Cách làm bánh quy nhân đậu xanh miền Tây dẻo mềm, đơn giản tại nhà
Món bánh quy lá dứa nhân đậu xanh Từ lớp vỏ dẻo mềm, dai dai đến phần nhân đậu xanh bùi béo, món bánh này chắc chắn sẽ khiến bạn thích mê. Vào bếp ngay nhé!
Nguyên liệu làm Bánh quy nhân đậu xanh
Cho 15 cái bánh
Bột nếp 400 gr
Khoai tây 300 gr
Đậu xanh 150 gr
Nước cốt dừa 30 ml
Dừa non bào sợi 30 gr
Lá dứa 4 lá
Dầu ăn 1 ít
Đường 2 muỗng canh
Muối 1/2 muỗng cà phê
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua đậu xanh mẩy, ngon
Nên chọn những hạt đậu xanh mới, hạt căng tròn và bóng, khi ngửi có mùi thơm tự nhiên của đậuKhi cầm lên tay cảm giác chắc và không có lớp bụi phấn để lại.Không nên chọn những hạt đậu có màu sắc khác lạ, có dấu hiệu ẩm mốc hoặc mối mọt, khi ngửi có mùi lạ.Nếu không tìm mua được đậu xanh đã tách vỏ, bạn có thể mua đậu xanh còn nguyên hạt, trước khi chế biến bạn ngâm đậu từ 2 – 3 tiếng rồi đãi sạch vỏ là được.
Cách chọn mua khoai tây tươi ngon
Nên chọn những củ khoai cầm chắc tay, nặng, lành lặn và có bề mặt vỏ trơn nhẵn.Những củ khoai tây vàng sẽ ngon và ngọt hơn so với những củ hơi ngã màu trắng.Không nên chọn củ khoai nhăn nheo, bóp thấy mềm hoặc có mắt đen, bị sâu, chảy nước.Tuyệt đối không chọn những củ có da chuyển sang màu xanh hoặc mọc mầm vì nó cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe.
Dụng cụ thực hiện
Xửng hấp, nồi, chảo chống dính, máy xay sinh tố, khuôn bánh quy, lá chuối,…
Cách chế biến Bánh quy nhân đậu xanh
1
Sơ chế đậu xanh và khoai tây
Đầu tiên, vo sạch 150gr đậu xanh rồi ngâm mềm trong nước 4 tiếng.
Kế đến, gọt vỏ 300gr khoai tây, rửa sạch rồi cắt nhỏ thành từng miếng.
Video đang HOT
2
Nấu và tán nhuyễn đậu xanh, khoai tây
Bắc nồi lên bếp, cho vào đậu xanh đã ngâm mềm, 1 ít nước vừa đủ ngập mặt đậu. Sau đó, nấu đậu trên lửa nhỏ đến khi chín mềm, nước trong nồi ráo hết.
Tiếp theo, cho đậu ra tô rồi nghiền cho nhuyễn mịn.
Tương tự với khoai tây, cho vào nồi hấp đến khi chín mềm rồi tán cho nhuyễn mịn.
Mách nhỏ: Nên tán đậu xanh, khoai tây lúc còn nóng vì hỗn hợp sẽ dễ tán và mịn hơn.
3
Sên nhân đậu xanh
Bắc chảo lên bếp, cho vào 30ml nước cốt dừa, đậu xanh tán nhuyễn, 2 muỗng canh đường, 1/4 muỗng canh muối.
Đảo đều nhân trên lửa nhỏ đến khi hỗn hợp đậu xanh trong chảo khô ráo, dẻo mềm, chạm vào không dính tay là đạt.
Cuối cùng, cho vào chảo đậu xanh thêm 30gr dừa non bào sợi và trộn 1 lần nữa rồi tắt bếp.
4
Trộn bột nếp
Đầu tiên, bạn rửa sạch 4 cái lá dứa, cắt nhỏ xong cho vào cối xay rồi xay nhuyễn lá dứa với 100ml nước, sau đó lọc hỗn hợp qua rây để lấy nước cốt lá dứa.
Tiếp theo, cho vào tô 400gr bột nếp, khoai tây tán nhuyễn, 1/4 muỗng cà phê muối, nước cốt lá dứa, 150ml nước. Dùng tay nhào bột đến khi tạo thành khối dẻo mịn nhưng vẫn còn độ ẩm, hơi bở chứ không quá dẻo.
Lưu ý:
Với cách trộn bột cùng với khoai tây sẽ khiến cho bánh dẻo mềm hơn và ít bị khô và cứng khi để lâu bên ngoàiTùy vào độ hút nước của bột mà bạn điều chỉnh tăng giảm lượng nước cần cho vào.Tốt nhất bạn nên cho từ từ nước vào bột để tránh tình trạng cho dư nước sẽ khiến bột nhão.
5
Bọc nhân và nén khuôn
Chia bột bánh và nhân đậu xanh thành nhiều phần bằng với tỉ lệ 2:1, bột vỏ bánh sẽ gấp đôi lượng nhân. Dùng tay miết dẹt bột vỏ bánh, cho nhân đậu xanh vào giữa rồi túm kín mép bột.
Kế đến, áo đều bánh qua 1 lớp dầu ăn rồi nén chặt vào khuôn để tạo hình.
Cuối cùng, đặt bánh lên 1 tấm lá chuối cắt tròn là hoàn tất.
Mách nhỏ: Nếu không có khuôn bánh quy, bạn có thể sử dụng một loại khuôn khác có hình dạng 1 nửa hình cầu cùng những đường gân xung quanh tương tự để tạo hình nhé!
6
Hấp bánh
Xếp bánh vào xửng, đặt xửng lên một nồi nước sôi, sau đó hấp chín bánh trên lửa vừa từ 15 – 20 phút nhé.
Mách nhỏ: Khi hấp bạn bọc nắp xửng bằng một miếng vải để nước bốc hơi trong lúc hấp không bị đọng lại trên nắp và nhỏ xuống bánh làm bánh bị nhão, không dẻo đều.
Hấp xong bạn cho bánh ra khay để nguội một chút là có thể thưởng thức ngay rồi.
7
Thành phẩm
Bánh quy nhân đậu xanh có lớp vỏ bánh dẻo dai, thơm nhẹ mùi lá dứa hòa quyện cùng nhân đậu xanh bùi béo, cực kỳ ngon miệng.
Bánh sẽ đẹp hơn nếu bạn dùng 1 ít màu đỏ thực phẩm chấm 1 điểm ở giữa chóp bánh đấy.
Loại bánh này không chỉ ngon, mang đậm nét bánh Việt truyền thống mà còn rất phù hợp để dâng lên cúng trên bàn thờ vào những dịp lễ quan trọng.
Đổi món với cháo cá lóc rau đắng đậm vị miền Tây cho ngày mưa lạnh
Nếu ai đã về miền Tây, chắc hẳn không quên hương vị rất riêng của món cháo cá lóc rau đắng của vùng sông nước nếu được thưởng thức một lần.
Bằng cách chế biến độc đáo, món cháo cá lóc rau đắng miền Tây đã trở thành món đặc sản được nhiều người yêu thích.
Khi cơn gió lạnh đầu mùa ập đến, xì xụp tô cháo cá nóng hổi miếng cá thơm dai chắc thịt ngọt mềm đầu lưỡi chấm thêm chút nước mắm ngon nữa thì còn gì bằng.
Dân Việt sẽ hướng dẫn cách nấu cháo cá lóc rau đắng chuẩn vị miền Tây để bạn có thể chế biến ngay tại nhà:
Nguyên liệu:
- 1 con cá lóc (tìm mua được cá lóc đồng là ngon nhất)
- 1 chén gạo dẻo thơm
- 1/3 chén đậu xanh cà (còn vỏ)
- Nấm rơm
- Rau đắng
- Gừng, hành lá, ngò, hành tím
Cách làm:
- Gạo vo sạch, rang trên bếp đến khi vàng thơm.
- Cá sơ chế chà xát muối, rửa qua với rượu cho sạch nhớt và hết mùi tanh. Có thể khứa vài khoanh (không tách rời) rồi để nguyên cho vào nấu, khi ăn gấp cả con ra ăn chung cả nhà.
Nếu thích lọc hết xương, cắt từng miếng nhỏ vừa ăn, ướp vào ít muối và mắm ngon.
- Bắc nồi nước (với lượng gạo và đậu bên trên thì khoảng 3.5 - 4 lít nước, tuỳ thích ăn đặc hay loãng), cho vào vài lát gừng, hành tím đập dập đầu hành lá đập dập vào.
- Nêm thêm muối, bột ngọt. Nước sôi cho hết thịt cá xương cá to ở trên vào luộc. Cá rất nhanh chín do đó cần canh để cá vừa chín tới là vớt ra ngay để thịt cá giữ được độ dai ngọt.
- Sau khi vớt hết cá ra thì cho đậu xanh và gạo đã rang ở trên vào nồi nước, nấu đến khi gạo và đậu nở bung.
- Cho nấm rơm đã xào sơ với hành tím vào nồi cháo, thêm đầu hành lá cắt khúc vào, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.
Thưởng thức:
Múc cháo ra tô, rắc thêm hành- ngò cắt nhuyễn, ít gừng cắt sợi, ớt băm, hành phi, tiêu xay. Ăn kèm rau đắng ít giá.
Cháo nấu bằng gạo rang rất thơm, vị gừng âm ấm, nấm rơm giòn giòn cùng vị béo bùi của đậu xanh...cắn thêm miếng cá vừa chín tới thơm dai ngọt thịt, cuối cùng chốt hạ bằng vị đắng thanh mát nữa thì quả là một sự kết hợp tuyệt vời.
Đặc điểm nồi cháo của miền Tây là rất loãng, gạo rang làm nên món cháo có đặc trưng khác biệt không đặc sệt, không chảy nhựa.
Cách nấu chè đậu gà ngon ngọt bổ dưỡng giải nhiệt cho ngày hè Chè đậu gà - một món chè có tên nghe lạ nhỉ? Tuy tên lạ thế thôi nhưng đây là một món chè ngon ngọt, bổ dưỡng giải nhiệt cho những ngày hè nóng nực nhé Nguyên liệu làm Chè đậu gà Cho 4 chén Đậu gà 150 gr Đậu xanh 50 gr (tách vỏ) Bột sắn dây 50 gr Đường phèn 300...