Cách làm chè sắn ngon khó cưỡng lại được
Hôm nay, monngon.tv xin mang một chút hương vị Hà Nội vào với miền Nam, đó là món chè sắn. Món ăn có vị ngọt dịu, cay thơm ấm nồng của gừng hòa quyện với vị beo béo của nước cốt dừa, vị bùi bùi của đậu phộng rang tạo nên một nét đặc trưng rất đặc biệt của Hà Nội.
Chúng ta cùng vào bếp để xem cách làm chè sắn này như thế nào nhé!
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách làm chè sắn:
1 kg khoai sắn bở (khoai mì)
50 gam bột năng
50 gam đậu phộng rang
200 gam đường
1 nhánh gừng tươi
Video đang HOT
Nửa bát dừa nạo sợi
Nước cốt dừa
2 lít nước
1 muỗng nhỏ muối
Cách làm chè sắn vô cùng đơn giản:
Củ sắn tươi mua về rửa sạch đất cát rồi dùng dao lột bỏ vỏ ngoài và lớp vỏ bột bên trong, ngâm sắn với nước muối pha loãng để qua đêm từ 7-8 tiếng. Sau đó,ngâm sắn vào nước lạnh khoảng 1 tiếng đồng hồ nữa để sắn ra hết chất nhựa khi ăn không bị “say”. Với cách làm chè sắn này bạn nên chú ý thật kĩ phần ngâm sắn trước khi nấu tránh ngộ độc. Sau đó vớt sắn ra, rửa sạch, ướp sắn với 1 ít đường trong 45phút-1 tiếng cho đường tan ngấm vào sắn.
Cho vào nồi với 1 ít muối luộc chín trong khoảng 15-20 phút cho khoai chín bở là đạt. Khi sắn chín thì vớt ra để nguội, thái nhỏ miếng vừa ăn. Chú ý nên luộc chín củ sắn rồi mới thái khúc để giữ được vị ngọt tự nhiên của sắn.
Sau đó cho sắn vào nồi nước cho ngập; gừng gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi nhỏ chia làm 2 phần, cho 1 phần gừng vào nồi sắn và tiếp tục nấu sôi khoảng 2 phút thì cho đường vào khuấy đều cho tan đường.
Tiếp đến, hòa bột năng với nước vào 1 chén nhỏ cho tan rồi đổ từ từ vào nồi chè sắn, vừa đổ vừa khuấy đều để bột năng hòa vào nồi mà không bị vón cục. Đun sôi khoảng 5 phút là có thể tắt bếp.
Chè sắn chín dẻo, nếm thử và nêm với đường vừa ăn. Chè khi còn nóng múc ra bát nhỏ, rắc đậu phộng rang giã lên trên, chan thêm nước cốt dừa, một ít dừa nạo và 1 ít gừng sợi vào chén, vậy là bạn đã có ngay một bát chè nóng hổi, thơm lừng để thưởng thức.
Vị ngọt thanh, dẻo bùi của sắn, độ ấm nồng của gừng hòa quyện với hương vị của nước cốt dừa, đậu phộng rang tạo nên một nét riêng biệt của Hà Nội khi mùa đông về.
Cách làm chè sắn rất đơn giản, nguyên liệu không tốn kém nhưng lại mang đến cho người thưởng thức cảm giác thật ngon miệng, ấm áp, tuyệt vời. Chuẩn bị kĩ càng để mùa đông sắp tới bạn trổ tài đầu bếp với cả nhà ngay nhé, chúc các bạn thành công và có một nồi chè thật ngon cho gia đình!
Làm đẹp bằng vỏ bưởi công thức đơn giản bạn cần nhớ
Bạn hãy ghi nhớ những bí quyết làm đẹp dưới đây của vỏ cưới để giúp bạn đẹp hơn nhiều nhé.
Theo y học cổ truyền, vỏ bưởi có vị đắng, cay, thơm, tính bình, có tác dụng trừ phong, hóa đờm, tiêu báng tích, tiêu phù thũng. Người ta thường dùng cùi trắng bên trong của vỏ bưởi để chế biến món ăn như nấu chè, bóp gỏi, làm nem chay...
Ảnh minh họa.
Phần vỏ bên ngoài do có chứa nhiều tinh dầu nên thường được dùng trong các trường hợp ăn uống không tiêu, phụ nữ bị buồn nôn do ốm nghén. Ngoài ra, vỏ bưởi thường được dùng nấu nước gội đầu cho sản phụ, giúp cho tóc bớt rụng, bóng mượt, mềm và chắc hơn. Trong dân gian, người ta thường dùng vỏ bưởi, lá bưởi kết hợp với một vài loại lá khác có chứa tinh dầu như lá sả, lá chanh, lá khuynh diệp... để nấu nước xông giải cảm. Một số bài thuốc:
Tóc bóng mượt: Theo kinh nghiệm dân gian, người ta thường dùng vỏ bưởi (tươi hoặc đã phơi khô) nấu nước gội đầu. Lớp vỏ ngoài của bưởi chứa nhiều tinh chất dầu có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của tóc. Gội đầu bằng nước vỏ bưởi (có thể kết hợp cùng vài quả bồ kết, hương nhu, xả...) với mùi hương thoang thoảng lôi cuốn, không chỉ mang lại vẻ bóng khỏe, mềm mượt và sạch gàu cho mái tóc mà còn giúp cơ thể được thư giãn, giải tỏa căng thẳng.
Rụng tóc: Ngoài tác dụng làm đẹp tóc, nhiều người còn trẻ mà đã bị hói, tóc thưa, rụng tóc nhiều còn khắc phục tình trạng này bằng cách dùng tinh dầu trên vỏ bưởi tươi xịt trực tiếp lên tóc hoặc lấy vỏ bưởi tươi còn nguyên miếng xoa trên da đầu. Tinh dầu này sẽ có tác dụng kích thích lỗ chân lông, phòng trị bệnh hói hay rụng tóc, khiến tóc dày và đẹp lên trông thấy. Cách làm này mang lại hiệu quả đặc biệt đối với hiện tượng rụng tóc ở các bà mẹ sau khi sinh.
Giảm cân: Vỏ bưởi có chứa nhiều tinh dầu, vitamin A, C và một số chất có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn tốt nên nó được sử dụng như một phương pháp giảm cân hiệu quả. Bởi các hoạt chất (tinh dầu) chứa trong lớp vỏ ngoài của bưởi có tác dụng làm giảm lượng mỡ trong máu, làm giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ.
Nhiều người áp dụng phương pháp giảm cân bằng cách nấu vỏ bưởi làm nước uống. Dùng từ 5-6 ly mỗi ngày, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp giảm cân nặng sau khoảng 6 tuần sử dụng.
Trị hôi miệng: Tinh dầu và vitamin C trong vỏ bưởi giúp phòng trị hôi miệng một cách triệt để. Bạn hãy lấy vỏ bưởi đã phơi khô, đun với một chút nước kèm theo vài hạt muối. Dùng nước này để súc miệng bạn sẽ thấy mùi hôi nhanh chóng biến mất.
Nỗi buồn lá ngón Ở thung lũng Măng Ri, H.Tu Mơ Rông (Kon Tum) lá ngón mọc chen vào ruộng vườn, khoai sắn, mọc đầy rìa đường, bờ nương, mọc từ trên rừng xuống khe suối. Và loài cây nở hoa vàng chóe ấy đã biến nhiều người thành 'con ma núi'. Cỏ đứt ruột Đoạn trường thảo (cỏ đứt ruột) là một tên gọi khác của...