Cách làm cơm rượu 3 miền có gì khác biệt?
Khi bàn về cách làm cơm rượu 3 miền Bắc Trung Nam chúng ta sẽ thấy rất nhiều khác biệt. Và sự khác biệt đó đến từ chính những nét văn hóa đặc trưng của từng vùng miền.
Lúc này, dù vẫn là một món ăn tráng miệng nhưng cơm rượu ẩn chứa trong đó tính cách, sở thích của người dân mỗi vùng đất. Vậy cơm rượu 3 miền đất nước chúng ta có gì độc đáo trong từng cách làm? Hãy cùng Yeutre.vn khám phá trong bài viết sau nhé.
1. Cách làm cơm rượu miền Bắc có gì đặc biệt?2. Cơm rượu truyền thống người miền Trung có gì độc đáo?3. Cách làm cơm rượu – món bánh bò ở miền Nam
1. Cách làm cơm rượu miền Bắc có gì đặc biệt?
Người miền Bắc có hai món cơm rượu phổ biến: Cơm rượu gạo lức và cơm rượu nếp cẩm . Trong đó phổ biến nhất là cơm rượu gạo lức.
Về cách làm cơm rượu người miền Bắc cũng có những nét rất riêng gắn liền với văn hóa nơi đây. Ví như sau khi xay gạo xong họ nấu thành cơm rồi đổ ra nông ra nia – hai dụng cụ gắn liền với người nông dân ở vùng đất này.
Riêng men rượu được dùng là men làm thủ công thường mua ở các khu chợ truyền thống. Men sau khi mua về sẽ dùng dao cạo bớt lớp trấu rồi dùng chày giã nhỏ thành bột. Bước tiếp đó, khi cơm trên nia đã nguội, người miền Bắc sẽ dùng lá chuối tươi rửa sạch, để khô rồi láy dưới đáy nồi. Tiếp tục họ cho từng phần cơm nguội vào rá (một loại dụng cụ bằng tre của người miền Bắc) rồi rắc một lớp men rượu thật đều lên, cứ thế các rá sau khi được rắc men sẽ phủ kín bằng lá chuối.
Với cách làm này từng phần men rượu mịn sẽ thấm đẫm vào từng hạt cơm. Sau khoảng 2 – 3 ngày hạt cơm thấm men và trở nên căng mọng như trái chín cành rồi những giọt rượu bắt đầu ứ ra đầy hương thơm nồng nàn, quyến rũ. Người miền Bắc gọi thời điểm này là cơm rượu “dừ, ngấu” – tức là lúc nên đem ra dùng.
Lúc này, cơm rượu trở thành món tráng miệng, người miền Bắc thích cảnh cứ tha thẩn ăn để cảm nhận được vị ngọt, vị nồng, cay nhè nhẹ. Đặc biệt, vào mùa đông, món ăn này rất được người dân vùng này yêu thích.
Món cơm rượu miền Bắc có cách làm riêng. Ảnh: Internet
2. Cơm rượu truyền thống người miền Trung có gì độc đáo?
Nếu như người miền Bắc thường dùng nếp cẩm hoặc gạo lức để làm cơm rượu thì người miền Trung dùng nếp ngỗng – loại nếp dễ trồng ở khu vực từ Bắc Trung bộ đến một phần Nam Trung bộ.
Về cách làm cơm rượu, người miền Trung rất ít khi đánh tơi và rắc men đều cầu kỳ như người miền Bắc. Ngược lại họ làm những miếng cơm nguyên để có thành phẩm là miếng cơm rượu to và khá dày – như tính cách thích “chặt to kho mặn” của họ.
Có thể tóm tắt các bước làm cơm rượu của người miền Trung như sau. Bước đầu tiên họ dùng nếp ngỗng vo sạch và ngâm qua đêm cho nếp nở mềm. Sáng sớm ra, họ vớt nếp để thật ráo rôi đem hấp thủ công cho đến khi nếp trong, chín tới thì nhúng nếp vào thau nước muối loãng. Tiếp tục họ đem nếp hấp lần nữa cho đến khi nếp chín kỹ thì xới ra, để nếp nguội rồi nén chặt như muối dưa.
Men rượu họ cũng thường mua viên tròn nhỏ ngoài chợ rồi mang về giã nhuyễn như người miền Bắc. Nhưng bước thứ hai trong cách làm mới khác biệt: Họ dùng dao nhúng qua nước muối rồi thái cơm nếp nén ở trên thành những miếng “vuông thành sắc cạnh”. Sau đó đem men rượu rắc vào các miếng này và cuộn vào lá chuối tươi.
Chờ khoảng 3 ngày, cơm rượu này sẽ chín. Lúc đó người miền Trung bóc lá chuối và thưởng thức như một món bánh ngon, ngọt.
Bây giờ, cách làm cơm rượu truyền thống này của người miền Trung không còn quá phổ biến nữa. Một phần do nếp ngỗng vốn năng suất khá thấp nên ít người làm, một phần khác là sự du nhập của nhiều công thức cơm rượu Bắc – Nam tiện lợi hơn.
Cơm rượu truyền thống miền Trung có hình vuông. Ảnh: Internet
3. Cách làm cơm rượu – món bánh bò ở miền Nam
Nếu bạn vào Sài Gòn hoặc các tỉnh miền Tây Nam bộ bạn sẽ thấy cơm rượu thường gắn với xôi vò và bánh bò khá đặc biệt.
Về cách làm cơm rượu, người miền Nam cũng thường dùng gạo nếp. Nhưng họ không để hạt rời như người miền Bắc, cũng không cắt “vuông thành sắc cạnh” như người miền Trung, mà họ vo bánh thành những viên tròn nhỏ xinh xắn, mềm mại. Ngoài ra, vì người miền Nam hảo ngọt nên họ sẽ pha thêm chút nước đường trong quá trình nấu.
Như đề cập, với người miền Nam, cơm rượu gắn liền với xôi vò nhất là bánh bò. Nên, nhắc đến cơm rượu miền Nam, bạn sẽ nghe thêm về món bánh bò cơm rượu có vị ngon rất đặc trưng. Có nơi ngoài cơm rượu, họ dùng thêm nước dừa tạo vị béo bùi đặc trưng cho bánh. Có vùng lại chuộng lá dứa tạo nên chiếc bánh vừa xanh, vừa xinh lại vừa thơm. Chính vì thế, khi vào miền Nam bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy món cơm rượu – bánh bò này không chỉ là món ăn tại nhà, để nơi góc bếp. Mà, món ăn này còn là món bánh đem đi bán, được rất nhiều người yêu thích như món bánh cam huyền thoại.
Video đang HOT
Thậm chí, nếu có dịp về vùng Tiền Giang một số nơi người dân còn dùng món cơm rượu làm món khai vị trong các bữa tiệc: xôi vò ăn cùng cơm rượu, rất độc đáo.
Cơm rượu miền Nam là những viên bánh nhỏ tròn và xinh xắn. Ảnh: Internet
Có thể thấy rằng, cách làm cơm rượu 3 miền ở nước ta là hoàn toàn khác biệt. Nhưng dù khác nhau về hình thức, cách chế biến thì cơm rượu nơi đâu vẫn mang bên trong chút hơi men dịu nhẹ, nồng nàn, ngọt thanh tao. Và không còn là món cơm rượu Tết Đoan Ngọ hay một món tráng miệng hoặc khai vị nữa, cơm rượu đã trở thành một thức quà mà bất kỳ ai dù ở đâu vẫn nhớ vị ngon riêng của cơm rượu từng miền.
Chia sẻ bí quyết cách làm cơm rượu chuẩn vị 3 miền Bắc Trung Nam thơm lừng
Cơm rượu là món ăn truyền thống hấp dẫn, được nhiều gia đình yêu thích trong những ngày Tết, chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho cơ thể, phòng chống nhiều loại bệnh tật.
Hôm nay, hãy cùng VinID học cách làm cơm rượu chuẩn vị 3 miền thơm ngon, bổ dưỡng cho gia đình, bạn bè cùng thưởng thức nhé!
1. Cách làm cơm rượu nếp miền Bắc
Chuẩn bị nguyên liệu
Gạo nếp cẩm/ gạo lứt: 500 gr
Men của cơm rượu: 6 gr
Nước lọc: 500 ml
Muối: 1 thìa cà phê nhỏ.
2 nguyên liệu cần có làm món cơm rượu
Cách chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Dùng nước vo thật sạch gạo nếp rồi ngâm trong nước lạnh từ 4 - 6 giờ. Sau đó vớt ra rửa sạch lại lần nữa với nước lạnh.Đổ gạo vào 1 chiếc giá rồi để cho ráo nước.
Bước 2: Làm cơm nếp
Trộn đều gạo nếp với 1 chút muối trước khi nấu chín.Có 3 cách làm chín cơm nếp:Đổ gạo nếp vào nồi cơm điện: Cho chút nước lọc vào xâm xấp với gạo nếp (hoặc đo bằng nửa đốt tay) rồi nhấn nút để để nồi tự động nấu.Nấu gạo nếp bằng nồi thông thường: Cho gạo và nước vào xâm xấp nhau rồi bắt lên bếp và bắt đầu nấu chín (để ý kiểm tra lửa thường xuyên), nên mở nắp nồi khuấy đều cơm trong khi nấu để cơm không bị bén.Dùng xửng hấp nấu bằng hơi nước: Cho nước vào nồi đun sôi rồi để gạo lên trên, nấu trong vòng 30 phút khi thấy gạo chín là đạt.
Bước 3: Nghiền men và trộn cơm
Khi nấu xong cơm nếp thì trải đều ra khay cho cơm mau nguội.
Sau đó lấy men ra nghiền nhỏ và lọc bột men qua rây hoặc màng lọc để lấy được bột mịn.Khi cơm nguội thì dùng men đã lọc trộn chung với cơm.
Bước 4: Ủ cơm rượu
Chuẩn bị 1 chiếc lọ cho cơm rượu đã trộn vào, ép cơm xuống (không ép quá chặt để men có thể hoạt động).Đậy kín nắp lọ và để ủ trong 3 - 5 ngày là được.
Thành phẩm
Cơm rượu nếp khi hoàn thành sẽ có 1 chút nước, ăn có vị men, vị ngọt của nước đường và cơm nếp đi kèm với vị cay nhẹ của rượu.
Cơm rượu ủ càng lâu thì vị men và cay sẽ càng đậm và nồng hơn
2. Cách làm cơm rượu miền Trung
Chuẩn bị nguyên liệu
Gạo nếp: 1 kg
Men rượu: 12 g
Muối
Nước lọc
Nguyên liệu chính làm cơm rượu nếp
Cách chế biến
Bước 1: Sơ chế và nấu gạo nếp
Vo sạch gạo bằng nước rồi ngâm trong 8 giờ rồi vớt ra để ráo.
Cho gạo vào xửng hấp lần 1, khi thấy nếp có độ trong thì lấy ra cho vào nước muối đã pha loãng rồi để ráo.Sau đó hấp thêm lần nữa cho chín hoàn toàn.
Bước 2: Rắc men lên cơm
Cơm nếp đã chín thì lấy ra để lên khay, nén thật chặt và chờ cho nguội.Dùng muỗng giã mịn men rượu rồi rải đều lên trên mặt nếp.
Bước 3: Tạo hình
Nhúng dao qua nước muối pha loãng rồi cắt cơm rượu thành những miếng nhỏ hình vuông vừa ăn.Rắc thêm men rượu rồi cuộn lại bằng lá chuối. Sau đó cho vào rổ để ủ, phía trên đậy thêm 1 lớp lá chuối.
Cuộn bằng lác chuối xung quanh
Để thau sạch ở dưới để hứng lấy nước cơm rượu.Để ủ trong 3 ngày thì lấy ra bóc vỏ lá chuối, lấy từng viên cơm rượu cho vào hũ to, dùng nước cơm rượu đã hứng được cho vào hũ và để thêm 1 ngày nữa là hoàn thành.
Thành phẩm
Cơm rượu khi hoàn thành sẽ có màu trắng, những viên cơm hình vuông, nhỏ xinh xắn ăn vào có vị ngọt thanh và nồng của men rượu. Nên để trong tủ lạnh, khi dùng thì lấy ra thưởng thức để bảo quản được lâu hơn.
Món cơm rượu thường ăn kèm với xôi vò
3. Cách làm cơm rượu miền Nam
Chuẩn bị nguyên liệu
Gạo nếp: 600 gr
Men cơm rượu: 6 viên nhỏ
Gia vị: đường (500 gr), muối (1 chút).
Cách chế biến
Bước 1: Nấu cơm nếp
Dùng nước vo sạch gạo 2 -3 lần cho thật sạch.Sau đó cho gạo vào nồi cơm điện với lượng nước xâm xấp gạo (đo nước cỡ nửa lóng tay), bật bếp và để nồi tự động nấu đến khi cơm chín (trong 5 phút đầu thì mở nắp xới cho tơi cơm).
Bước 2: Rắc men lên cơm
Khi cơm đã chín thì dàn cơm ra đĩa để cho nguội bớt.Giã nhỏ men bằng muỗng rồi rắc men lên cơm đã để nguội (không rắc men lên cơm đã nguội quá hoặc nóng quá sẽ làm chết men).
Bước 3: Vo cơm thành viên
Cho hỗn hợp cơm và men vào trong bao mỏng rồi dùng dụng cụ cán bột cán qua lại sao cho đều cơm.Cho 250 ml nước và 1 chút muối vào tôTay rửa sạch sẽ rồi thấm vào nước muối để vo cơm thành những viên tròn, nhỏ.
Vo nhỏ viên cơm rượu thành hình tròn
Sau khi đã vo tròn hết phần cơm nguội thì vẩy 1 chút nước muối lên.
Bước 4: Ủ cơm rượu
Sử dụng màng bọc thực phẩm bọc kín phần cơm đã vo lại.Dùng khăn để thêm lên trên lớp màng bọc cơm rượu rồi để vào chỗ kín gió, tối (để cơm rượu được trắng và không bị chua).Bắt đầu ủ cơm rượu trong 3 ngày. Cho vào 1 lít nước và 500 gr đường vào nồi và khuấy đều. Chờ hỗn hợp sôi thì hạ nhỏ lửa nấu thêm 1 phút rồi tắt bếp. Để hỗn hợp nước đường nguội ( khoảng 30 - 38 độ C).Cho nước đường vào cơm rượu đã được ủ trong 3 ngày, tiếp tục đậy kín và ủ tiếp trong 3 ngày tiếp theo là hoàn thành.
Thành phẩm
Món cơm rượu khi hoàn thành sẽ có màu trắng đẹp mắt, ngon chuẩn vị miền Nam với hương vị chua, mặn, ngọt đặc trưng ngoài ra cơm còn có mùi thơm khi lên men như mùi rượu.
Cách làm bánh bò hấp từ cơm rượu dai mềm, rễ tre, thơm ngon Mách bạn cách làm món bánh bò hấp thơm ngon, ngọt béo, nhiều rễ tre chỉ với nguyên liệu cơ bản từ bột gạo và cơm rượu. Hãy cùng vào bếp học ngay công thức bất bại ngay sau đây nhé! Nguyên liệu làm Bánh bò hấp từ cơm rượu Bột gạo lọc 400 gr Cơm rượu 180 gr Nước ấm 200 ml...