Cách làm chanh muối ngon, không bị nhẫn đắng, bảo quản được lâu
Giải khát một ly chanh muối vào những ngày nắng nóng giúp bạn không những cảm thấy sảng khoái mà còn có một số tác dụng tốt cho sức khỏe.
Vậy, hãy để Điện máy XANH hé lộ cho bạn biết cách làm chanh muối ngon và không bị nhẫn đắng để có được ly chanh muối lý tưởng nhé! Vào bếp ngay!
Nguyên liệu làm Chanh muối
Chanh 1 kg
Muối 300 gr
Phèn chua 10 gr
Cách chọn mua chanh ngon, mọng nước
Hãy thử ngửi mùi của quả chanh, nếu chanh có mùi thơm nhẹ vốn có của cây chanh, đó là chanh tươi, còn chanh có mùi hắc, nồng, khó chịu là do có chứa hóa chất, phun xịt thuốc chưa kịp để vơi bớt mùi thì đã đem ra thị trường.Những quả chanh có da láng mịn, căng bóng không xù xì hay vón cục sẽ có lượng vitamin cao hơn so với những quả khác.Thay vì chọn quả chanh to, hãy chọn quả chanh có kích thước vừa phải nhưng nặng tay, chanh nặng tay sẽ chứa nhiều nước hơn, tươi hơn, chất lượng hơn.
Dụng cụ thực hiện
Nồi, dao, hũ đựng thực phẩm,…
Cách chế biến Chanh muối
1
Chanh mua về, rửa sạch, và ngâm trong nước muối khoảng 1 tiếng.
Sau khi ngâm, để vỏ chanh không bị nhẫn đắng, bạn có thể dùng 2 cách sau:
Video đang HOT
Cách 1 : Dùng muối chà xát nhiều lần vào phần vỏ chanh để loại bỏ tinh dầu, rồi rửa lại với nước sạch.
Cách 2 : Dùng chiếc bào nhỏ để chà lên vỏ chanh, rồi rửa nước sạch lại và để ráo. Tuy nhiên, bạn nên chà thêm ít muối để đảm bảo tinh dầu được giảm tối thiểu.
Mách bạn:
Dấu hiệu thấy vỏ chanh bớt tinh dầu, đó là phần màu xanh của vỏ bị nhạt đi.Nên dùng muối hột để chà xát chanh, vì dễ loại bỏ phần tinh dầu trên vỏ chanh nhiều hơn so với dùng muối tinh luyện.
2
Luộc chanh
Pha phèn chua với nước, rồi đem chanh rửa qua và ngâm thau nước phèn chừng 1 – 2 tiếng. Sau đó, mang chanh ra phơi dưới nắng đến khi cảm thấy ráo nước.
Đặt nồi nước lên bếp gas để đun sôi, vặn lửa nhỏ, rồi cho chanh vào để luộc khoảng chừng 4 – 5 phút, rồi vớt ra để ráo.
Lưu ý: Phèn chua giúp cho vỏ chanh được muối có màu trắng và sẽ có độ giòn, không bị bỡ.
3
Phơi và xếp chanh vào hũ
Phơi chanh trên rổ, đặt dưới ánh nắng sao cho chanh có cảm giác hơi khô là được. Trong quá trình phơi, nên đặt khăn mỏng lên mặt phía trên để tránh bụi bẩn.
Dùng khăn sạch lau phủi bên ngoài trái chanh, rồi xếp chúng vào trong hủ lọ thủy tinh.
Lưu ý: Nên tráng lọ thủy tinh qua nước sôi, rồi để ráo để đảm bảo mặt vệ sinh.
4
Nấu nước muối và ngâm chanh
Bạn pha nước muối theo tỉ lệ: 1 lít nước 200 gram muối (nếu bạn muốn mặn hơn thì cho điều chỉnh lượng muối lên khoảng 300-400 gram).
Dùng nước sôi để nguội, rồi hòa tan muối.
Đổ nước muối vào trong hủ chanh đã được xếp, lấy bao ni-lông phủ miệng lọ, rồi đậy nắp vào. Cuối cùng là bạn đem phơi nắng hủ chanh muối khoảng 7 – 10 ngày, rồi đặt hủ chanh muối vào nơi khô mát. Sau khoảng 1 tháng là dùng được.
Lưu ý :
Nếu muốn kiểm tra độ đậm đặc của muối, bạn có thể dùng hạt cơm nguội cho vào nước muối, thấy hạt cơm nổi lên thì đạt yêu cầu. Hoặc bạn trực tiếp nếm bằng vị giác của mình sao cho hợp khẩu vị.
Chanh muối ngon nhất là khi bạn sử dụng trong 3 tháng kể từ ngày dùng được.
5
Thành phẩm
Chanh muối dùng để pha nước giải nhiệt mùa hè với hương vị chua chua ngọt ngọt chắc chắn sẽ là thực uống yêu thích của nhiều người.
Mẹo làm món rau muống vừa xanh vừa giòn
Chỉ cần một vài bước đơn giản bạn sẽ luộc được đĩa rau muống giòn ngọt xanh mướt cho cả nhà thưởng thức. Cùng học mẹo làm món rau muống vừa xanh vừa giòn nhé!!
Nguyên liệu làm rau muống giòn, xanh:
- 1 mớ rau muống
- 1 quả chanh, 1 thìa nhỏ muối, một chút đá
Mẹo làm món rau muống vừa xanh vừa giòn:
Bước 1: Rau muống nhặt sạch gốc già, lá sâu vàng, (có thể bỏ bớt lá hoặc không là tuỳ sở thích) sau đó rửa nhiều lần và rửa dưới vòi nước.
Tiếp theo, ngâm rau cùng với 1 thìa muối cho rau thật sạch. (Đây cũng là cách tự nhiên để loại bỏ phần nào đi các chất kích thích trong quá trình trồng rau). Sau đó ta vớt rau lên để cho khô ráo.
Bước 2: Chuẩn bị 1 nồi nước đun sôi, khi nước sôi già, bắt đầu thả rau vào và thêm 1 thìa ngọt muối (hoặc nửa thìa nhỏ đường cũng giúp rau luộc thêm xanh). Luộc đến khi nước sôi lại thêm 5 phút.
Chú ý: Để rau muống luộc được xanh giòn cần cho rau ngập nước, luộc rau đúng độ chín vừa vì luộc chưa chín kỹ rau muống còn nhựa sẽ bị thâm đen, mà luộc kỹ quá rau muống luộc xong sẽ bị màu vàng úa.
Bước 3: Chỉ thêm một bước đơn giản dưới đây bạn sẽ có món rau muống luộc xanh rì đến 4-5 tiếng sau rau vẫn còn màu xanh tươi.
Chuẩn bị 1 âu nước lạnh có đá (có thể cắt vài miếng vỏ chanh vào cùng để rau thơm hơn) để rau sau khi luộc xong, ngâm luôn vào âu nước lạnh này và ngâm đến khi nước hết lạnh, vớt rau ra để cho ráo nước.
Nhìn đĩa rau muống luộc, giòn xanh thật sự hấp dẫn. Rau chấm kèm với bát tương hoặc mắm ớt và thêm vài quả cà muối nữa là bạn có bữa cơm ngon mà không cần thịt cá ăn kèm.
Bạn có thể áp dụng cách luộc rau này với cách loại rau khác nữa nhé!
Chúc các bạn thành công với mẹo làm món rau muống vừa xanh vừa giòn nhé!
Cá hấp sả ớt thơm cay cho bữa cơm gia đình Khi có khách các bà nội trợ có thể chế biến món cá hấp sả ớt để chiêu đãi khách, vừa ngon vừa lịch sự. Nguyên liệu: - Cá quả: 1 con khoảng 500 - 700 gam (Nếu không có bạn có thể thay bằng cá chép, cá trắm to) - Sả, ớt: 5, 6 củ - Gia vị: Nước mắm, muối, hạt...