Cách làm gỏi cuốn và cách pha nước chấm gỏi ngon nhất
Cách làm gỏi cuốn miền Bắc và gỏi cuốn Sài Gòn, hướng dẫn pha nước chấm, mắm nêm đặc trưng riêng mỗi vùng miền vừa đơn giản dễ làm lại ngon như ngoài hàng.
Gỏi cuốn là một món ăn thanh mát được kết hợp các nguyên liệu thịt ba chỉ tươi, tôm tươi và các loại rau củ khác. Cách làm gỏi cuốn cũng rất đơn giản nhưng với miền Bắc và Sài Gòn lại có sự khác nhau.
Tuy là miền Bắc hay miền Nam thì cách làm gỏi cuốn đều có nguyên liệu chung là tôm tươi và thịt lợn tươi nhưng khác nhau ở việc thêm bớt một số nguyên liệu và đặc biệt là phần nước chấm đặc trưng. Bếp Eva hướng dẫn chị em cách làm gỏi cuốn miền Bắc và gỏi cuốn Sài Gòn vừa đơn giản, dễ thực hiện lại đảm bảo thơm ngon hấp dẫn.
1. Cách làm gỏi cuốn miền Bắc
Nguyên liệu làm gỏi cuốn:
- Tôm sú tươi 500g
- Thịt ba chỉ 700g
- Bún tươi 500g
- 1 cuộn bánh tráng
- Xà lách, rau thơm, hẹ
- Đồ chua, lạc rang giã nhuyễn
Bước 1: Chuẩn bị rau sống cuốn
- Xà lách, rau thơm, hẹ nhặt rồi rửa sạch với nước.
- Pha xíu muối hạt với nước sạch rồi ngâm rau khoảng 5 – 10 phút, rửa sạch rồi để ráo nước.
Bước 2: Chuẩn bị thịt cuốn
- Thịt ba chỉ loại ngon rửa sạch. Đun sôi nồi nước, thả củ hành đập dập vào và luộc khoảng 20 phút cho thịt chín (thời gian luộc tùy thuộc độ dày, mỏng của miếng thịt).
- Thịt chín vớt ra ngâm vào bát nước lạnh để thịt trắng và giòn. Sau đó thái lát mỏng và cho ra đĩa.
Thịt luộc chín, thái nhỏ
Bước 3: Chuẩn bị tôm cuốn
- Tôm sú tươi rửa sạch, ướp với 1/2 thìa cafe muối, 1/2 thìa canh rượu, 1 thìa cafe đường khoảng 10 – 15 phút.
- Cho tôm vào luộc chín (tôm luộc chỉ khoảng 5 phút là chín đỏ), vớt tôm ra để nguội bớt.
- Bóc hết vỏ tôm, đầu tôm, lấy chỉ lưng rồi cho ra đĩa riêng chuẩn bị gói gỏi cuốn.
Tôm luộc chín và bóc hết vỏ, bỏ đầu, bỏ chỉ lưng
Bước 4: Cách gói gỏi cuốn tôm thịt miền Bắc
- Làm ướt bánh tráng, lót 1 lớp rau xà lách, xếp bún, rau thơm, tôm và thịt cùng 1 cọng hẹ gói cuộn tròn lại. Cuộn chắc tay để miếng gỏi cuốn tròn đẹp. Thực hiện gói cho đến hết nguyên liệu.
Cuốn gỏi
Cách làm gỏi cuốn miền Bắc rất đơn giản. Mỗi miếng gỏi đều có đủ tôm, thịt, rau xà lách, rau thơm và hẹ. Gỏi cuốn được ăn cùng với đồ chua và chấm nước chấm chuẩn vị Bắc.
Gỏi cuốn tôm thịt thanh mát, đẹp mắt, nhiều dinh dưỡng
2. Cách làm gỏi cuốn Sài Gòn (miền Nam)
Về cơ bản gỏi cuốn Sài Gòn cũng có tôm và thịt nhưng lại có thêm nhiều nguyên liệu khác tạo nên một món gỏi cuốn thập cẩm vừa thanh mát lại nhiều dinh dưỡng.
Nguyên liệu làm gỏi cuốn Sài Gòn:
Video đang HOT
- Tôm sú loại vừa 300g
- Thịt ba rọi 300g
- 2 quả trứng gà
- Cà rốt 1 củ, dưa leo 1 quả
- Rau thơm, xà lách, ngò rí…
- Bánh đa nem 1 gói
Nguyên liệu làm gỏi cuốn nam Bộ cực đơn giản mà ngon
Bước 1: Chuẩn bị rau củ cuốn
- Dưa chuột, cà rốt rửa sạch, bỏ vỏ thái chỉ nhỏ dài.
- Rau thơm, xà lách, ngò rí nhặt sạch, rửa vài lần với nước cho sạch rồi ngâm từ 5 – 10 phút với nước muối pha loãng. Sau đó vớt ra để ráo nước.
Bước 2: Tôm luộc chín bóc vỏ
- Tôm rửa sạch, cho vào hấp chín. Tôm chín bỏ hết vỏ và đầu, chẻ đôi con tôm theo chiều dọc rồi để ra đĩa riêng.
Bước 3: Ba chỉ luộc chín thái mỏng
- Thịt ba chỉ rửa sạch, luộc chín. Thịt chín vớt ngay ra bát nước lạnh để thịt trắng và giòn. Sau đó thái mỏng để đĩa riêng.
Bước 4: Chiên trứng thái chỉ
- Đánh tan 2 quả trứng và cho vào chiên, cuộn tròn trứng lại rồi thái chỉ.
Bước 5: Gói gỏi cuốn tôm thịt Sài Gòn
- Làm ướt bánh đa nem, trải bánh ra khay rộng, lót một lớp xà lách, thêm rau thơm, ngò rí, thêm bún. Đặt tôm và thịt ở phía ngoài. Gập 2 đầu bánh tráng lại, giữ chặt tay và cuộn tròn lại.
Gỏi cuốn đẹp mắt, tươi ngon
Gỏi cuốn tôm thịt miền Nam có màu sắc xanh đỏ đẹp mắt và khi ăn có vị ngậy của trứng chiên, thanh mát của tôm tươi và rau sống. Cách làm gỏi cuốn tôm thịt miền Nam vừa đơn giản lại dễ thực hiện.
Sự kết hợp của các nguyên liệu tươi tạo nên chiếc phở cuốn hấp dẫn
3. Cách làm nước chấm gỏi cuốn ngon
Đối với người miền Bắc hay người miền Nam thì gỏi cuốn cần phải có nước chấm ngon mới tròn vị. Những cách pha nước chấm gỏi cuốn đơn giản mà cả người Bắc và người miền Nam cùng yêu thích:
Nước mắm pha tỏi ớt chấm gỏi cuốn:
- Nguyên liệu: 50ml nước mắm, 50g đường trắng, 1 thìa cafe nước cốt chanh, 1/2 thìa ớt băm, 1/2 thìa tỏi băm, 1/2 thìa rau mùi thơm băm nhỏ, 70ml nước trắng.
- Cách pha nước chấm tỏi ớt: Pha 50ml nước mắm, 50g đường và 50ml nước vào chung một bát, khuấy đều cho tan đường. Sau đó cho tỏi băm, ớt băm, rau thơm băm nhỏ vào khuấy đều cùng nước cốt chanh. Nêm nếm lại độ chua, ngọt, cay theo sở thích.
Mắm tỏi ớt chấm phở cuốn đặc trưng phong cách miền Bắc
Nước tương bơ đậu phộng chấm gỏi cuốn:
- Nguyên liệu: 60ml nước tương, 40g bơ đậu phộng, 1/2 thìa ớt băm nhỏ, 1/2 thìa nước cốt chanh (tăng giảm tùy khẩu vị)
- Cách làm tương chấm gỏi cuốn: Cho nước tương và bơ đậu phộng vào chảo nhỏ, đun nhỏ lửa, vừa đun vừa khuấy đều tay cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau, khuấy cho đến khi hỗn hợp sánh mịn thì tắt bếp, đổ ra bát. Khi ăn cho thêm ớt tươi băm và nước cốt chanh theo sở thích.
- Nguyên liệu: 120g mắm nêm, 60g đường trắng, 20ml nước, 30ml nước ép dứa, 1/2 thìa tỏi băm, 1/2 thìa sả xay mịn, 1/2 thìa ớt tươi băm
- Cách làm: Lọc mắm nêm nguyên chất, loại bỏ bã. Cho vào một chảo nhỏ, thêm đường trắng, nước lọc khuấy cho tan hết đường, đun nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp sôi, cho nước dứa ép, sả băm vào đun thêm khoảng 1 phút nữa thì tắt bếp. Cho ra bát và thêm tỏi băm, ớt băm và thưởng thức.
Với cách làm gỏi cuốn theo kiểu miền Bắc và miền Nam trên đây cùng những công thức làm nước chấm gỏi cuốn vừa đơn giản, dễ thực hiện chị em có thể làm tại nhà mà vẫn ngon như ngoài quán.
Cách làm bánh đa nem giòn rụm thơm ngon đúng vị truyền thống
Vỏ ngoài vàng giòn rụm, nhân bên trong chín mềm thơm ngọt nhiều mùi vị mà không ngấy. Bánh đa nem rán xong ăn nóng, chấm kèm nước mắm chua ngọt và chút rau sống thì thật tuyệt. Cách làm đơn giản dưới đây bạn tham khảo nhé.
Món ăn đậm chất truyền thống đặc biệt là vào các ngày lễ Tết. Tượng trưng cho sự hòa hợp, con cháu sum vầy. Bí quyết để làm món bánh đa nem giòn ngon chuẩn vị không khó, chỉ cần khéo tay một chút khi gói là được.
Nguyên liệu làm bánh đa nem
- Đa nem: 2 túi (Đa nem dùng để gói có thể dùng loại tròn hoặc loại hình chữ nhật đều được, chọn loại để rán chứ không phải loại ăn sống)
- Thịt nạc: 350g
- Tôm tươi: 500g
- Miến dong: 200g
- Nấm hương: 100g
- Mộc nhĩ: 150g
- Trứng gà: 2 quả
- Cà rốt: 1 củ
- Hành tây: 1 củ
- Mùi ta, hành lá, mỗi thứ 1 mớ
- Hành tím 2 củ, tỏi 1 củ, ớt 1 quả, chanh 1 quả
- Rau xa lach ăn kèm
- Gia vị: Nước mắm. đường, muối, hạt nêm,bột ngọt, hạt tiêu xay.
- Chảo sâu lòng để rán
Các loại nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món bánh đa nem
Cách làm bánh đa nem giòn, ngon
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Thịt nạc rửa sạch băm nhỏ hoặc cho vào máy xay nhỏ rồi đổ ra bát tô. Lưu ý không xay nhuyễn thịt lợn ăn sẽ không ngon
- Tôm tươi lột vỏ và phần đầu, tách bỏ đường chỉ đen rửa sạch để ráo nước.
- Miến dong ngâm nước ấm 15 phút cho mềm. Vớt ra để ráo nước, cắt đoạn khoảng 5cm.
- Nấm hương, mộc nhĩ cho ngâm nước ấm 10 phút cho nở bung hết ra, bóp chút muối rồi rửa sạch thái nhỏ để vào tô.
- Trứng gà đập ra bát, đánh tan.
- Cà rốt gọt vỏ, nạo sợi nhỏ.
- Hành tây bổ múi cau, thái nhỏ hạt lựu
- Mùi ta, hành lá, nhặt bỏ gốc rửa sạch thái nhỏ.
- Hành tím, tỏi bóc vỏ đập dập băm nhỏ để riêng. Ớt thái nhỏ bỏ hạt
Sơ chế các loại nguyên liệu
Bước 2: Ướp và trộn nhân bánh đa nem
- Cho 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê nước mắm, hành tím băm, hạt tiêu xay cho vào thịt xay trộn đều lên để ngấm trong 15 phút.
- Cho thịt đã ướp, tôm, miến, nấm hương, mộc nhĩ, cà rốt, hành tây, hành lá, mùi ta vào thau sạch, đổ trứng đã đánh tan lên trên sau đó dùng tay trộn đều tất cả lên.
Trộn đều các loại nhân tôm thịt và rau
Bước 3: Cách gói bánh đa nem đẹp
- Đa nem trải ra mâm hoặc bàn sạch, dùng khăn sạch ẩm nước lau qua bánh hoặc nhúng ít nước rồi vẩy lên bánh cho mềm, gói không bị giòn gãy.
Đa nem dùng loại tròn để gói
- Múc 2 thìa con nhân bánh vừa trộn đổ vào giữa bánh, nhẹ nhàng gập mép của bánh lại rồi cuộn tròn, cuộn được 1 vòng thì gấp 2 mép bên cạnh của bánh thu vào trong rồi cuộn tiếp là được. Cứ thế làm cho đến khi hết nhân bánh thì thôi.
Lưu ý: Nếu khi gói mà đa nem bị gãy, rách hoặc bục ra ngoài thì nên bỏ ra gói lại.
Cuộn nhân bánh đa nem để rán
Nem đã cuốn xong
Bước 4: Rán bánh đa nem giòn
Bắc chảo lên bếp, đổ 500ml dầu ăn vào đun nóng rồi thả nhẹ bánh đa nem vào rán vàng lên. Khi rán vặn nhỏ lửa để nhân bên trong chín đều, khi nào vỏ ngoài vàng giòn thì gắp ra để vào khay có lót giấy thấm dầu. Cứ thế rán cho đến hết bánh thì thôi.
Cho bánh đa nem đã gói xong cho vào rán vàng giòn rụm
Bánh đa nem rán xong, để nguội bớt, xếp ra đĩa. Có thể cắt thành miếng vừa ăn hoặc để cả cái để chấm với nước mắm chua ngọt. Ăn kèm với rau sống xà lách, diếp cá hoặc dưa góp.
Thành phẩm bánh đa nem đã rán xong màu sắc hấp dẫn
2 cách pha nước chấm đa nem rán chuẩn vị
Nước chấm là phần không thể thiếu khi làm món này, tham khảo công thức pha nước chấm đa nem rán tuyệt ngon.
Cách 1: Bạn có thể áp dụng theo tỷ lệ 1 : 3 : 1 : 2 tức là: 1 thìa canh nước mắm ngon, 3 thìa cà phê đường, 1 quả chanh vắt lấy nước cốt, 2 thìa canh nước sôi để nguội cho vào bát rồi khuấy cho tan hết, thêm 1 thìa cà phê tỏi băm, ớt băm, gừng băm vào khuấy đều. Rắc chút rau mùi băm nhỏ và cà rốt bào sợi vào là xong.
Nước chấm nem rán làm đã xong
Cách 2: Cà rốt, đu đủ thái vài miếng mỏng cho vào bát, thêm ớt băm, tỏi băm, chút hạt tiêu xay trộn đều. Lấy một bát to khác, cho 1 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh nước lọc, 3 thìa cà phê đường, 1 quả chanh vắt lấy nước cốt, dùng đũa khuấy tan hết thì cho đu đủ và cà rốt lúc nãy vào khuấy đều.
Nước mắm chấm đa nem rán theo cách 2
Lưu ý khi làm bánh đa nem
- Trộn nhân bánh xong nên gói ngay, không nên để lâu vì nhân sẽ chảy nước, bị nát khó gói.
- Khi gói không nên cuộn chặt tay, nên gói lỏng vì khi rán trứng và nhân bên trong sẽ nở ra, gói chặt quá bánh đa sẽ bị bục, nhân lòi ra ngoài mất thẩm mỹ.
- Rán đa nem là phải rán ngập dầu thì bánh mới được vàng giòn.
Mẹo làm sạch và luộc tai heo trắng giòn Tai heo luộc là món ăn được nhiều ông xã ưa chuộng. Chị em hãy bỏ túi mẹo nhỏ dưới đây để làm sạch và luộc tai heo trắng giòn nhé! Mẹo làm sạch tai heo cực kì đơn giản Dùng giấm hoặc chanh Dùng dao tách bỏ phần thịt xung quanh đáy tai. Sau đó xát muối giấm hoặc muối chanh mạnh...