đơn giản song vẫn giữ lại được hương vị nguyên bản của ba khía. Hơn nữa mắm khi áp dụng theo công thức này sẽ không bị mặn mà vị sẽ rất vừa ăn.
Chuẩn bị hũ đã trụng kỹ qua nước ấm, cho hết chỗ ba khía đã sơ chế sạch sẽ vào trong hũ. Lưu ý, bạn không nên đổ vào một cái. Vì như thế ba khía không thấm hết mà còn chiếm diện tích của hũ. Cách đơn giản, bạn chỉ cần nắm thân của ba khía, đưa lên và sắp nhẹ nhàng vào trong hũ, nhớ là sắp theo mặt úp của ba khía, để chúng nằm lên nhau là được.
Bảo quản mắm ba khía ở nơi thoáng mát. Ảnh: Internet
Cực lần lượt xếp những con ba khía to xuống trước, ba khía nhỏ lên trên cho đến khi hết ba khía và hũ cũng đã đầy. Sau đó đậy kín nắp lại, đợi đến 5-7 giờ thì mở nắp ra, trút hết phần nước muối đó đem nấu sôi lại một lần nữa. Sau đó, cho thêm một lượng đường kha khá vào, lại trút vào hũ để muối tiếp.
Lúc này, nước muối đã có thêm đường nên ba khía cũng dần nhả bớt cái mặn ra. Khi đó, ba khía muối cũng đỡ mặn hơn, vừa có vị ngọt lại thơm.Đợi 1 tuần là có thể vớt ra, đem chế biến theo sở thích của mỗi gia đình.3. Cách bảo quản ba khía để được lâu mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon
Như đã nói ở trên, sau khi muối đủ 1 tuần là ba khía cũng đã ngấm, thịt cũng đã thơm là đã có thể lấy ra thưởng thức. Theo kinh nghiệm của người Cà Mau, ba khía nếu để nguyên trong hũ còn nước muối, có thể để cả năm không hư hỏng. Song, nếu là loại ba khía đã bị “động”, tức là đã bị di chuyển đi thì không nên bảo quản trong nước muối nữa. Thay vào đó, đem chúng bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh, có thể giữ được độ ngon đến hơn 3 tháng.
4. Cách ăn mắm ba khía đúng chuẩn miền Tây
Người Nam Bộ, đặc biệt là người Cà Mau rất quý ba khía, bởi đó giống như là linh hồn của vùng đất này. Vì thế, họ đã rất kỳ công để sáng tạo nên nhiều món ngon làm từ chính con ba khía.
Đơn giản có thể kể đến cách trộn mắm ba khía kiểu chua ngọt, trộn với khế hay kết hợp với đu đủ đều rất tuyệt vời. Để đa dạng hơn cho bữa ăn từ nguyên liệu là mắm ba khía, các bạn có thể tham khảo 3 cách trộn ba khía chuẩn vị miền Tây, hay còn gọi là gỏi mắm ba khía mà Yeutre.vn đã chia sẻ.
Mắm ba khía đem làm gỏi đu đủ ăn giòn giòn, chua ngọt rất ngon. Ảnh: Internet
Hay người miền Tây còn có cách thưởng thức ba khía “nhà quê” hơn đó là đem ăn kèm với cơm trắng. Cầm từng con ba khía, ngậm từng cái que nhỏ, cắn vỡ càng, tìm lấy miếng thịt mặn mà, dịu ngọt ở bên trong. Chỉ nghĩ đến thôi cũng đã thấy vô cùng thèm thuồng cái món ăn dân dã này.
Giờ đây, ba khía đã “vươn xa”hơn, xuất hiện trong thực đơn của nhà hàng, với đủ các công thức chế biến hấp dẫn, mới lạ. Hiện nay, bạn có thể tìm thấy nhiều món ngon hấp dẫn như ba khía rang me, rang mỡ hành, ba khía nấu chao, gỏi ba khía .
Nhưng dường như, người dân Nam Bộ, nhất là người Cà Mau vẫn còn giữ nguyên thói quen làm mắm ba khía, yêu thích món mắm ba khía và chế biến món ngon từ loại mắm này. Có lẽ, chính chất vị mặn đắng của thịt, vị beo béo của gạch ba khía đã thấm vị giác qua thời gian, mà không có món nào khác có thể thay thế được.
Những món đặc sản Cà Mau bạn nhất định phải mua về làm quà
Cà Mau không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp mà các loại đặc sản nơi đây cũng rất đa dạng. Đó cũng chính là điểm thu hút du khách đến vùng đất này.
Nếu có cơ hội đến với vùng Đất Mũi, bạn không nên bỏ qua gợi ý về các món đặc sản vừa thưởng thức vừa mua về làm quà dưới đây.
Tôm khô
Tôm khô Cà Mau có vị ngọt, ngon, dai tự nhiên, có hương vị đặc trưng. Là món ăn không thể thiếu và là món quà quý người Cà Mau gởi tặng du khách gần xa mỗi khi đi du lịch Cà Mau về. Thương hiệu tôm khô Cà Mau nổi tiếng khắp trong và ngoài nước, các huyện ven biển của tỉnh Cà Mau đâu đâu cũng có cơ sở chế biến tôm khô nhưng có lẽ nhiều nhất và nổi tiếng nhất là làng nghề tôm khô Rạch Gốc ở huyện Ngọc Hiển.
Tôm khô ở đây có hương vị rất riêng bởi chúng sinh trưởng trong môi trường nước lợ, cửa sông phù sa, màu mỡ nhiều thức ăn nên con tôm ngọt và chắc thịt. Ảnh: ngoisao.net
Tôm khô Rạch Gốc có màu đỏ hồng tự nhiên, thịt tôm khô và dẻo, có vị ngọt đậm đà. Mùi tôm khô rất thơm, đưa gần mũi ngửi thì ngửi được mùi thơm được sử dụng nguồn nguyên liệu là con tôm đất thiên nhiên. Những món ngon được làm từ tôm khô thì rất nhiều, có thể kể một vài món phổ biến như: tôm khô củ kiệu, gỏi xoài tôm khô, bắp xào tôm khô, tôm khô kho quẹt,...
Bánh phồng tôm
Bánh phồng tôm Cà Mau khác biệt ở khâu chế biến từ những con tôm đất còn tươi sống, xay nhuyễn trộn với bột và gia vị với tỷ lệ phù hợp rồi đem phơi khô. Đặc sản Cà Mau làm quà này có hương vị thơm ngon đậm đà không nơi đâu sánh bằng.
Những miếng bánh phồng tôm có hình vuông, màu gạch nhạt, mùi thơm nức mũi thường được dùng để chiên hoặc ăn cùng với các món gỏi. Ảnh: dacsancamau
Nhâm nhi miếng bánh phồng tôm Cà Mau, thực khách sẽ cảm thấy vị tôm béo ngậy, giòn tan ngay trong miệng, đảm bảo bạn sẽ vương vấn mãi.
Có dịp đến Cà Mau, du khách đừng bỏ lỡ hương vị phồng tôm đậm vị để cảm nhận sự khác biệt so với phồng tôm bình thường khác nhé! Bạn cũng có thể mua chút ít đặc sản Cà Mau làm quà này về cho người thân bạn bè lai rai.
Mật ong Rừng tràm U Minh
Nhạc sĩ Vũ Hoàng có bài hát Hương Tràm với đoạn mở đầu "U minh bốn bề là tràm, chẳng biết tháng nào nở hoa, mà hương thơm dường như suốt mùa...". Lời bài hát đã khái quát lên hết những đặc trưng của Vườn quốc gia U Minh Hạ. Trong môi trường thường xuyên ngập nước, loại cây thích hợp hơn cả với vùng đất này chính là tràm. Loại cây cho tinh dầu này ra hoa gần như quanh năm là môi trường rất lý tưởng cho loài ong làm tổ và hút mật.
Ngày nay, với sự khai thác triệt để qua bao năm tháng của người dân thì các tổ ong tự nhiên dường như không còn nhiều nữa, cho nên người dân mới nảy sinh ra nghề "gác kèo ong". Có một điều hay của nghề khai thác mật ong Rừng U Minh là tuy có sự can thiệp của con người nhưng mật ong vẫn hoàn toàn tự nhiên. Vì công việc đơn giản của người dân là vô trong rừng, với kinh nghiệm tinh tường thì họ xem hướng gió, kết hợp với sự hiểu biết về tập quán di chuyển, thói quen làm tổ của loài ong mà chọn một ví trí thích hợp. Sau đó chặt 3 khúc cây, 2 cây làm cọc cắm xuống đất và 1 cây gác ngang - thế là ra kèo ong - nơi thuận lợi để ong làm tổ và sản sinh ra mật. Đến mùa khô, người dân chỉ việc lần theo chỉ dấu đến các kèo ong đã làm, dùng đuốc con cúi xông khói để dụ đàn ong bay ra khỏi tổ rồi cắt tổ ong về và lấy mật.
Chính vì cách khai thác tận dụng triệt để vào thiên nhiên và bản năng của loại ong mà mật ong Rừng U Minh rất có chất lượng, có mùi thơm đặc trưng của hoa ram, màu vàng sánh, ngọt thanh.
Ba khía
Nếu đến Cà Mau vào khoảng tháng 7 tháng 8 âm lịch, bạn sẽ thấy ba khía được bày bán rất nhiều ở các khu chợ địa phương do đây là mùa chúng sinh sôi phát triển. Ba khía tươi có thể được luộc lên chấm nước mắm sả ớt rất ngon nhưng người ta cũng thường muối ba khía trong một tuần để bảo quản được lâu và mang về tặng người thân.
Ba khía Rạch Gốc là loại ba khía nổi tiếng nhất vì chỉ có ở vùng Rạch Gốc, gạch đỏ, thịt thơm và chắc hơn ba khía ở các nơi khác do chúng ăn trái mắm đen rụng xuống. Ba khía được làm sạch và muối khoảng một tuần là có thể ăn được. Bạn chỉ cần rửa sạch bằng nước sôi, sau đó xẻ ra làm 2 hoặc làm 4 rồi cho chút đường, nước cốt chanh vào, ăn với cơm hay rang me, luộc sả đều rất ngon.
Bồn bồn
Ngoài hải sản, cây bồn bồn dân dã của người Cà Mau cũng được ưa chuộng hết mực vì độ tươi, giòn và ngọt, chế biến thành món gì cũng ngon của loại cây này. Ảnh: nguoitieudung
Từ một loại cỏ dại qua sự biến hoá tài tình của người đầu bếp nay đã trở thành một trong những đặc sản không thể bỏ lỡ khi đến Cà Mau. Người dân tận dụng bồn bồn và chế biến chúng thành hàng trăm ngàn món ngon như gỏi bồn bồn, bồn bồn muối chua, bồn bồn xào,... đã ăn rồi là chỉ có mê.
Gỏi đu đủ Thái là món gì, ngon cỡ nào mà trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều trong thời gian gần đây? Là một món bình dân lại dễ chế biến, không cần nấu nướng cầu kỳ, bạn cũng có thể làm được món này với công thức dưới đây. Gỏi đu đủ Thái là món ăn đường phố được ưa chuộng bậc nhất ở xứ Chùa Vàng. Không chỉ vậy, món ăn vặt này cũng được giới trẻ Việt thích thú và mê mẩn...