Cách làm diều sáo truyền thống chơi vui ngày hè
Trò chơi thả diều được lưu truyền từ xưa đến nay, là một trò chơi mà bao đứa trẻ miền quê điều yêu thích. Với trò chơi không chỉ để vui chơi, giải trí mà còn giúp con trẻ của bạn thêm sự năng động, rèn luyện sức khỏe cũng như tính kiên nhẫn khi diều sáo của bạn được lên cao nhất trong không gian bầu trời. Vì vậy, hôm nay wikicachlam sẽ chia sẻ các bạn cách làm diều sáo truyền thống thật đơn giản mà vô cùng cực đẹp, chỉ qua vài bước bạn sẽ làm ra một thứ đồ chơi dành cho trẻ rồi đấy. Hãy khám phá cách làm diều sáo này như thế nào nhé.
Hướng dẫn cách làm diều sáo cho bé vui chơi ngày hè
Nguyên Liệu
Trước khi làm diều sáo truyền thống cần chuẩn bị một số thứ sau:
Giấy A22 thanh tre
Dây cước
Hồ dán
Thước
Kéo
Dao rọc giấy
Viết chì
Cách Làm
1. Đầu tiên, bạn hãy dùng bút chì vẽ một hình vuông 40cmx40 cm và cắt ra bằng kéo, sau đó cắt một tờ giấy khác có kích thước 4cmx60cm và vài tờ giấy có kích thước 3cmx25cm.
Video đang HOT
2. Bạn đo và cắt một thanh tre dài hơn đường chéo hình vuông khoảng 50cm. Tiếp đấy, bạn uống cong một phần thanh tre nằm trong tờ giấy và cắt giữ lấy phần này.
3. Sau đó dùng dây căng nối 2 đầu thanh tre này để giữ độ cong của nó. Lúc này nó có dạng một cánh cung. Tiếp tục dùng hồ và những mẫu giấy nhỏ để dán thay tre dài ở trên vuông góc với cánh cung ở dưới vào con diều. Nhớ dán ở mép để cho cánh cung được cứng hơn bạn nhé!
4. Tiếp theo bạn hãy dùng những mẫu giấy nhỏ 3cmx25cm để tạo thành đuôi móc xích cho con diều của bạn nhé nhớ là làm cho độ dài nó hơn 60cm nhé. Sau đó bạn hãy dán dải giấy dài vào 2 góc bên của con diều, đuôi móc xích sẽ được dán vào phần góc dưới của con diều.
5. Bạn hãy khoét 2 lỗ 2 bên thanh tre thẳng ở phía đuôi của con diều, và 2 lỗ ở vùng giao nhau giữa thanh tre và chiếc cung diều. Sau đó dùng dây buộc nối chúng lại và nối với dây kéo bên ngoài sao cho khi kéo ra thì ta có một tam giác vuông tại điểm kéo là bạn đã hoàn thành rồi đấy.
Qua vài bước đơn giản trên về cách làm diều sáo truyền thống bạn đã có thể tạo ra một thứ trò chơi mới cho con bạn rồi đấy. Chắc hẳn con bạn sẽ khá bất ngờ với món quà đầy ý nghĩa này. Trước khi bạn có thể bay, diều của bạn cần có gió. Chẳng bao lâu diều của bạn sẽ được nâng lên trong những cơn gió mạnh và bay ổn định. Luôn luôn để mắt đến diều của bạn trong khi nó đang bay. Nếu có điều gì bất ổn, bạn phải nhìn thấy nó và sửa chữa những lỗi đó trước khi nó rơi. Hi vọng bạn sẽ tạo một không gian thoải mái cho trẻ trong thời gian hè này nhé. Chúc bạn thành công.
Wiki Cách Làm
Theo Wikicachlam.com tổng hợp
Phương pháp tính nhẩm siêu tốc Soroban giúp trẻ phát triển tư duy toán học
Xuất hiện tại Nhật Bản từ năm 1600, phương pháp tính nhẩm dựa trên thuật tính của bàn tính gảy Trung Quốc, đã được thương gia Nhật Bản cải tiến, giúp việc tính toán thuận lợi, nhanh chóng, chính xác. Qua nhiều thế kỷ, phương pháp tính nhẩm (Soroban) ngày càng được cải tiến và trở thành kỹ năng tính toán siêu nhanh, với hàng chữ số lên tới hàng nghìn.
Phương pháp tính nhẩm siêu tốc Soroban kích thích phát triển não bộ của trẻ.
Có mặt tại Việt Nam thông qua Hệ thống Soroban Việt Nam, do Soroban Singapore ủy quyền, năm 2015, phương pháp tính nhẩm Soroban ngày càng được học sinh và phụ huynh đánh giá cao. Vậy phương pháp tính nhẩm Soroban có những ưu việt gì và giúp cho trẻ từ 4 -12 tuổi phát triển ra sao?.
PV Báo Giáo dục và Thời đại đã có cuộc trao đổi với bà Phí Thị Minh Hằng - Phó Giám đốc đào tạo Hệ thống Soroban Việt Nam nhằm làm rõ những điều mà mọi người quan tâm.
PV: Là người am hiểu về phương pháp tính nhẩm Soroban, bà có thể cho biết, bản chất của phương pháp tính nhẩm siêu tốc này là gì?
- Bản chất của phương pháp tính nhẩm siêu tốc Soroban chính là chương trình rèn luyện và phát triển tư duy, lấy toán làm công cụ chứ không phải là dạy tính toán cho trẻ em.
Đây là chương trình khoa học dành cho lứa tuổi từ 4 -12, nhằm phát huy tối đa khả năng tư duy, khai mở những kho tàng trong não của các con. Qua nhiều năm phát triển và khẳng định thương hiệu, Soroban Việt Nam là đơn vị duy nhất tại Việt Nam được Hiệp hội bàn tính Soroban Quốc tế công nhận và tham gia vào mọi hoạt động của Soroban Quốc tế, đặc biệt là các cuộc thi thế giới hằng năm.
PV: Bà có thể chia sẻ rõ hơn về việc phát triển tư duy của trẻ qua phương pháp tính nhẩm Soroban?
- Tại sao tôi lại nói đây là chương trình khoa học giúp trẻ phát triển tư duy qua toán học? Vì như chúng ta biết, cấu tạo của não có hai phần: Bán cầu não trái và Bán cầu não phải. Khi tham gia chương trình Soroban, cả hai bán cầu não này được kích hoạt với khả năng tư duy logic tốt nhất. Tất nhiên, mỗi bán cầu não có nhiệm vụ khác nhau. Nếu bán cầu não trái đảm nhiệm việc tính toán logic, thì bán cầu não phải đảm nhiệm trí tưởng tượng không gian.
PV: Có ý kiến cho rằng, ở lứa tuổi nhỏ như từ 4 - 12 tuổi, chưa cần thiết phải học tính toán siêu đẳng như vậy, quan điểm của bà về vấn đề này?
- Rõ ràng nếu đưa các con vào những chương trình toán học thực sự ở lứa tuổi nhỏ như vậy là chưa nên, điều đó đã được các chuyên gia nghiên cứu giáo dục khẳng định. Song một câu hỏi mà chúng ta nên đặt ra, đó là tại sao phương pháp tính nhẩm Soroban lại phát triển rất nhanh và mạnh tại các quốc gia có nền giáo dục tương đồng hoặc hơn Việt Nam, ví như Sigapore, Nhật Bản, Malaisia và xa hơn là Mỹ, Đức, Pháp...
Câu trả lời hết sức đơn giản, vì tính nhẩm Soroban không phải là học toán, mà là phát triển tư duy của trẻ. Việc phát triển tư duy não bộ cho trẻ là điều cần thiết và cần làm. Việc học tính nhẩm Soroban không chỉ đơn giản là học, mà các con sẽ được chơi với những phép tính toán thú vị và nhanh chóng.
PV: Vậy học tính nhẩm Soroban có quá phức tạp với trẻ hay không, đặc biệt với trẻ em Việt Nam?
- Soroban Việt Nam được Soroban Singapore chuyển giao toàn bộ bản quyền, từ chương trình đào tạo, giáo viên chuyên môn cho tới giáo trình, giáo cụ, vì vậy, học sinh Việt Nam học không khác gì các bạn học sinh ở quốc gia khác.
Đây là chương trình giáo dục khoa học kết hợp phát triển tư duy nên rất cuốn hút trẻ. Phương pháp tính nhẩm Soroban có nhiều cấp độ khác nhau, song có thể nói tựu chung lại là các con sẽ học qua 5 nấc thang nhận thức phù hợp với sự phát triển tư duy của trẻ, đó là học trên mô hình bàn tính gảy, sau đó trên mô hình tưởng tượng hạt bàn tính, rồi đến ký hiệu trên bàn tính, quy ước tính toán trên bàn tay và cuối cùng là chỉ tính trên từng đầu ngón tay.
Điều đặc biệt là, từ bàn tính thực tế, cho tới khi tính toán bằng ngón tay với dãy số lên tới hàng nghìn, hoàn toàn bằng tư duy tưởng tượng và trí nhớ đã được rèn luyện.
PV: Vậy tính nhẩm siêu tốc Soroban có dạy online được không, thưa bà?
- Cho tới thời điểm này, trên toàn thế giới, chưa có quốc gia nào dạy tính nhẩm siêu tốc Soroban qua online (Trực tuyến). Tại sao lại như vậy, vì đơn giản đối tượng học là trẻ em, rất hiếu động và dễ mất tập trung. Việc xây dựng giáo trình dạy online không khó nhưng chắc chắn không hề hiệu quả mà còn phản khoa học, phản giáo dục. Các con không thể tập trung học qua online được, nhất là trong phát triển tư duy, do đó học tính nhẩm Soroban là học trực tiếp (offline).
Cũng xin nhắc lại rằng, Hệ thống Soroban Việt Nam là đơn vị duy nhất phát triển phương pháp tính nhẩm Soroban tại Việt Nam và là thành viên duy nhất tại Việt Nam được Hiệp hội Soroban Quốc tế công nhận. Nên phương pháp đào tạo Soroban tại Việt Nam đều có sự giám sát của Hiệp hội Soroban Quốc tế.
PV: Vậy trong thời gian tới, chúng ta có hoạt động gì tham gia chung với Hiệp hội Soroban Quốc tế?
- Cho đến nay, Soroban Việt Nam đã tổ chức 7 kỳ thi học sinh giỏi Soroban cấp Quốc gia. Thí sinh tham gia được tuyển chọn từ hàng trăm trung tâm tại hơn 20 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Qua các cuộc thi này, Soroban Việt Nam lựa chọn đội tuyển gồm những em xuất sắc nhất ở các cấp độ, để tham gia các cuộc thi tầm cỡ quốc tế.
Năm 2018 này, sau cuộc thi cấp quốc gia diễn ra đầu tháng 8, Soroban Việt Nam đã lựa chọn và thành lập đội tuyển Soroban Việt Nam, tham gia cuộc thi soroban Quốc tế 2018 tại Malaisia vào tháng 12 tới. Điều đáng ghi nhận là cho tới nay, đội tuyển Soroban Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích cao, được các quốc gia ghi nhận.
PV: Xin cảm ơn bà.
Bảo Minh (thực hiện)
Theo giaoducthoidai.vn
Leng keng Hai cựu chiến binh đang nói khoác về đơn vị của họ. Ảnh minh họa - À, đại đội của tôi được rèn luyện xịn đến mức khi chúng tôi bồng súng chào anh chỉ nghe toàn tiếng lệch xệch, lệch xệch, lách cách. - Khá đấy - Người kia nói- Nhưng khi đại đội chúng tôi bồng súng chào, anh chỉ nghe...