Cách làm đậu hủ bao bố hạt sen sốt xí muội đơn giản, giải ngấy
Đậu hũ nhồi thịt có lẽ đã là một món ăn quá quen thuộc trong bữa cơm gia đình người Việt. Thế nhưng, vào những ngày nắng nóng bạn muốn thưởng thức một món ăn thanh đạm, thơm ngon
Thì hãyvào bếp cùng trổ tài làm ngay món đậu hủ bao bố hạt sen sốt xí muội hấp dẫn này nhé!
Nguyên liệu làm Cách làm đậu hủ bao bố hạt sen sốt xí muội
Đậu hủ chiên 5 miếng
Nấm đông cô cắt hạt lựu nhỏ 5 cái
Nấm mèo cắt nhỏ 2 cái Sắn cắt hạt lựu nhỏ
1/2 củ Cà rốt cắt hạt lựu nhỏ
1/2 củ Bún tàu cắt nhỏ 20 gram (1 lọn)
Hành boaro cắt nhỏ 2 muỗng canh
Hạt sen hấp chính 10 gr
Hẹ trụng sơ 5 cái
Dầu ăn 3 muỗng canh
Hạt nêm chay 2 muỗng canh Tiêu 1 muỗng cà phê
Tương xí muội 2 muỗng canh
Tương cà 2 muỗng canh
Nước tương 1 muỗng canh
Xí muội băm 2 muỗng canh
Đường 4 muỗng canh Giấm 2 muỗng canh
Màu gạch tôm 1/2 muỗng cà phê
Nước lọc 1 chén
Hình ảnh nguyên liệu
Video đang HOT
Dụng cụ
Chảo, dao, chén, muỗng,…
Cách chế biến Cách làm đậu hủ bao bố hạt sen sốt xí muội
1
Lấy ruột đậu hủ
Đầu tiên, bạn dùng dao để cắt phần đầu của đậu hủ (khoảng 2 cm), sau đó tiếp tục dùng dao và muỗng để lấy hết phần ruột bên trong đậu hủ, chỉ để lại lớp vỏ đậu hủ đã chiên bên ngoài.
Phần ruột đậu hũ sau khi lấy ra bạn đừng vội bỏ mà hãy để dành lại trong 1 chiếc chén để làm phần nhân nhé!
Khi lấy rượt đậu hủ, bạn càn lấy kỹ bao nhiêu thì tạo hình chiếc bao bố sẽ càng đẹp bấy nhiêu. Nếu lấy ruột không kỹ thì lúc làm bao bố sẽ không có độ mềm mại, khó dùng hẹ buộc lại.
2
Xào nhân đậu hủ
Bắt chảo lên bếp và cho 2 muỗng canh dầu ăn vào, đợi dầu nóng một chút rồi bạn cho 1 muỗng canh hành boaro băm nhỏ vào xào cho đến khi dậy mùi thì cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào: nắm đông cô, nấm mèo, cà rốt, củ sắn và hạt sen vào rồi đảo đều.
Đến khi thấy các nguyên liệu đã được đảo đều, bạn tiếp tục nêm gia vị: 2 muỗng canh hạt nêm chay, 1 muỗng cà phê tiêu rồi xào trong vòng 8 phút với lửa nhỏ.
Hết thời gian, bạn lại cho thêm vào 1 chén ruột đậu hũ đã để dành lúc này và cho thêm 1 lọn bún tàu đã được cắt nhỏ vào xào, đến khi nào các nguyên liệu được trộn đều với nhau là được.
3
Nhồi nhân đậu hũ
Bạn lấy phần vỏ đậu hũ đã được lấy hết ruột, tách phần miệng vỏ rồi bắt đầu cho từng muỗng nhân vừa xào. Sau khi đã cho nhân vào xong, bạn dùng 1 cọng hẹ đã được trụng sơ buột quanh phần miệng đẻ tạo hình bao bố nhé!
Lưu ý, bạn chỉ nen nhồi nhân khoảng hơn một nữa phần vỏ thôi nhé, không nên cho nhân quá nhiều vì lúc buộc hẹ sẽ rất khó và không đẹp.
4
Làm nước sốt xí muội
Bạn chuẩn bị một cái tô và lần lược cho các nguyên liệu sau đây vào: 1 muỗng cà phê tiêu, 2 muỗng canh tương xí muội, 2 muỗng canh tương cà, 1 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh xí muội băm, 4 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê màu gạch tôm, 2 muỗng canh giấm, 1 chén nước lọc rồi trộn đều là xong.
5
Nấu nước sốt xí muội
Bắt chảo lên bếp rồi cho 1 muỗng canh dầu ăn vào, đợi đến khi dầu nóng bạn cho tiếp 1 muỗng canh hàng boaro đã cắt nhỏ vào xào cho đến khi dậy mùi thì cho hỗn hợp nước sốt vừa pha vào rồi đun nóng với lửa nhỏ trong vòng 10 phút.
6
Nấu đậu hủ bao bố cùng sốt xí muội
Bước cuối cùng, bạn chỉ cần cho từng miếng đậu hủ bao bố vào nước sốt đã được nấu sôi trên chảo, rãi nước sốt cho thấm đều cả hai mặt rồi rim với lửa nhỏ trong vòng 5 phút nữa là món ăn đã sẳn sàng để thưởng thức rồi đấy.
7
Hoàn thành
Nhờ phần nhân rau củ bên trong nên đậu hủ bao bố vẫn giữ được độ ẩm, không bị quá khô. Đã vậy, vị bùi bùi của hạt sen cùng với ruột đậu hủ hòa quyện với phần nước sốt xí muội chua chua ngọt ngọt vô cùng bắt cơm.
Kể cả không phải ngày chay, đơn giản bạn chỉ ngán thịt hoặc muốn thưởng thức một món ngon thanh đạm, ít dầu mỡ nhưng vẫn đậm đà hương vị thì chắc chắn phải thực hiện ngay công thức làm hũ nhồi nấm này rồi đó.
Cách làm bánh trung thu trà xanh thơm lừng cực đơn giản
Cách làm bánh trung thu trà xanh không khác nhiều so với công thức làm bánh trung thu truyền thống. Tuy nhiên, do đặc thù của loại bánh này là hương vị trà xanh mới lạ, độc đáo, nên người làm cần phải đảm bảo được cả mùi thơm và màu sắc đặc biệt của bánh.
Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn thực hiện món bánh này ngay tại nhà chỉ với những thao tác vô cùng đơn giản.
1. Chuẩn bị nguyên liệu
2. Hướng dẫn cách làm bánh trung thu trà xanh
2.1. Làm vỏ bánh
2.2. Nặn bánh
2.3. Đóng bánh vào khuôn
2.4. Nướng bánh
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Trong cách làm bánh trung thu trà xanh thì khâu chuẩn bị nguyên liệu là hết sức quan trọng. Nguyên liệu càng đầy đủ, đảm bảo chất lượng thì bánh làm ra sẽ càng thơm ngon, hấp dẫn hơn. Để làm được 4 chiếc bánh trung thu trà xanh trọng lượng khoảng 150 g, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:
150g bột mì.10g bột trà xanh (Xem cách làm bột trà xanh không bị đen tại nhà)
90g nước đường (đã được nấu sẵn)
250g nhân đậu xanh hoặc hạt sen nhuyễn.30ml sữa tươi không đường.
Khâu chuẩn bị nguyên liệu làm bánh trung thu trà xanh vô cùng quan trọng. Ảnh: Internet
2. Hướng dẫn cách làm bánh trung thu trà xanh
2.1. Làm vỏ bánh
Đầu tiên, bạn trộn đều 150g bột mì với bột trà xanh vào một thau lớn rồi đổ nước đường vào, nhào thật kỹ đến khi khối bột quánh mịn.Dùng màng bọc thực phẩm bọc thau bột lại, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 giờ.Lấy bột ra, chia bột làm vỏ và nhân đậu xanh đã chuẩn bị sẵn thành những phần bằng nhau theo tỉ lệ 2 phần nhân tương ướng với 1 phần vỏ (tức là nếu nhân bánh là 100 g thì vỏ bánh là 50 g).
Bạn nên chia tỉ lệ nhân bánh và vỏ bánh là 2:1. Ảnh: Internet
2.2. Nặn bánh
Trước hết, bạn hãy cán từng khối bột nhỏ (đã được chia tỉ lệ, mỗi viên bột là 50 g để làm vỏ) mỏng khoảng 5 - 7 mm. Lưu ý, bạn phải cán đều về các phía để tạo thành một hình tròn nhé. Điều này giúp khi bao nhân lại sẽ dễ dàng hơn, nhân không bị tràn ra ngoài.Tiếp theo, đặt viên nhân đậu xanh (trọng lượng mỗi viên là 100 g) vào giữa miếng bột. Rồi bạn dùng tay nhẹ nhàng bao tròn lại sao cho nhân không bị lộ ra khỏi vỏ bánh.
Lần lượt đặt từng viên nhân vào giữa miếng bột đã được cán tròn. Ảnh: Internet
Sau đó, bạn tiếp tục vê tròn bánh để chuẩn bị cho công đoạn vào khuôn.
Khi nặn bánh, bạn cần khéo léo bọc nhân thật kỹ để nhân không bị lộ ra khỏi vỏ. Ảnh: Internet
2.3. Đóng bánh vào khuôn
Quét một lớp mỏng dầu ăn vào khuôn nhằm mục đích tạo lớp chống dính, giúp cho bánh không bị khô khi nướng.Lần lượt đặt bánh vào khuôn và ấn thật chặt vào các góc để bánh được dàn đều, có hình dạng sắc nét. Lưu ý là bạn nên chọn loại khuôn có rãnh sâu để dễ làm, bánh cũng được tạo hình đẹp mắt hơn.Sau đó, bạn nhẹ nhàng gỡ những chiếc bánh ra khỏi khuôn.
Khi đóng bánh vào khuôn, bạn nên ấn mạnh tay để bánh được sắc nét. Ảnh: Internet
2.4. Nướng bánh
Nướng bánh là khâu cuối cùng và cũng là quan trọng nhất trong cách làm bánh trung thu trà xanh. Nếu nướng không đúng cách, bánh thành phẩm sẽ rất dễ bị nứt, không lên màu đẹp.
Bước đầu tiên trong khâu nướng bánh trung thu trà xanh là bạn cần phải chuẩn bị sẵn lò nướng ở mức nhiệt độ khoảng 80 độ C trong vòng 15 phút. Sau đó, bạn phun sương nhẹ một ít nước lên khắp bề mặt bánh để bánh không bị vỡ, nứt khi nướng. Lúc này, bạn chỉ cần cho khay bánh vào lò nướng, nướng trong khoảng 7 - 8 phút.
Bạn nhớ phun sương cho bánh để bánh không bị nứt, vỡ khi nướng. Ảnh: Internet
Lấy bánh ra khỏi lò, quét một lớp sữa tươi lên mặt bánh. Bạn để bánh khoảng 2 - 3 phút rồi lại tiếp tục cho vào lò nướng, nướng thêm khoảng 10 phút nữa. Đến khi thấy mặt bánh trung thu trà xanh có vẻ hơi khô và se lại là hoàn tất.Công đoạn nướng bánh trung thu trà xanh khác đôi chút so với phương pháp truyền thống. Cụ thể: thay vì quét nước màu trứng gà, bạn phải quét sữa tươi. Làm như thế, bạn mới giữ được màu xanh đẹp mắt của bánh.
Trên đây là cách làm bánh trung thu trà xanh đúng chuẩn ngon miễn chê mà chị em nào cũng vô cùng thích thú. Hy vọng cách làm bánh mới lạ này sẽ giúp ích cho các bạn có thể trổ tài nội trợ trong mùa Trung thu này. Ngoài hướng dẫn trên, bạn còn có thể tự làm bánh trung thu nhân trà xanh giúp đỡ ngấy ngán. Nào, hãy tự tay làm những chiếc bánh thơm ngon, độc đáo dành tặng những người thân yêu nhất với công thức nấu ăn tuyệt hảo này nhé!
3 cách nấu cháo cho bé 6 tháng đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng cân nhanh chóng Cách nấu cháo cho bé 6 tháng đạt chuẩn là phải đảm bảo cung cấp được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Lý do là bởi đây là giai đoạn bắt đầu tập ăn dặm cũng như hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu. Các thức ăn thô như gạo,...