Cách làm dồi heo luộc, dồi heo chiên thơm nức mũi
Cách làm dồi heo hay lòng lợn là món ăn dân dã phổ biến ở nhiều nơi từ Bắc đến Nam. Để làm được món dồi heo đúng vị, chuẩn công thức thì những nguyên liệu cần chuẩn bị cũng như các bước tiến hành sẽ được thực hiện theo công thức của kênh cẩm nang như sau.
Chuẩn bị làm dồi heo gồm có:
Lòng già heo: 1 cái
Tiết lợn sống: 700 gram – 1 kg
Lạc sống: 200 gram
Đỗ xanh chà vỏ: 50 gram
Rau nhồi lòng: húng quế, hành lá, rau răm
Mỡ lá: 100 gram
Chanh tươi: 2 quả
Gia vị cần có: hạt nêm, bột canh, nước mắm, hạt tiêu, muối tinh, dấm trắng…
Nguyên liệu chính làm món dồi heo – cách làm dồi heo ngon
Cách làm dồi heo
Bước 1: Làm sạch dồi heo
Lòng già sau khi mua về bạn vuốt và xả mạnh dưới vòi nước sạch để loại bỏ chất bẩn, cặn bã còn sót lại. Tiếp đến, dùng một chiếc đũa và lộn phần mặt trái của đoạn lòng ra ngoài. Lưu ý bạn cần làm cẩn thận để tránh làm rách.
Vắt lấy nước cốt chanh và dùng kèm dấm trắng muối tinh để loại bỏ nhớt bẩn, mùi hôi của lòng. Làm xong, bạn đem rửa sạch với nhiều lần nước rồi lại lộn phải. Thực hiện tương tự mặt trong của lòng. Xong xuôi, bạn để lòng vào rổ thưa cho thật ráo nước.
Làm sạch dồi heo – cách làm dồi heo miền bắc
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Lạc và đỗ xanh: Rang chín hai phần nguyên liệu này. Rang lạc xong, bạn cho vào cối và giã nhỏ. Riêng với phần đỗ, bạn cũng cho vào cối nhưng chỉ cần giã dập làm đôi hoặc ba hạt đỗ là được.
Mỡ lá: Rửa sạch, trần qua nước sôi để cho mỡ trong hơn và bớt mùi hôi. Thực hiện xong, bạn đem mỡ lá đi băm thật nhỏ.
Rau nhồi lòng: Hành lá, rau húng, rau răm bạn nhặt và rửa sạch. Thái nhỏ phần rau này sau đó đem băm cho nhỏ hơn. Có thể kết hợp băm cùng phần mỡ lá.
Chuẩn bị phần nhân nhồi dồi – cách làm dồi lợn
Bước 3: Làm nhân nhồi lòng
Video đang HOT
Cho toàn bộ phần lạc, đỗ xanh đã giã dập cùng với mỡ lá, rau nhồi lòng voà chung với tiết. Dùng đũa trộn kỹ các nguyên liệu lại với nhau sau đó nêm một lượng nhỏ bột canh bột ngọt.
Tiếp tục đảo kỹ để các phần nguyên liệu được trộn đều. Trộn xong, bạn để cho tiết ngấm gia vị trong khoảng 10 – 15 phút.
Nhân nhồi dồi heo – cách làm dồi lợn ngon
Bước 4: Nhồi lòng
Cố định một đầu của đoạn lòng bằng dây rơm hoặc dây chuối, dây lạt mềm… Đầu còn lại, bạn dùng một chiếc phễu nhỏ đặt vào miệng để dễ thực hiện công đoạn dồn nhân. Từ từ dồn phần nhân lòng đã chuẩn bị vào đoạn lòng già.
Khi dồn nhân, bạn thực hiện từ từ. Vừa cho nhân vào, bạn vừa vuốt nhẹ để nhân xuống đều, đảm bảo không phần nào bị căng quá nhưng cũng không có chỗ nào rỗng. Làm xong, bạn cố định đầu còn lại.
Dồi heo sống – cach lam doi heo
Bước 5: Luộc lòng
Xếp lòng vào nồi luộc (hoặc hấp) và đổ nước ngập lòng. Đun sôi từ từ để tránh làm vỡ lòng. Khi nồi nước đã sôi, bạn hơi hé vung để tránh nước bị trào ra ngoài, lòng bị vỡ do áp lực khí nóng.
Sau khi luộc chừng 3 phút, bạn dùng một chiếc tăm và châm nhẹ đều khắp đoạn lòng để tránh việc lòng bị bục. Thực hiện liên tục từ 5 – 7 phút một lần. Luộc lòng trong khoảng 20 phút cho tới khi dùng tăm châm không còn thấy nước hồng chảy ra nữa là được.
Dồi lợn sau khi luộc chín – cách làm dồi heo
Lòng luộc chín, bạn vớt lòng ra đĩa và chờ cho nguội bớt rồi thái thành các miếng vừa ăn. Nếu muốn thưởng thức món lòng chiên, bạn thực hiện thêm một công đoạn như sau:
Để cho đoạn lòng lợn luộc nguội hẳn sau đó dùng khăn lau sạch phần tiết bám ngoài lòng. Đun nóng già chảo dầu sau đó thả đoạn lòng vào chiên. Khi thấy lớp vỏ bề ngoài của đoạn lòng chuyển qua màu vàng nhẹ, mùi thơm đặc trưng thì vớt ra ngoài và để nguội.
Dồi heo chiên – làm dồi lợn
Lòng lợn luộc, lòng lợn chiên có thể thái ra ăn trực tiếp với cơm, bún, đồ nhâu. Ngoài ra, nó cũng có thể kết hợp để tạo thành nhiều món hấp dẫn khác như cháo lòng, lòng xào dưa… Hy vọng với cách làm dồi heo (lòng lợn) trên đây, bạn có thể có được món ăn dân dã mà ngon cho cả gia đình.
Chuyên mục nội trợ nấu ăn ngon chúc các bạn thực hiện thành công và thưởng thức ngon miệng món dồi heo này nhé.
Cách làm chả chay: 2 công thức chế biến ngon lạ miệng
Cách làm chả chay có thể được tiến hành với nguyên liệu chính là từ váng đậu hoặc đỗ xanh với các bước làm cực đơn giản mà độ ngon thì không hề thua kém món chả mặn.
Để làm chả chay, bạn thực hiện như sau.
Chả chay tự làm ngay tại nhà
Cách làm chả chay từ váng đậu
Chuẩn bị nguyên liệu làm chả chay từ váng đậu
Váng đậu (phù trúc): 500 gram
Tỏi tây: 3 cây
Các nguyên liệu khác: lá chuối, lạt tre
Gia vị: dầu ăn, muối, tiêu, bột ngọt, bột canh, nước mắm chay
Váng đậu
Cách làm chả chay từ váng đậu
Bước 1: Sơ chế
Tỏi tây (hành boa rô): Cắt rễ, rửa sạch tỏi tây. Dùng dao xắt nhỏ tỏi tây thành những lát mỏng. Lưu ý là chỉ lấy phần thân tỏi, không lấy phần lá. Xắt xong, bạn cho tỏi đã xắt riêng ra bát.
Váng đậu: Rửa sạch váng đậu sau đó vắt cho ráo nước. Nếu bạn dùng váng đậu khô thì trước khi rửa, bạn cần ngâm váng đậu cho mềm trong thời gian từ 1 - 2 tiếng. Sau khi ngâm xong, bạn cũng tiến hành rửa sạch váng đậu tương tự như váng đậu tươi.
Thái nhỏ tỏi tây
Bước 2: Ướp chả
Phi tỏi: Làm nóng một lượng dầu ăn vừa phải sau đó cho tỏi vào phi. Phi tỏi cho đến khi dậy mùi thơm, tỏi hơi vàng thì bạn tắt bếp, vớt tỏi ra ngoài và giữ lại chỗ dầu ăn vừa phi.
Ướp chả chay: Cho váng đậu đã làm sạch vào trong một chiếc tô. Tiếp đến, ướp chả với 2 thìa dầu ăn vừa phi tỏi hạt nêm tiêu nước mắm chay với lượng vừa phải cho đậm đà. Ướp chả từ 30 - 45 phút.
Gói chả chay
Bước 3: Gói và hấp chả chay
Chuẩn bị cối giã hoặc máy xay. Sau khi ướp chả xong, bạn cho chả vào máy hoặc cối và giã cho thật mịn. Giã xong, bạn lại quết chả bằng tay một lần nữa để chả được dai và ngon hơn.
Gói chả: rửa sạch các miếng lá chuối đã chuẩn bị để gói chả. Cho phần chả đã mịn vào giữa miếng lá chuối rồi tiến hành gói chả chặt tay. Cố định chả bằng lạt buộc.
Hấp chả: Sau khi gói chả xong, bạn cho chả vào xưngr hấp và tiến hành hấp chín chả. Khi chả đã chín, bạn không vớt ra ngay mà để nguyên trong nồi cho đến khi chả nguội hẳn. Thái chả thành các miếng nhỏ vừa ăn và thưởng thức.
Chả chay
Chuẩn bị nguyên liệu
Đỗ xanh (đậu xanh): 200 gram
Đậu phụ: 2 bìa
Mộc nhĩ: 10 tai
Bột ngô: 3 thìa
Bột chiên xù: 1 gói
Gia vị: dầu ăn muối, tiêu, hạt nêm
Đậu xanh
Cách làm chả chay từ đỗ xanh
Bước 1: Sơ chế
Đậu xanh: Vo sạch đậu xanh sau đó ngâm cho nở mềm. Sau khi ngâm xong, bạn đem đậu xanh đi đồ chín và cuối cùng là giã cho thật nhuyễn mịn.
Đậu phụ: Rửa sạch đậu phụ rồi lau khô. Cho đậu phụ vào tô rồi dùng thìa tán nhuyễn.
Mộc nhĩ: Ngâm mộc nhĩ với nước ấm cho tới khi mộc nhĩ nở. Mộc nhĩ nở, bạn rửa sạch các tai và cắt bỏ chân. Cuối cùng, bạn đem mộc nhĩ thái sợi rồi băm nhỏ.
Tán nhuyễn đậu phụ
Bước 2: Tẩm ướp và nặn chả
Đem phần đậu xanh giã mịn đậu phụ tán nhuyễn mộc nhĩ trộn chung trong tô. Tiếp theo, bạn nêm một chút nước mắm chay bột ngọt hạt nêm vừa đủ cho đậm đà. Trộn kỹ phần nguyên liệu này cùng với 3 thìa bột ngô.
Dùng thìa và đũa quết đều để chả được mịn. Xoa một chút dầu ăn vào lòng bàn tay sau đó nặn chả thành những viên vừa ăn. Cuối cùng, bạn lăn chả qua lớp bột chiên xù.
Nặn chả chay
Bước 3: Chiên chả
Chuẩn bị một chiếc chảo rồi làm nóng dầu. Khi dầu ăn đã nóng già, bạn thả các viên chả vừa nặn vào chiên vàng đều các mặt. Chả chín, bạn vớt chả ra ngoài và để cho ráo dầu.
Chả chay được làm từ đậu xanh
Chả chay là món ăn thường bắt gặp trong những ngày tuần rằm, mồng một và đặc biệt là lễ Vu Lan. Chả chay là món ăn không chỉ ngon mà còn giàu dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho sức khoẻ. Vì vậy, cách làm chả chay sẽ là công thức mà bạn không thể bỏ qua trong thực đơn món chay của gia đình.
Chúc các bạn ngon miệng với món chả chay hấp dẫn.
Cách làm củ cải chua ngọt cho bữa ăn gia đình thêm lạ miệng và đưa cơm Với cách làm củ cải chua ngọt mà Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn chia sẻ hôm nay, hẳn sẽ giúp cho bữa ăn gia đình bạn thêm lạ miệng và đưa cơm. Món ăn đơn giản có vị chua ngọt này vừa giúp kích thích vị giác, tạo được cảm giác thèm ăn, đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt...