Cách làm dầu dừa dưỡng da, dưỡng tóc đơn giản cho nàng lười
Cách làm dầu dừa đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn có được hũ dầu dừa sạch nguyên chất để an tâm làm đẹp.
Dầu dừa là gì?
Dù đã rất quen thuộc nhưng có nhiều chị em chưa thật sự hiểu rõ về khái niệm này. Trước khi biết cách làm dầu dừa, chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là dầu dừa nhé!
Dầu dừa là loại dầu thu được qua các quy trình chiết tách từ cơm dừa của quả dừa tươi hoặc dừa khô. Trong các loài cây họ nhà cọ, dừa được xếp hạng là một trong những loài cây mang lại nhiều lợi ích nhất cho con người. Trãi qua nhiều thế hệ và nền văn hóa khác nhau trong khu vực nhiệt đới, con người đã sử dụng cây dừa trong các lĩnh vực đặc biệt là làm đẹp.
Tác dụng của dầu dừa
Dầu dừa có nhiều công dụng trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Loại tinh dầu này tác động từ trong ra ngoài giúp chúng ta có một thể trạng khỏe mạnh và rạng rỡ. Từ chống ung thư bảo vệ sức khỏe đến làm đẹp như: Dưỡng da, chăm sóc tóc, giảm cân hay tẩy trắng răng miệng.
Những công dụng “vàng” trong làm đẹp của dầu dừa rất được chị em ưa chuộng.
Dưới đây Chuyên mục Làm đẹp xin chia sẻ cùng bạn đọc 2 cách làm dầu dừa nguyên chất đơn giản tại nhà, giúp bạn vừa tiết kiệm chi phí lại có thêm một món làm đẹp an toàn do chính tay mình làm ra.
1. Cách làm dầu dừa đơn giản nhất – Phương pháp lạnh
Phương pháp lạnh là cách làm dầu dừa đơn giản nhất. Rất nhanh gọn, quy trình chiết tách dầu dừa nguyên chất theo cách này mất khoảng 60 phút thực hiện và 24 tiếng đợi thành phẩm.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Dừa nạo hay còn gọi là cơm dừa. (Bạn có thể dùng dừa nạo bán sẵn hoặc tự tay làm hết)
- Nước đun sôi để nguội
- Máy xay sinh tố
- Đồ dùng lọc: Khăn màng lọc hoặc ray lọc
- Hũ thủy tinh đựng thành phẩm.
Quy trình thực hiện
Cơm dừa sau khi nạo sẽ có được những sợi dừa mỏng như thế này.
- Bước 1: Tiến hành bổ dừa và tách lấy phần cơm dừa (cùi dừa). Tiếp theo đó, bạn sắt thành từng lát mỏng hoặc dùng dao nạo để nạo thành những sợi mỏng. Kết thúc bước 1, bạn cho cơm dừa và một ít nước vào máy, xay thật nhuyễn như bột.
Tiến hành lọc cơm dừa đã xay nhuyễn qua khăn xô.
- Bước 2: Sau khi xay nhuyễn, bạn đổ phần dầu dừa vào ray lọc hoặc khăn xô và vắt thật kiệt phần nước cốt dừa đã xay. Cho nước cốt dừa đã lọc vào hũ thủy tinh sạch rồi đậy kín nắp và để nơi khô thoáng trong vòng 24 tiếng.
Cách làm dầu dừa bằng phương pháp lạnh sẽ cho ra được thành phẩm hũ dầu dừa có hình dạng như ảnh trên.
Video đang HOT
- Bước 3: Sau 24 tiếng, mặt nước cốt dừa sẽ đóng váng trắng ở trên và tinh dầu lắng ở dưới. Lúc này bạn đem hũ thủy tinh vào để trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 3 tiếng để lớp váng dừa bên trên đông lại.
- Bước 4: Sau 3 tiếng, bạn sẽ thấy lớp váng đông đặc lại. Bạn chỉ cần dùng muỗng nhỏ hớt lớp váng ra, còn lớp tinh dầu bên dưới chính là dầu dừa nguyên chất được làm theo cách làm dầu dừa phương pháp lạnh.
Sau khi hớt phần váng phía trên bạn sẽ thu được tinh dầu dừa nguyên chất.
Cách làm dầu dừa theo phương pháp ép lạnh có ưu điểm là quy trình dễ dàng, nhanh gọn nhưng thời hạn sử dụng dầu dừa không lâu. Trong môi trường thường, dầu dừa làm theo phương pháp này chỉ để được 1 tuần. Màu của chúng cũng không đẹp như phương pháp cách làm dầu dừa với nhiệt.
2. Cách làm dầu dừa bằng phương pháp nóng
Từ xưa đến nay ông bà ta nấu dầu dừa theo cách này. Không phức tạp hơn nhiều so với cách làm dầu dừa lạnh, bạn chỉ cần thêm một bước đun nước cốt dừa trên nhiệt thôi nhé!
Tổng hợp những bước cơ bản của cách làm dầu dừa theo phương pháp nhiệt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Dừa già: 1 trái ( càng già càng tốt)
- Nước sạch
- Máy xay sinh tố
- Màng lọc
- Bếp, chảo
- Hũ thủy tinh.
Quy trình thực hiện
Cùi dừa nạo được thêm nước nóng trước khi xay nhuyễn.
- Bước 1: Tách đôi quả dừa, dùng dao nạo lấy phần cùi dừa. Sau đó bạn cho cùi dừa nạo và một ít nước nóng vào máy xay nhuyễn.
Bước thứ hai trong cách làm dầu dừa phương pháp nhiệt.
- Bước 2: Bạn đặt nồi nước trên bếp và đun sôi, sau đó để nước nguội bớt. Bạn cho phần cơm dừa xay ở bước 1 vào chung với nước nóng trong nồi. Chú ý căn cho phần nước sâm sấp với phần dừa xay nhé, không nên để loảng quá. Sau đó bạn tiếp tục đun hỗn hợp với lửa nhỏ trong 15 phút.
Xay thật nhuyễn thêm một lần nữa…
.. và vắt thật kiệt.
- Bước 3: Tiếp tục xay lại phần dừa vừa nấu ở bước 2 bằng cách cho toàn bộ nồi dừa vừa đun (đã để nguội) vào trong máy xay sinh tốt xay thật nhuyễn cho đến khi hỗn hợp trở lên thật sánh và mịn. Sau đó, bạn dùng vải xô vắt lấy nước cốt dừa và cho ra bát.
Bước thứ 4 là điểm khác biệt của cách làm dầu dừa phương pháp nhiệt với phương pháp lạnh.
Bước 4: Cách làm dầu dừa bằng phương pháp nhiệt đặc biệt ở bước này. Sau khi đã có nước cốt dừa sánh mịn, bạn cho lên bếp đun sôi nhỏ lửa. Khi đun nhiệt, phần cơm dừa dần dần tách khỏi dầu dừa và chìm xuống đáy nồi. Lúc này, bạn cần đảo đều tay để cơm dừa không dính cháy ở đáy chảo.
Sau khi cơm dừa sên lại rồi ngả màu vàng nâu, bạn tắt bếp và chắt dầu dừa cho vào lọ. Để dầu dừa nguội sau đó đậy kín nắp là bạn có thể sử dụng phần dầu dừa này lâu nhất tới 2 năm.
Thành phẩm dầu dừa nguyên chất vàng óng từ cách làm dầu dừa bằng phương pháp nhiệt.
3. Những lưu ý khi thực hiện 2 cách làm dầu dừa trên
Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ tới bạn đọc hai cách làm dầu dừa khá phổ biến hiện nay. Tuy đơn giản nhưng các bạn cũng cần lưu ý một số kinh nghiệm sau để thực hiện thành công nhất nhé!
- Dùng dừa già để làm dầu dừa, vì dừa càng già sẽ cho càng nhiều dầu hơn.
- Để việc làm đẹp được đảm bảo nhất, các dụng cụ thực hiện cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi tiến hành hai cách làm dầu dừa trên.
- Dầu dừa thu được hơi sền sệt như dầu ăn, mùi rất thơm (giống kẹo dừa), màu trong hoặc hơi ngà vàng tùy vào loại dừa và độ lửa khi đun.
- Để biết dầu dừa bạn làm đã chuẩn hay chưa hãy dựa vào thời hạn sử dụng. Nếu ở nhiệt độ thường mà dầu dừa dùng được trên 6 tháng là chuẩn nhé. Nếu dầu dừa bị mốc chỉ 1 tuần sau khi làm thì bạn làm chưa đúng rồi.
- Bảo quản dầu dừa trong lọ bằng thủy tinh hoặc chai nhựa, để nơi ít ánh sáng. Bạn có thể để dầu dừa trong tủ lạnh và dùng bình thường.
Hy vọng rằng, hai cách làm dầu dừa cùng những lưu ý trên sẽ giúp bạn tự sản xuất được những hũ dầu dừa chất lượng cho hành trình đẹp lên mỗi ngày. Chúc bạn thực hiện thành công!
Theo eva.vn
Thoa dầu dừa lên da trong 1 tuần để chữa sẹo mụn, cô nàng này đã nhận được kết quả đáng thất vọng
Dù có rất nhiều hứa hẹn và kỳ vọng, nhưng sau 1 tuần thử nghiệm cô nàng này nhận thấy dầu dừa chẳng giúp ích gì cho da của cô.
Mẹo trị sẹo mụn an toàn mà không hề tốn kém, không chỉ vết thâm biến mất, da mặt cũng mịn màng sáng sủa hẳn ra Để tránh sẹo sau khi nặn mụn thì đây là 5 bước chăm da mà bạn cần nhớ Giải mã tất tần tật về phương pháp peel da hóa học trị sẹo mụn thần thánh
Dầu dừa là nguyên liệu làm đẹp khá phổ biến và được nhiều người tin tưởng. Không chỉ dùng để dưỡng thể, dưỡng tóc, nhiều người còn cho rằng loại dầu này còn có thể dùng cho da mặt để hạn chế khô nẻ, bong tróc, trị mụn, da nhanh lành, liền sẹo. Chỉ cần tìm kiếm từ khóa "dầu dừa, mụn sẹo mụn" trên Google bạn có thể nhận được gần 400.000 kết quả với nhiều lời hứa hẹn thần kỳ.
Vậy nhưng liệu dầu dừa có thực sự tốt như lời đồn thổi hay không? Liệu bạn có nên dùng dầu dừa như 1 loại dầu dưỡng cho da mặt hay không? Thắc mắc trước điều này, cô nàng Sundy He đã quyết định dùng thử dầu dừa trong 1 tuần để xem kết quả ra sao.
Trước khi thử nghiệm
Da của Sundy là da hỗn hợp vừa nhờn lại vừa khô. Trước đây cô có khá nhiều mụn nhưng hiện tại còn chủ yếu là vết thâm, đốm đỏ và sẹo mụn. Cô nàng rất hy vọng dầu dừa sẽ giúp mình cải thiện tình trạng da hiện tại.
Mỗi khi rửa sạch mặt cô sẽ lấy khoảng thìa café dầu dừa, thoa lên mặt đặc biệt là những chỗ có nhiều sẹo mụn sau đó đi ngủ và rửa lại mặt vào sáng ngày hôm saui tối sa.
Ngày 1: Chưa có điều gì đặc biệt
Ngày đầu tiên, Sundy thoa dầu dừa lên những khu vực nhiều sẹo mụn chứ không thoa cả mặt. Dầu có mùi khá dễ chịu, chất dầu lỏng, có hơi nặng khi thoa lên da, khiến da cô trở nên bóng nhẫy.
Tỉnh dậy vào sáng ngày hôm sau, Sundy thấy da rất dầu vì vậy cô chỉ muốn ngay lập tức đi rửa mặt. Dầu còn dính vào gối và tóc của cô. Nhưng bù lại cô nhận thấy những vùng da bị khô trước đây thì giờ không còn quá khô.
Ngày 2: Sẹo mụn có vẻ mờ dần?
Ngày tiếp theo cô nàng lấy ít dầu hơn so với hôm trước, nên khi tỉnh dậy da cũng không bị quá bóng nhẫy. Những vết sẹo mụn có vẻ mờ và mịn hơn nhưng Sundy không chắc đây có phải do tác dụng của dầu dừa hay không. Mặt khác, cô thấy những nốt mụn cũ có vẻ nhanh chín và lên nhân nhanh hơn.
Ngày 3: Da tiết nhiều dầu
Vào ngày thứ 3, Sundy nhận thấy da cô tiết rất nhiều dầu. Có thể là do thời tiết bắt đầu nóng hơn, nhưng cũng có thể dầu dừa khiến da cô tiết nhiều dầu hơn. Dù vì lý do gì thì cô vẫn cảm thấy rất khó chịu khi phải sử dụng dầu dừa; nhưng cô vẫn cố gắng để hoàn thành 1 tuần thử nghiệm.
Ngày 4 và 5: Da vẫn không thay đổi
Sundy có thể nhận thấy làn da trở nên mướt, mịn không quá khô như trước, vết sẹo cũng đều màu hơn nhưng không quá rõ ràng. Tệ hơn, cô còn nổi thêm 1 nốt mụn đầu trắng ở khu vực cằm.
Ngày 6: Chưa có sự cải thiện rõ rệt
Sau khi chụp ảnh, Sundy nhận thấy da của cô vẫn chưa có sự cải thiện rõ ràng sau 6 ngày liền thoa dầu dừa đều đặn. Vì vậy cô vẫn chưa thể kết luận việc sử dụng dầu dừa cho sẹo mụn liệu có đem lại hiệu quả thực sự hay không.
Ngày 7: Ngày cuối cùng
Đến ngày cuối cùng, Sundy vẫn không thấy dầu dừa đã giúp ích gì cho vết sẹo mụn của cô. Theo chị của Sundy nhận xét da của cô chẳng có sự khác biệt gì, và việc dùng dầu dừa chỉ lãng phí thời gian mà thôi. Bạn trai của cô cũng thấy da không có gì khác biệt.
Kết luận
Sau 1 tuần, sẹo mụn của Sundy gần như không có sự thay đổi nào. Việc dùng dầu chỉ khiến da cô có vẻ mướt mịn hơn, không còn quá khô như trước đây. Nhưng vì rất ghét cảm giác thoa dầu lên da nên Sundy cho rằng cô sẽ không tiếp tục áp dụng phương pháp này.
Trên thực tế dầu dừa dù rất phổ biến nhưng nó không phải là loại dầu phù hợp với những người có làn da dầu hoặc mụn. Theo bác sĩ da liễu Dendy Engelman, chủ phòng khám cùng tên, cho biết: " Dầu dừa là 1 trong những loại dầu có khả năng gây bí tắc lỗ chân lông rất cao" từ đó có thể khiến da trở nên nhạy cảm, dễ nổi mụn hơn. Chính vì thế, nếu bạn muốn thử dùng dầu dừa trên da, bác sĩ Engelman cũng khuyên bạn " chỉ nên bôi lên 1 vùng nhỏ , để xem dầu có làm da bị kích ứng hay nổi mụn hay không, rồi mới bôi toàn mặt".
Bác sĩ da liễu Dendy Engelman
Như vậy là dầu dừa vừa có khả năng gây mụn, lại không có hiệu quả rõ ràng với sẹo mụn như Sundy đã thử nghiệm. Bởi vậy nếu muốn sử dụng dầu dừa để trị mụn hoặc sẹo mụn thì bạn nên cân nhắc thật kỹ. Bản thân Sundy cũng thừa nhận cô sẽ không tiếp tục áp dụng phương pháp không đem lại hiệu quả rõ rệt như này nữa
THEO TRI THỨC TRẺ
Điểm mặt đặt tên 7 cách làm móng tay chắc khỏe nhanh dài Đối với những cô nàng nghiện làm đẹp thì nail luôn là nghệ thuật khiến họ mê mẩn. Xin chia sẻ với bạn 7 cách giúp móng tay nhanh dài, phục vụ cho việc làm nail của các nàng. Tăng cường protein Để làm đẹp móng, các cô nàng cần phải nuôi dưỡng bộ móng của mình đẹp khỏe. Trước tiên hãy thay...