Cách làm bánh rán lúc lắc vàng ruộm, giòn thơm, ai ăn một lần đều mê tít
Áp dụng cách làm bánh rán lúc lắc dưới đây đảm bảo bạn sẽ làm được những chiếc bánh rán vừa ngon vừa đẹp để chiêu đãi cả nhà trong mùa dịch này đấy!
Nguyên liệu
- Làm vỏ bánh:
- Bột nếp: 500gram
- Bột mỳ: 40 grram
- Bột nở: 10 gram
- Đường: 100gram
- Khoai Tây luộc chín bóc vỏ nghiền nát: 80gram
- 330ml nước ấm ( khoảng 40 độ)
- Vừng trắng: 100gr
Làm nhân bánh:
- Đường: 70gram
- Vani
- Nước 50 ml
- Đỗ xanh: 200 gram
Video đang HOT
Cách làm:
Làm nhân bánh:
Đậu xanh vo sạch sẽ rồi cho vào bát to, đổ nước ngập đậu và ngâm 3 tiếng cho đậu nở mềm, đổ ra để ráo nước. Đổ đậu vào nồi, thêm 1 xíu muối cùng với nước đổ ngâp đậu, bật bếp nấu cho đậu xanh chín mềm, trong khi nấu đậu bạn không cần đậy vung tránh cho đậu bị trào ra ngoài nhé. Cứ đun nhỏ lửa đến khi cạn thì cho thêm 200ml nước sôi vào, đun đến khi đậu chín mềm thì tắt bếp.
Dầm nhuyễn đậu, cho thêm đường, muối, vani, dầu ăn vào sên như sên bánh trung thu, cho đến khi nhân ráo tay có thể viên lại được. Sau đó vo tròn thành từng viên to nhỏ tùy theo ý thích, bọc kín lại để nhân không bị khô, vậy là xong phần nhân bánh.
Làm bỏ bánh: Trộn đều bột khô vào với nhau cho đường, muối, vani, dầu ăn 125ml nước sôi, cho từ từ 240ml nước lọc vào tô này, bớt lại xíu đề phòng bột mới không hút nước sẽ bị nhão. Sau đó cho tô nước vào tô bột khô nhồi đều cho đến khi bột mềm, mịn, không dính tay, thì bọc màng thực phẩm cho bột nghỉ 1 tiếng.
Sau khi bột nghỉ chia đều bột để nặn bánh.Tạo hình: Lấy từng viên vỏ ấn dẹt xuống, cho nhân vào giữa viên lại để bột bao khít hoàn toàn.
Lăn qua vừng, nắm chặt tay để cho khi rán vừng không rơi ra nhé! khi nặn bánh bảo đảm phần bột ôm sát viên nhân, không có khoảng hở để bánh không bị nổ trong lúc chiên. Sau khi nặn bánh thì đun sôi dầu cho bánh vào chiên nhỏ lửa, đảo đều để bánh được nở đều trong chảo dầu ngập mỡ.
Dùng đũa lăn đều cho bánh chín vàng và nở tròn, bánh chín thì vớt ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu, thưởng thức khi còn nóng sẽ ngon hơn.
Thành phẩm: Bánh thơm, vàng, nở đều, khi lắc phần nhân và phần vỏ tách rời nhau tạo ra tiếng lúc lắc, lúc lắc.
Bánh rán lúc lắc nhân đậu xanh với lớp vỏ bánh chiên giòn, được tẩm vừng phủ đều bên ngoài, bao lấy nhân đậu xanh xay bùi thơm hấp dẫn. Dùng để ăn chơi hay ăn sáng đều thích hợp.
Chúc các bạn chế biến thành công!
Mẹo làm giá đỗ bằng những vật dụng tiện lợi ngay tại nhà
Cách làm giá đỗ tại nhà bằng chai nhựa, khăn, hay rổ nhựa vừa tiện lợi lại đảm bảo an toàn vệ sinh giúp bữa cơm gia đình thêm đảm bảo.
Lam gia đô băng chai nhưa
Lấy chai nhựa loại 1,5 lít rửa sạch, để ráo rồi dùng que nhọn/dao để đục lỗ quanh thân và đáy chai (mỗi lỗ cách nhau khoảng 3cm) để lưu thông không khí, tránh ứ đọng nước.
50g hạt đỗ xanh chọn những hạt nhỏ, chắc.
Pha nước sạch 3 sôi 2 lạnh rồi đổ hạt đỗ xanh vào ngâm 1 giờ. Hai tay chà xát hạt đỗ xanh một chút cho dễ nứt vỏ (nếu ngâm nước lạnh cần 4 - 8 giờ). Đủ giờ thì bỏ vào chai nhựa, đặt nằm ngang vào chỗ tối để các hạt đỗ dàn đều, chú ý (không để ánh sáng lọt vào).
Một ngày cần cho đỗ uống nước từ 2 - 3 lần (sáng - trưa - tối) bằng cách: Ngâm chai đỗ vào chậu nước khoảng 1 phút rồi nhấc lên, để chảy róc nước xong thì bỏ lại vào chỗ tối cho giá phát triển. Sau 3 - 4 ngày là ăn được, cọng giá tươi trắng, mập, đầu đỗ chưa bung hết nên ăn còn độ bùi. Dùng dao/kéo cắt đáy chai, hoặc cắt theo hình chữ L rồi dốc giá ra nhẹ nhàng để tránh bị gãy thân giá.
Làm giá đỗ bằng rổ nhựa, rổ tre
Chuẩn bị rổ nhựa/tre, khăn phủ và nồi/chậu để ủ giá.
Đỗ xanh 100g ngâm nước lạnh 6 - 8 tiếng. Nên ngâm buổi tối thì sáng ra sẽ kịp làm giá.
Cho đỗ xanh đã ngâm vào rổ, phủ khăn lên. Úp thêm cái đĩa lên trên khăn rồi bỏ cả rổ vào nồi/ chậu để ủ trong bóng tối. Mỗi ngày nhúng cả rổ vào chậu nước 5 phút (ngày 2 lần vào buổi sáng và tối), vớt ra cho dóc nước rồi để lại vào chỗ tối.
Thu hoạch giá đỗ sau 2 - 3 ngày. Dùng kéo cắt hết các lớp rễ đâm ra ngoài chiếc khăn để dễ thu hoạch và vệ sinh, chuẩn bị cho mẻ ủ mới.
Giá đỗ ủ bằng rổ nhựa hoặc rổ tre sẽ cho những mầm chắc, to và mập. Khi ủ các bạn nên để chỗ tối, sạch sẽ để có mẻ giá trắng và đẹp.
Cách làm giá đỗ bằng khăn
Đỗ xanh 100g
2 tấm khăn xô, hoặc khăn vải bông
Pha 3 phần nước ấm, 2 phần nước lạnh rồi đổ đỗ xanh vào ngâm. Sau 6 giờ thì thay nước, ngâm đủ 12 giờ thì vớt ra và hạt đỗ đã nứt thì đổ ra rổ xả nhẹ dưới vòi nước chảy kẻo mầm giá bị gãy.
Dùng khay lỗ/ rổ trải lớp khăn xuống đáy, rồi rải đều đỗ lên. Sau đó lấy khăn khác đã nhúng nước phủ lên, rồi để vào nơi thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời. Cứ 4 giờ lại dùng bình xịt để phun nước lên bề mặt khăn (không tưới tới mức đọng nước vì giá sẽ bị úng). Sau 3 ngày giá lên đều, mập và ít rễ thì thu hoạch giá.
Chú ý là chỉ dùng bình xịt tưới cho giá, và không để ra ngoài ánh nắng mặt trời kẻo giá vươn cao sẽ dài và gầy, ăn không ngon. Khăn, khay, rổ làm vệ sinh sạch để làm mẻ sau.
Làm giá đỗ bằng vỏ hộp sữa
Chọn hộp sữa loại 1 lít. Nếu không có thì dùng hộp sữa đậu nành và các hộp sữa nhỏ cũng được. Rửa sạch, cắt 2 góc hộp sữa để lấy chỗ chắt nước.
Lấy 70g đỗ xanh ngâm nước ấm 304 giờ cho vỏ nứt.
Rửa sạch hộp sữa, cắt 2 đầu hộp sữa để lấy chỗ chắt nước.
Đỗ xanh đã ngâm đổ vào hộp, đậy nắp lại, để ở nơi thoáng mát. Mỗi ngày 2 lần nhúng hộp sữa ngập vào chậu nước 5 phút thì dốc hết nước ra, để lại vào chỗ thoáng mát. Sau 4 ngày hộp sữa căng phồng là giá đỗ đã mọc cao đầy miệng hộp thì cắt rồi dốc vỏ hộp lấy giá ra chế biến.
Giá đỗ rất giàu vitamin đặc biệt là vitamin C, giàu khoáng chất, amino acid, protein. Giá được làm từ ngũ cốc và đậu, nên khi ăn giá là cách tăng hấp thụ chất dinh dưỡng, tăng giá trị dinh dưỡng có trong các loại hạt họ đậu.
Với những cách làm giá đỗ đơn giản này, các mầm giá trắng, mập mạp và ngọn giá vẫn còn hình hạt đỗ màu vàng, khi ăn sẽ rất bùi và ngọt.
Thu Chang
"Xôi lúa" - món quà sáng dành cho người ăn khoẻ! Món ăn bình dân, rẻ tiền nhưng để làm được thì mất công lắm đấy. Lại phải khéo léo, tỉ mỉ và kinh nghiệm nữa. Đỗ xanh đồ chín thì giã và nắm lại thành những nắm nhỏ rồi mới "dồn" thành nắm to như quả bưởi. Không được khô cũng không được nát. Nát thì xắt ra bị bết, khô thì bị...