Cách làm cháo, gỏi vịt ngon đúng điệu
Một bát cháo nóng hổi, thịt vịt chấm nước mắm gừng sánh thơm nhanh chóng hồi phục sức khỏe cho những người mới ốm dậy.
Để có một tô cháo vịt ngon, bổ dưỡng và không còn mùi hôi từ vịt đòi hỏi sự tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu tới cách chế biến.
Công thức dưới đây sẽ giúp bạn có một món cháo vịt ngon đúng điệu để chiêu đãi cả nhà và bạn bè.
Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn, vịt ngọt, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, bổ huyết, điều hòa ngũ tạng. Một trong những món ngon từ vịt được nhiều người yêu thích là cháo vịt. Ành: Bùi Thủy
1. Nguyên liệu:
a) Về vịt và cách khử mùi hôi của vịt:
- 1 con vịt khoảng 1,8 – 2kg. Nên chọn vịt vừa độ (không quá già hay quá non), thân hình đầy đặn, phần ức dầy.
- 1 muỗng canh muối
- 1 củ gừng đập dập, băm nhuyễn
- 3 muỗng canh rượu trắng
- 1,5-2 muỗng canh giấm hoặc 1 quả chanh
- Nước
b) Về phần gạo nấu cháo:
- 1,5 chén gạo tẻ
- 1/4 chén gạo nếp
- 1 nắm nhỏ đậu xanh
c) Về nước mắm gừng:
- 2 muỗng canh nước mắm (loại 30-40 độ đạm)
- 2 muỗng canh đường
- 1 muỗng canh nước cốt chanh
- Gừng giã nhuyễn
- Tỏi băm
- Ớt băm
d) Về phần salad bắp cải/gỏi bắp cải:
- 1/3 bắp cải, cắt sợi nhỏ, ngâm nước đá lạnh để cho giòn
- 1/2 củ cà rốt, gọt vỏ, bào sợi mỏng
- 1/2 củ hành tây cắt lát mỏng, ngâm nước lạnh cho hết mùi hăng.
- 2-3 muỗng canh đậu phộng rang, giã sơ
- 2 muỗng canh hành khô chiên giòn
- 1 mớ rau răm rửa sạch, cắt nhỏ
- Nước trộn gỏi: 2 muỗng canh đường 2 muỗng canh nước mắm (loại 30-40 độ đạm) Nửa quả chanh Tỏi, gừng băm Nửa chén nước.
e) Các nguyên liệu khác:
- 1 củ hành tây
Video đang HOT
- Hành lá
- Các loại rau ăn kèm tùy thích: rau tía tô, húng quế, mùi tàu…
- Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu, đường (tùy chọn theo khẩu vị).
Một bát cháo nóng hổi, thịt vịt chấm nước mắm gừng sánh thơm nhanh chóng hồi phục sức khỏe cho những người mới ốm dậy. Ảnh: Bùi Thủy.
2. Cách làm:
a) Cách làm sạch, khử mùi hôi của vịt:
- Vịt sau khi mổ và làm sạch, chú ý loại bỏ phần tuyến nhờn (phao câu) ở phần cuối đuôi vịt, đây là tác nhân gây hôi.
- Sau đó, dùng muối chà xát lên toàn thân vịt, để nghỉ một lúc thì rửa sạch. Tiếp tục cho hỗn hợp rượu trắng, gừng, dấm xoa cả bên trong và bên ngoài, rửa sạch lại lần nữa.
- Phần mề, lòng vịt cũng bóp với muối, chanh, rượu trắng và rửa sạch.
b) Chuẩn bị gạo và các loại rau:
- Gạo nếp, gạo tẻ, đỗ xanh vo sạch, để ráo nước. Sau đó, cho gạo vào chảo rang hơi ngả vàng thì tắt bếp, để riêng.
- Nhặt và rửa sạch hành lá. Nhặt sạch rau, để riêng phần gốc của rau húng quế, gốc hành trắng rửa sạch.
c) Cách luộc vịt:
- Cho nước vào nồi cùng 1 củ hành tây chẻ đôi, 1 nhánh gừng rửa sạch đập dập, 1 củ hành tím nướng bóc vỏ rửa sạch, thêm gốc hành lá và gốc mùi rửa sạch vào. Nêm chút muối, bột ngọt vào nước. Cho nồi nước lên bếp bật lửa, nhớ canh khi lửa hơi sủi tăm thì mới cho vịt vào luộc (chú ý đừng để nước sôi khi luộc thịt dễ bị đỏ thịt, nếu chưa sôi thì thịt vịt sẽ ít ngon ngọt). Tiết và lòng vịt cho vào sau khi vịt đã vớt ra để tránh thịt vịt bị đen, màu không đẹp.
- Khi nước sôi thì vớt bọt và hạ nhỏ lửa đậy vung luộc tầm 30-35 phút, rồi trở mặt. Thử thịt vịt chín bằng cách dùng đũa xiên thử kiểm tra, nếu không còn nước đỏ là đã chín. Bạn nên ngâm vịt trong nước cho tới khi nguội dần thì vớt ra. Cách này giúp vịt giữ nước căng mướt và ngon ngọt hơn.
- Sau đó, vớt vịt ra để nguội, chặt miếng vừa ăn. Tùy theo từng gia đình, có thể lọc riêng thịt vịt thái miếng.
d) Cách nấu cháo:
- Vớt bỏ các phần hành tây, gừng, gốc rau mùi ra khỏi nồi nước luộc vịt. Cho phần tiết và lòng vịt vào luộc chín, vớt ra để riêng.
- Thêm gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh đã rang vào nồi nước luộc vịt và ninh cho tới khi cháo chín nhừ. Nêm nếm gia vị phù hợp theo khẩu vị gia đình.
e) Cách làm gỏi bắp cải:
- Nước trộn gỏi: Cho 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm, nửa chén nước, nước cốt chanh, tỏi gừng băm vào bát trộn đều cho tan.
- Bắp cải thái sợi, hành tây cắt lát mỏng, cà rốt thái sợi đem ngâm nước đá lạnh cho giòn rồi vớt ra trộn với hỗn hợp nước trên cùng rau răm thái nhỏ.
- Sau đó, cho gỏi ra đĩa, sắp thịt vịt, lòng vịt thái vừa miếng, rắc đậu phộng rang giã sơ cùng hành khô chiên giòn lên trên.
Để có một tô cháo vịt ngon, bổ dưỡng và không còn mùi hôi từ vịt đòi hỏi sự tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu tới cách chế biến. Ảnh: Bùi Thủy.
f) Cách làm nước mắm gừng để chấm thịt vịt: Trong một cái bát, cho 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm (30-40 độ đạm), nước cốt chanh, thêm gừng giã nát, tỏi băm, ớt vào rồi khuấy tan cho tới khi tạo độ sền sệt, đậm đà.
g) Trình bày: Múc cháo ra tô, cho thịt vịt, hành lá, tía tô, rau mùi và rắc ít hạt tiêu, thêm vài lát ớt, rắc hành phi lên và thưởng thức khi còn nóng. Cháo ăn kèm gỏi vịt rất ngon, cân bằng các yếu tố nóng – lạnh, tinh bột – chất đạm tạo cho món ăn thêm độ hoàn hảo.
Bánh đúc nóng: Quà vặt Hà thành khi vào đôngCách làm cà tím nướng mỡ hànhCải chíp sốt nấm chế biến trong 10 phút
2 cách làm gỏi vịt cực ngon với bắp cải, hoa chuối
Là món ăn bình dân nhưng hương vị lại vô cùng đậm đà, món gỏi vịt sẽ "đốn ngã" các thực thần đấy. Nào, hãy cùng vào bếp chế biến ngay 2 món gỏi vịt siêu ngon siêu hấp dẫn đãi gia đình nhé!
1. Cách làm gỏi vịt bắp cải, hành tây
Nguyên liệu làm Cách làm gỏi vịt bắp cải, hành tây
Hành tây 1 củ
Cà rốt 1 củ
Gừng 1 củ
Vịt 1.5 kg
Rau thơm 50 gr
Ớt 3 trái
Gia vị 20 gr (muối/ đường/ hạt nêm...)
Cách chế biến Cách làm gỏi vịt bắp cải, hành tây
1
Sơ chế nguyên liệu
Vịt sau khi mua về bạn rửa sạch, dùng muối chà xát nhiều lần lên khắp mình vịt rồi rửa lại với nước. Tiếp đó, bạn cạo vỏ, đập dập, băm nhỏ một nhánh gừng rồi trộn đều với rượu trắng, chà xát lần nữa lên toàn bộ thân vịt để khử mùi hôi đặc trưng.
Bắp cải bóc bỏ phần lá già bên ngoài, cắt làm 4 phần, sau đó thái hoặc bào thành sợi nhỏ, đem rửa sạch với nước, ngâm nước muối loãng rồi vớt ra để ráo.
Cà rốt bào vỏ cắt sợi nhỏ, hành tây bóc vỏ thái khoanh tròn, rau thơm ngắt rễ và rửa sạch. Tỏi, hành bóc vỏ rửa sạch.
2
Luộc vịt
Bạn cho vịt vào một cái nồi lớn, đổ lượng nước vừa đủ sao cho ngập cả con vịt, thêm vào nồi chút gừng đập dập, 1 củ hành tím nướng và một chút muối. Bắc lên bếp nấu.
Khoảng 30 phút, thịt vịt đã chín, bạn kiểm tra bằng cách dùng đũa xăm thử, thấy không chảy máu nữa là thịt đã chín.
Vớt vịt ra ngâm trong nước đá lạnh chừng 5 phút cho da vịt được giòn. Sau đó chặt vịt thành từng miếng vừa ăn.
3
Chuẩn bị nước mắm trộn gỏi
Trong thời gian đợi vịt chín, bạn hãy bắt tay vào làm nước mắm trộn gỏi. Bạn hãy chuẩn bị một cái tô lớn sau đó pha nước mắm theo công thức: 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh nước chanh, 1 muỗng canh đường.
4
Trộn gỏi
Dùng một tô lớn, cho bắp cải, cà rốt, hành tây, thịt vịt vào trộn đều, vừa trộn vừa rưới nước mắm trộn gỏi lên. Cuối cùng cho rau thơm vào trộn đều.
5
Thành phẩm
Cho gỏi ra đĩa lớn sau đó rắc thêm một chút hành phi hoặc đậu phộng để tăng thêm mùi vị cho món gỏi vịt. Vịt ngọt thơm hoà quyện cùng vị giòn giòn sừn sựt của bắp cải, hành tây và vị chua nhè nhẹ của chanh. Ngồi nhâm nhi cùng gia đình thì còn gì tuyệt hơn.
2. Cách làm gỏi vịt hoa chuối
Nguyên liệu làm Cách làm gỏi vịt hoa chuối
Vịt nguyên con 1.5 kg
Hoa chuối 1 cái (bắp chuối)
Đậu phộng rang chín 50 gam
Hành tây, cà rốt: mỗi loại 1 củ.Hành tím, tỏi khô, ớt sừng, chanh tươi.Húng quế, rau thơm, rau mùi.Gia vị: Nước mắm, đường, bột nêm, bột ngọt.
Dụng cụ thực hiện:
Bếp, nồi, muỗng,...
Cách chế biến Cách làm gỏi vịt hoa chuối
1
Sơ chế nguyên liệu
Vịt sau khi được làm sạch lông bạn rửa lại với nước lạnh, sau đó ta chuẩn bị một tô rượu pha một chút nước gừng để chà xát vào thịt vịt để khử mùi hôi tanh của vịt. Tiếp đến để khoảng 10 phút rồi ta mang vịt xối rửa lại bằng nước lạnh sau đó bỏ vào rổ cho ráo nước.
Trước khi thái hoa chuối, bạn nên dùng tay tước bỏ phần bẹ già phía ngoài, gỡ từng lớp khi tới phần non khó gỡ của hoa chuối thì ngừng.
Tiếp đến, bạn thái mỏng sợi hoa chuối theo chiều ngang rồi ngâm chúng ngay vào hỗn hợp nước muối pha loãng với quả chanh. Ngâm hoa chuối trong nước đã được pha sẵn ít nhất 30 phút. Sau đó, vớt ra xả lại nhiều lần với nước cho sạch.
Hành tây bóc vỏ rửa sạch thái khoanh tròn rồi bỏ vào tủ lạnh để loại bỏ mùi hăng và giữ độ giòn của hành.
Rau thơm, húng quế, rau mùi ngắt bỏ rễ và lá úa rồi rửa sạch với nước.
2
Luộc thịt vịt
Sau khi sơ chế vịt, bạn thả vịt vào một cái nồi đổ nước ngập mình vịt, bật lửa luộc, trong khi luộc ta nên nêm thêm một chút gừng tươi, hành khô và một nhúm muối.
Khi vịt chín, bạn cho vịt vào ngâm trong nước đá lạnh chừng 5 phút cho da vịt được giòn. Sau đó chặt vịt thành từng miếng vừa ăn.
3
Làm nước mắm trộn gỏi
Trong khi luộc vịt, bạn hãy tranh thủ làm nước trộn gỏi cho món gỏi của mình nhé. Nước mắm trộn gỏi thịt hoa chuối được pha theo công thức sau: 2 muỗng nhỏ nước mắm, 2 muỗng nước cốt chanh cùng với 1 muỗng đường cát. Sau đó khuấy đều hỗn hợp trên đến khi đường tan hoàn toàn.
4
Trộn gỏi
Cho hoa chuối đã sơ chế, thịt vịt, rau thơm, hành phi, cà rốt vào một cái tô lớn. Sau đó rưới phần nước mắm đã pha vào rồi dùng tay trộn đều gỏi. Tiếp đến, bạn để gỏi ngấm nước mắm trong khoảng 20 phút là có thể ăn được rồi.
5
Thành phẩm
Gỏi sau khi ngấm gia vị bạn cho ra đĩa, sau đó rắc thêm đậu phộng hoặc hành phi lên trên. Thịt vịt thì mềm chắc ngọt và rất thơm. Hoa chuối, hành tây giòn cùng các nguyên liệu rau khác kết hợp tạo cho món ăn đậm vị hơn.
Cách làm miến vịt măng khô đơn giản tại nhà Thịt vịt mềm ngọt, măng khô dai dai, nước dùng ngọt tự nhiên sẽ là món ngon đơn giản trong những ngày giãn cách. Nguyên liệu 1 con vịt 1 bó măng khô 1 túi miến dong (khoảng 600-700 g) 4-5 củ hành khô 1 củ gừng nhỏ Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu, ớt, tỏi Rau ăn kèm: Hành lá,...