Cách làm cơm rượu nếp cho Tết Đoan Ngọ 2022
Cơm rượu nếp là món ăn không thể thiếu cho mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) thêm đầy đủ và trọn vẹn hơn.
Nguyên liệu:
- 500gr gạo nếp (có thể thay thế bằng gạo nếp cẩm hoặc gạo lứt nếp)
- 6gr men rượu thuốc bắc
- 500ml nước
- Lá sen (có thể thay thế bằng lá chuối, lá dong)
Cách làm:
- Đãi và vo sạch gạo nếp. Để cho hạt gạo khi nấu sẽ nở đều nhanh chín hơn bạn nên ngâm gạo nếp trong khoảng từ 4 – 6 tiếng trước khi nấu.
- Bạn tiếp tục vo sạch gạo nếp lần nữa, để ráo rồi cho toàn bộ vào trong nồi nấu. Cách nấu tương tự như nấu cơm không nên cho quá nhiều nước sẽ khiến cho cơm bị nhão, ngược lại cho ít nước sẽ khiến cơm bị khô, cứng sẽ không ngon.
- Cho phần cơm nếp đã nấu chín ra khay lớn nhớ trải đều để cơm không bị vón cục. Bạn để cơm hơi nguội rồi tiến hành rắc phần men lên. Dùng tay trộn đều, thao tác nhẹ nhàng để cơm nếp và men rượu hòa quyện vào nhau. Lưu ý không cho men vào cơm khi còn quá nóng sẽ khiến cho men dễ bị chết.
- Để cơm rượu được thơm ngon hơn, bạn dùng lá sen hoặc có thể thay thế bằng lá chuối, lá dong,…sau đó cho phần cơm nếp đã được trộn men vào trong lá rồi gói lại. Bạn cho gói cơm vào một chiếc bát và đặt vào trong nồi. Đậy kín nắp và đặt ở nơi thoáng mát ủ trong khoảng 3 – 4 ngày, đến khi ngửi thấy mùi cơm rượu nếp đặc trưng và mặt cơm hơi bóng ướt là đã có thể thưởng thức được rồi.
Video đang HOT
(Bạn cũng có thể dũng hũ lớn và cho toàn bộ cơm nếp trộn men vào trong hũ. Rồi tiến hành ủ tương tự).
- Để biết cơm nếp đạt hay chưa thì bạn quan sát thấy nước cơm chảy ra. Khi ăn thử bạn sẽ cảm nhận được vị cay và hơi men đặc trưng của rượu kết hợp với vị ngọt của nước đường và nếp.
Chúc bạn thành công!
Cách làm rượu nếp đơn giản, thơm ngon, không bị cay ăn Tết Đoan Ngọ
Rượu nếp từ lâu đã trở thành thức uống thơm ngon truyền thống người Việt và trong ngày Tết Đoan Ngọ (5/5) đây là món đặc biệt không thể thiếu.
Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời, trở thành "Tết giết sâu bọ" và thờ cúng nhớ ơn ông bà tổ tiên.
Theo tục lệ, vào ngày này mọi người thường ăn hoa quả, bánh kẹo có nguồn gốc tự nhiên (những loại có vị chung là chua, cay, nóng...) vào sáng sớm khi mới thức giấc, với ý nghĩa sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết.
Hoa quả, bánh trái có nguồn gốc tự nhiên (những loại có vị chung là chua, cay, nóng...) cùng với rượu nếp là những đồ cúng không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Theo tục lệ, vào ngày này mọi người phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết.
Chính vì thế, hoa quả, bánh trái có nguồn gốc tự nhiên (những loại có vị chung là chua, cay, nóng...) là những đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có các món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương, khu vực. Một trong những món không thể thiếu ngày Tết Đoan Ngọ chính là cơm rượu nếp.
Chị em hãy cùng tham khảo cách làm rượu nếp cực đơn giản, dễ làm dưới đây để thực hiện trong ngày Tết Đoan Ngọ.
CÁCH LÀM RƯỢU NẾP TẾT ĐOAN NGỌ
1. Nguyên liệu làm cơm rượu nếp
- 1 kg gạo nếp (chọn gạo nếp cẩm hoặc gạo lứt nếp)
- 20g men rượu (hoặc 2 viên men ngọt)
- 300g đường
- Lá chuối hoặc lá sen
2. Cách làm cơm rượu nếp
Bước 1: Vo sạch gạo nếp, ngâm khoảng 1 tiếng trong nước lạnh. Sau đó đổ gạo ra một chiếc giá, để cho gạo ráo nước rồi bắt đầu đem đi nấu
Bước 2: Trộn đều cơm nếp với một nhúm nhỏ muối trước khi nấu cơm
Bước 3:
- Cách 1: Vớt gạo lên cho róc nước rồi cho vào nồi cơm điện, cho nước ngập mặt gạo khoảng 1,5cm và bật nút nấu chín như bình thường, khi cơm sôi thì đảo lên để xôi chín đều và không bị bén nồi.
- Cách 2: Đổ cơm nếp lên trong những chiếc nồi hấp 2 tầng (giống như đồ xôi). Bạn chỉ cần cho nước ở tầng dưới của nồi, đun cho nước sôi, rồi đổ gạo lên tầng trên, đun tầm 30 phút cho tới khi chín. Hơi nước sẽ làm cơm chín đều mà không lo bị khô hay nhão.
Bước 4: Khi cơm nếp chín, cho ra đĩa hoặc mâm để chờ cơm nguội. Dàn mỏng cơm để nhanh nguội hơn.
Bước 5: Giã nát men rượu, lọc sạch các bã chấu, tạp chất rồi trộn đều với 1 muỗng cafe đường.
Bước 6: Lá chuối/ lá sen rửa sạch, lau khô rồi lót vào rổ sạch để chuẩn bị ủ rượu nếp, chừa lại ít lá để phủ lên bề mặt khi ủ.
Khi xôi nguội chỉ còn hơi âm ấm, các bạn trộn đều từng chút men rượu vào với xôi rồi cho vào trong rổ đã lót lá chuối.
Lưu ý
- Không trộn men khi xôi nếp đang nóng vì sẽ làm chết men.
- Lớp xôi dày chừng 5 cm thì lại rắc đều 1 lớp bột men rượu lên trên, xôi phía dưới đáy rổ thì nên cho ít men hơn phía trên khi ủ rượu nếp, men sẽ ngấm tan dần và chảy xuống phía dưới đáy của rổ. Trên cùng các bạn rải đều 1 lớp men mỏng, đậy lá chuối lên cho kín hết mặt xôi.
Bước 7: Trải chăn vải ra, cho đặt rổ rượu nếp lên trên, đóng kín chăn bao quanh rổ rượu nếp. Với thời tiết nắng nóng như hiện nay thì chỉ sau 24h là rổ rượu nếp đã bắt đầu bốc mùi thơm ngào ngạt.
Lưu ý
- Nên thăm chừng thấy có mùi thơm là phải dỡ chăn ủ ra ngay để các hạt rượu nếp hãy còn căng mọng và ngọt đậm.
- Nếu dỡ ra quá sớm thì men chưa biến đổi thành đường trong món rượu nếp sẽ làm món rượu nếp ăn sẽ có vị đắng của men, còn nếu để ủ quá lâu, men rượu sẽ làm cho tinh bột trong hạt nếp xay tan hết thành nước, khi ăn chỉ còn lớp vỏ bên ngoài lên ăn bị bã và rất cay mùi rượu.
- Sau khi đã ủ cơm nếp sau 24h, chị em có thể bảo quản trong tủ lạnh để không bị chua.
Cơm rượu khi ăn có vị ngọt lại rất thanh, và vị dẻo dai của nếp.
3. Thành phẩm
- Cơm rượu nếp chuẩn của miền Bắc là khi ăn có vị ngọt và mùi thơm đặc trưng của rượu.
- Vị cơm rượu khi ăn có vị ngọt lại rất thanh, và vị dẻo dai của nếp. Khi ăn không chán mà không bị say là đạt thành phẩm.
- Có thể ăn cơm rượu nếp trực tiếp hoặc kết hợp với sữa chua. Đây là món ăn bổ dưỡng, tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa, đồng thời giúp làm đẹp da... nếu bạn thường xuyên sử dụng.
Bánh bá trạng: Nét đẹp ngày Tết Đoan Ngọ của người Hoa Trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ, theo truyền thống trên mọi miền đất nước người dân sẽ cúng bánh ú tro, cơm rượu, bánh trái... Nhưng với người Hoa, nhất là ở khu vực Chợ Lớn (TPHCM) thì có một món bánh không thể thiếu, đó là bánh bá trạng. Bánh Quảng Đông có hình gối dài hoặc vuông gần giống bánh chưng....