Cách làm chè củ năng trái cây mát lạnh thanh nhiệt
Chè củ năng trái cây là món ăn rất được ưa chuộng ở Thái Lan bởi vị dừa béo ngậy, củ năng thanh mát và vị ngọt lành của trái cây tươi.
Thái Lan nổi tiếng với các món tráng miệng thanh mát được làm chủ yếu từ nguyên liệu thiên nhiên, không sử dụng hóa chất, phẩm màu độc hại. Trong đó phải kể tới món chè củ năng trái cây, vừa đơn giản dễ làm lại vừa ngon lành thanh mát đúng chuẩn món ăn giải nhiệt mùa hè, chẳng trách chè củ năng trái cây lại được yêu thích đến thế. Nếu đã chán những loại chè thập cẩm, chè bưởi, chè ngô quen thuộc thì bạn hãy cùng PasGo ghi lại công thức chè củ năng trái cây ngay nhé!
Nguyên liệu làm món chè củ năng trái cây:
(Cho 3 người ăn)
- Củ năng (hay còn gọi là củ mã thầy): 200gr
- Cơm dừa nạo nhỏ : 100gr
- Nước cốt dừa: 60ml – Bột năng: 100gr
- Lá dứa hoặc lá cẩm: 2 -3 lá
- Mít ngọt, dâu tây, xoài hay bất cứ loại trái cây nào bạn thích
- Đường, muối
Lưu ý: Bạn có thể mua củ năng, bột năng ở chợ hoa quả và các hàng tạp hóa, siêu thị. Nếu không tìm được lá cẩm, lá dứa, bạn có thể dùng màu thực phẩm màu (khoảng 1 thìa canh) đỏ hoặc xanh thay thế.
Cách làm chè củ năng trái cây:
Bước 1:
Video đang HOT
- Mít, xoài, rửa sạch, gọt vỏ và bỏ hột. Mít xé sợi, xoài thái hạt lựu. Dâu tây rửa sạch, thái nhỏ. Các loại trái cây khác (nếu có) cũng làm tương tự như vậy.
- Củ năng rửa sạch, gọt vỏ, thái hạt lựu rồi tráng qua nước cho sạch. Nếu mua sẵn củ năng đã gọt vỏ thì vẫn cần rửa qua nước để đảm bảo sạch sẽ.
- Lá dứa/ Lá cẩm rửa sạch, xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt rồi bỏ phần bã đi. Ngâm củ năng vào phần nước cốt vừa chắt trong 30 – 45 phút để củ năng thấm màu từ từ, sau đó vớt ra để ráo. Nếu sử dụng phẩm màu, bạn hoà tan phẩm màu với 50ml nước, cho củ năng vào ngâm khoảng 5 phút để củ năng lên màu tươi, đẹp mắt là được.
- Trộn đều củ năng với bột năng, vẩy thêm một chút nước và cho thêm bột khô để lớp bột dầy hơn. Cho hỗn hợp củ năng và bột vào rổ hoặc rây thưa, rây nhẹ nhàng để phần bột thừa rơi ra ngoài.
Bước 2:
- Đun sôi nước, đổ phần củ năng vừa rây vào nồi. Luộc trong khoảng 1 phút, khi củ năng nổi hết lên thì lập tức vớt ra cho vào bát nước lạnh để củ năng không bị nát và dính vào nhau.
- Đun nóng 200ml nước lọc với 6 thìa canh đường, cơm dừa và 1 thìa cafe muối, nước vừa sôi thì tắt bếp. Có thể gia giảm lượng đường, muối để phù hợp với khẩu vị của bạn.
Bước 3:
- Chia đều phần nước vừa nấu ra ba ly/ bát, cho thêm nước cốt dừa khuấy đều rồi để nguội. Cuối cùng cho lần lượt củ năng, trái cây và đá xay nhuyễn vào dùng kèm.
Món chè củ năng trái cây rực rỡ bắt mắt, mát lạnh thơm ngon với vị giòn giòn dai dai của củ năng và vị ngọt thanh xen lẫn chua dịu của trái cây, dùng trong thời tiết nóng nực thì còn gì tuyệt bằng. Ngoài ra, củ năng còn là vị thuốc quý trong Đông y, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ tiêu hóa và giảm huyết áp hiệu quả. Hơn nữa, các loại trái cây mít, xoài, dâu tây… vừa ngon lại vừa bổ sung lượng vitamin lớn, có công dụng làm đẹp da, đúng là tiện cả đôi đường. Vậy thì các chị em còn chần chừ gì nữa, thử làm ngay thôi. Chúc chị em thành công nhé!
Nếu đã trót mê đắm món chè củ năng trái cây đậm đà vị Thái này thì bạn sẽ càng ngạc nhiên hơn với nền ẩm thực Thái đa dạng, phong phú hấp dẫn. Không chỉ có những món tráng miệng mát lành, ẩm thực xứ chùa Vàng còn có vô vàn các món ăn tinh tế, cuốn hút khác, đảm bảo bạn chẳng thể chối từ.
Tự làm mứt dâu tây ngọt ngào, thơm ngon ăn kèm bánh mì
Cch làm mứt dâu tây ngọt ngào để ăn kèm với bánh mì vào mỗi sáng, vừa tiện lợi lại đủ năng lượng cho một ngày dài hoạt động bạn nhé!
Mứt dâu tây "homemade" vừa ngon, chất lượng lại đảm bảo an toàn vệ sinh. Bạn sẽ dễ dàng thấy được sự khác biệt của mứt dâu tự làm so với mứt dâu tây bán sẵn bởi mứt bán sẵn thường có nhiều mùi hương liệu và quá nhiều đường, làm mất vị ngọt thơm, thanh dịu tự nhiên của dâu tây. Mứt dâu có thể dung để pha nước uống trong cả mùa hè và mua đông hoặc ăn kèm với bánh mì, bánh quy đều ngon tuyệt vời. Nếu biết cách làm mứt dâu tây đúng cách có thể bảo quản được 1 năm đó. Tính ra vừa tiết kiệm lại cực an toàn. Tham khảo ngay bí quyết dưới đây nhé!
Nguyên liệu:
- Dâu tây: 1kg
- Đường: 750 gr
- Nước cốt 1 quả chanh.
Mách nhỏ:
Tùy theo mong muốn làm nhiều hay ít mà các bạn có thể điều chỉnh lượng dâu tây và đường theo tỉ lệ 4:3 nhé. Dưới đây, PasGo điều chỉnh nguyên liệu theo 1kg dâu tây nhé.
Các bạn nên chọn những quả dâu tây đã chín, không bị dập nát để mứt dâu được ngon nhất nhé.
Cách làm mứt dâu tây:
Bước 1: Sơ chế
- Rửa dâu thật nhẹ nhàng trong chậu nước và dưới vòi nước, sau đó để ráo và dùng khăn giấy thấm khô, rồi cắt bỏ núm và cắt dâu tây nhỏ thành 4 miếng. Làm lần lượt cho đến hết.
Lưu ý: Dâu tây rất dễ bị dập nên bạn phải hết sức nhẹ nhàng. Nếu để nước ngấm vào dâu, mứt dâu tây thành phẩm sẽ không được sánh quyện và dễ bị nấm mốc, không để được lâu.
- Chuẩn bị 2 cái đĩa nhỏ cho vào ngăn đá (dùng để kiểm tra mứt dâu).
- Trút dâu tây vào một cái bát lớn, sau đó đổ từ từ đường lên khắp bề mặt, sau đó đảo đều đường với dâu. Sau đó để hỗn hợp 12 tiếng hoặc qua đêm ở nơi thoáng mát. Điều này sẽ giúp đường tan và mứt có màu sắc đẹp tự nhiên.
Bước 2: Nấu mứt
- Vắt nước cốt chanh vào chảo, sau đó nhẹ nhàng trút hỗn hợp dâu tây đường vào.
- Bật bếp và để lửa nhỏ liu riu, nếu có đường dính ở thành chảo, hãy dùng chổi phết bánh nhúng vào nước nóng rồi lau sạch đường.
- Khi kiểm tra thấy đường đã tan hoàn toàn, khi đó bắt đầu tăng lửa vừa để mứt sủi bọt và sôi.
- Sau khi mứt sôi thỉnh thoảng đảo đều tay cho mứt không bị kết dưới đáy nồi.
Lưu ý: Nếu đường chưa tan hoàn toàn mà để lửa lớn, đường sẽ bị vón cục, món mứt sẽ dễ bị loãng và hỏng.
- Khi mứt sánh lại, kiểm tra xem mứt đã được chưa bằng cách: kiểm tra nhiệt kế thấy mứt đạt 105 độ C thì tắt bếp.
- Nếu không có nhiệt kế thì dùng cách thử như sau: Bỏ đĩa đã được làm lạnh sẵn trong ngăn đá ra, múc 1 thìa nhỏ mứt dâu đổ vào đĩa, để trong vòng 30 giây, sau đó dùng ngón tay đẩy nhẹ vào mứt, nếu thấy tạo ra những gợn sóng và mứt không bị chảy nước là được. Nếu chưa được bạn lại tiếp tục đun thêm khoảng 2-3 phút nữa rồi thử lại tương tự như trên.
- Trước khi tắt bếp, dùng vợt vớt hết bọt ra.
- Cuối cùng, trút mứt dâu vào lọ thủy tinh đã chần qua nước sôi. Đậy mứt thật kín, nên ghi nhãn ngày tháng để biết hạn dùng của lọ mứt. Lật úp lọ mứt xuống dưới để hơi nóng của mứt tạo áp suất cho nắp lọ, không cho không khí vào, để vậy cho đến 24 tiếng. Sau đó bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Cách làm mứt dâu tây không hề khó, nhưng để mứt dâu được ngon, sánh, màu sắc tự nhiên, bảo quản được lâu không phải ai cũng biết. Với những bí quyết trên của PasGo, chắc hẳn rằng bạn sẽ thành công trong việc làm mứt dâu thơm ngon này đấy.
Sự khác biệt nem nướng ở Nha Trang, Sài Gòn và Hà Nội Ở Sài Gòn, món nem nướng Nha Trang có thêm đĩa bún đi kèm để cuốn. Ở Hà Nội, khách cuốn nem cùng bánh phở. Vậy còn ở Sài Gòn? Nem nướng là đặc sản nên thử khi du khách đến Nha Trang. Món có nguồn gốc từ Ninh Hòa, một huyện cách thành phố khoảng 30 km. Vài năm gần đây, món...