Cách làm bò khô kiểu gác bếp đơn giản đảm bảo chị em sẽ thích
Với cách làm đơn giản này chắc chắn chị em sẽ có món bò khô kiểu gác bếp ngon để gia đình thưởng thức rồi.
PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
- 500gr thịt bò (không mỡ)
- 3 muỗng canh đường
- 1 muỗng cà phê muối
- 1 nhánh sả; 4 tép tỏi; 1 miếng nghệ
- 50ml rượu mai quế lộ hay rượu trắng (rượu nấu ăn)
PHẦN 2: CÁCH LÀM THỊT BÒ KHÔ GÁC BẾP
Bước 1: Tỏi nghệ xả cho vào cối giã nhuyễn. Cho hỗn hợp ra tô trộn chung với gia vị và rượu phía trên.
Video đang HOT
Bước 2: Thịt bò rửa sạch thấm khô, thái miếng to không quá dày (bạn có thể nhờ tiệm thái giúp). Cho thịt vào tô gia vị sả… trộn đều. Ướp qua đêm.
Bước 3: Qua 1 đêm miếng thịt có độ cứng chứng tỏ đã ngấm gia vị. Bây giờ bạn xếp thịt lên vỉ cho vào lò nướng 2 tiếng ở nhiệt độ dưới 100 độ C.
Bước 4: Sau đó treo thịt nơi góc bếp hay đem ra phơi nắng. Chú ý là làm sao miếng thịt khô ráo là được.
Chỉ đơn giản như vậy là bạn đã hoàn thành món thịt bò khô gác bếp ngon cho cả nhà thưởng thức rồi. Tuy hương vị không hoàn toàn giống so với cách làm thịt bò gác bếp truyền thống nhưng thịt bò cũng rất hấp dẫn.
Chúc bạn và gia đình thành công với cách làm thịt bò khô gác bếp!
Món bò kho kiểu Ấn Độ chỉ bán buổi chiều
Bò kho kiểu Ấn ăn kèm đồ sợi hoặc bánh mì, chỉ bán chưa đầy 5 tiếng trong hẻm quận 3.
Từ đầu con hẻm nhỏ số 194 Võ Văn Tần (quận 3), men theo mùi cà ri thoang thoảng thực khách sẽ đến được quán bò kho của gia đình bà Út (tên thật là Trương Ngọc Trâm Oanh, 58 tuổi).
Món ăn có nước dùng mang đặc trưng hương vị của cà ri Ấn Độ, dùng thịt bò và cà rốt là hai nguyên liệu chính. Tuy nhiên, món bò kho tại đây không cay nồng sực nức lên mũi mà chỉ đủ the lưỡi, do quán đã giảm độ cay để phục vụ khẩu vị đại trà của thực khách.
"Món bò kho tôi học nấu từ mẹ là người Ấn Độ, và nhà tôi bắt đầu bán từ khoảng năm 1993", bà Út nói.
Thịt bò dùng để nấu có đủ ba phần nạc, gân và mỡ, sau khi chín được chủ quán cắt thành miếng nhỏ và tách riêng để phục vụ tùy theo yêu cầu của khách.
Tổng thời gian chế biến thịt là hơn ba giờ, gồm một giờ để ướp gia vị và hơn hai giờ để hầm đủ mềm trước khi bán, bà Út cho biết. Ngoài ra, nồi nước dùng được đun trên bếp than cháy âm ỉ để luôn giữ được độ nóng hổi và không bị bay hơi nhiều.
Thực khách có thể lựa chọn mì tươi, mì gói, hủ tiếu hoặc bánh mì ăn cùng bò kho. Các loại đồ sợi được trụng nước sôi cho mềm rồi nhúng qua nồi nước dùng để sợi thấm đều gia vị. Sau đó chủ quán thêm thịt, chan nước rồi rắc rau trên cùng.
Rau sống ăn kèm có giá tươi, húng quế và ngò gai, không nhiều loại rau thơm như các món khác vì sẽ át mùi của cà ri. Phần rau sẵn trong tô bao gồm giá tươi được trụng nóng và hành tây, hành lá, ngò gai được xắt nhỏ làm dậy mùi thơm cà ri hơn.
Gọi thêm bánh mì để chấm với phần nước dùng còn nóng sau khi ăn hết đồ sợi là gợi ý của thực khách Phan Lĩnh (ngụ quận 10). Khi ăn, khách có thể nêm thêm và pha đồ chấm được bày sẵn trên bàn gồm sa tế, muối tiêu, muối ớt, tương ớt, tương đen, nước mắm, ớt tươi và chanh.
Phần gân bò sựt sựt được nhiều thực khách ưa chuộng và nhanh hết. Do đó, trong khoảng thời gian quán mở bán từ 14h đến khoảng 18h30, bạn nên đến sớm. Mỗi suất bò kho có giá 40.000 đồng, bánh mì thêm 5.000 đồng một ổ. Nhưng tùy vào nhu cầu của thực khách, bà Út có thể bán phần ăn với giá khác nhau, có khi chỉ 15.000 đồng cho hàng xóm hoặc mấy chú xe ôm.
Theo Tnnhanhchungkhoan
Đổ gục trước 5 món bánh mì độc đáo của ẩm thực Việt Nam Bên cạnh những thương hiệu bánh mì vang danh cả nước như bánh mì Sài Gòn, bánh mì Hội An... nếu dạo một vòng từ Bắc chí Nam trên mảnh đất hình chữ S Việt Nam, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp có không ít phiên bản bánh mì độc đáo khác khiến nhiều du khách trong và ngoài nước mê mẩn. BÁNH...