Cách làm bánh phục linh màu tự nhiên thơm béo dễ làm ngay tại nhà
Bánh phục linh là một trong những món bánh truyền thống thơm ngon và đến nay vẫn là hương vị khiến nhiều người rất yêu thích.
Bài viết dưới đây, sẽ hướng dẫn đến bạn cách làm món bánh phục linh màu tự nhiên thơm béo đơn giản tại nhà. Vào bếp ngay thôi!
Nguyên liệu làm Bánh phục linh màu tự nhiên
Bột năng 400 gr
Nước cốt dừa 150 ml
Hoa đậu biếc 10 gr (10 bông)
Lá dứa 20 lá
Đường 100 gr
Dụng cụ thực hiện
Máy xay sinh tố, muỗng, dao, thớt, rây lọc,…
Cách chế biến Bánh phục linh màu tự nhiên
1
Sơ chế nguyên liệu
Lá dứa mua về bạn rửa sạch, sau đó bạn cho 1 nửa phần lá dứa vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng 20ml nước lọc rồi lọc qua rây lấy nước cốt và nấu chín. Phần lá dứa còn lại bạn cắt khúc.
Hoa đậu biếc bạn ngâm với 20ml nước ấm khoảng 10 phút sau đó lọc lấy nước cốt rồi nấu sôi.
2
Xào bột
Bắc chảo lên bếp mở lửa vừa, khi chảo nóng bạn cho 400gr bột năng và phần lá dứa cắt khúc vào rang khoảng 5 phút cho khô.
Tiếp theo bạn rây lấy bột và bỏ phần lá dứa khô đi.
3
Nấu nước cốt dừa
Video đang HOT
Bạn bắc chảo lên bếp mở lửa vừa, cho 150ml nước cốt dừa vào, thêm 100gr đường và khuấy đều khoảng 1 phút cho tới khi đường tan rồi tắt bếp.
4
Trộn bột
Bạn cho phần nước cốt dừa nấu chín vào phần bột năng đã rang, dùng bao tay bóp đêu khoảng 2 phút cho đều rồi chia làm 3 phần bột, 1 phần bạn để nguyên.
Phần bột thứ 2 bạn cho 20ml nước lá dứa nấu chín vào rồi cũng trộn đều tay.
Phần bột cuối cùng bạn cho 20ml đậu biếc ngâm vào cũng trộn đều tay cho bột đều màu.
5
Ép khuân
Bạn chuẩn bị khuôn tùy hình yêu thích, rồi cho bột đã chuẩn bị vào khuôn, ấn từng màu bột vào khuôn và nén chặt tay, rồi gõ nhẹ ra bàn để bánh rời khỏi khuôn.
Vậy là bạn đã hoàn thành xong món bánh phục linh màu tự nhiên rồi đó!
6
Thành phẩm
Những chiếc bánh phục linh với hình dáng hoa văn đẹp mắt, màu sắc bắt mắt, mùi thơm thoang thoảng của lá dứa và hoa đậu biếc thấm dần và tan ngay trong miệng.
Bánh với vị ngọt thanh dễ dàng khiến người ta cảm nhận sự mềm mại của bột năng, vị béo ngầy ngậy của nước cốt dừa và chút thanh tao của hương vị lá dứa, bạn cùng bày ra đĩa và mời cả nhà cùng thưởng thức nhé!
Bí quyết nấu xôi ngon thơm dẻo, bóng đẹp bắt mắt như ngoài hàng
Xôi là món ăn thông dụng được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp, nấu chín bằng hơi nước, thịnh hành trong ẩm thực của nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, cách nấu xôi ngon, mềm dẻo, hạt xôi bóng thì không phải ai cũng biết.
Một số dân tộc thiểu số tại Việt Nam như Mường, Khơ me sử dụng xôi như một đồ ăn chính hàng ngày, trong khi dân tộc Kinh chủ yếu dùng cơm làm từ gạo tẻ, chỉ dùng xôi như một bữa ăn phụ vào buổi sáng như một thức quà, hoặc trong các ngày lễ, tết, thôi nôi, cưới hỏi như một đồ cúng.
Xôi vô cùng đa dạng từ xôi mặn đến xôi ngọt, từ xôi trắng, xôi đậu (đỗ) xanh, đen, xôi lạc, xôi sen, xôi gấc, xôi ngô (bắp) đến xôi thập cẩm, xôi chim, xôi gà, xôi ngũ sắc,...
Infonet xin chia sẻ vài bí quyết để có món xôi ngon, mềm dẻo, hạt xôi bóng:
1- Chọn gạo nếp ngon: nếp cái hoa vàng hạt tròn mẩy hoặc nếp nương hạt thuôn dài đều đồ xôi ngon.
2- Vì xôi chín bằng hơi nước bốc lên do đó phải ngâm gạo trước khi đồ xôi, thường ngâm từ 6-8 giờ với 1 chút muối trắng, không ngâm lâu quá kẻo gạo bị chua, đồ xôi bị nát hạt gạo. Vớt gạo ra để thật ráo nước trước khi đồ.
3- Khi đồ xôi phải giữ được nhiệt đều, để vỉ hấp vào nồi, nước sôi mới cho gạo vào đồ. Nhớ phủ khăn lên trên để hơi nước bốc lên không đọng lại làm nhão xôi.
4- Đồ xôi 2 lửa xôi sẽ mềm dẻo hơn: đồ chín lần 1 (thỉnh thoảng mở vung, đảo đều xôi để được chín đều) thì dỡ xôi ra cái mâm, lấy đũa đảo tơi để xôi không dính cục. Sau đó, tiếp tục cho xôi vào nồi đồ thêm lần nữa.
5- Khi xôi chín, rưới thêm chút mỡ gà hoặc dầu ăn hay chút nước cốt dừa để hạt xôi bóng mọng hơn, đối với các loại xôi cần vị ngọt (xôi gấc, xôi vừng dừa, xôi sen) trộn thêm chút đường, đảo đều, hấp thêm khoảng 5 phút là được.
Bí quyết để nấu món xôi ngon thơm dẻo như ngoài hàng
Loại xôi thông dụng nhất là xôi trắng, chỉ gồm gạo nếp và chút muối. Do vậy, xôi trắng hay được kết hợp với các thực phẩm bổ sung khác như: muối vừng (mè), muối lạc (đậu phộng), hay kết hợp các món ăn giàu đạm như ruốc, trứng, giò, pate, xúc xích, lạp xường, thịt kho tàu, tạo ra các loại xôi như xôi trứng giò, xôi lạp xường, xôi thịt, xôi pate, xôi ruốc.
XÔI CỐM DỪA HẠT SEN
Nguyên liệu
- Cốm già (cốm Vòng, cốm Tú Lệ là ngon nhất): 500g
- Đậu xanh không vỏ: 200g
- Hạt sen tươi: 200g
- Dừa nạo sợi: 100g
- Đường trắng: 40g ( tuỳ khẩu vị)
- Dầu ăn: 30ml
Cách làm
- Đậu xanh vo sạch ngâm 2 hoặc 3 tiếng rồi đem đồ chín, nghiễn nhuyễn mịn
- Hạt sen rửa sạch, đồ bở
- Dừa nạo sợi mang sên với đường nhỏ lửa cho tan hết đường rồi cho hạt sen vào đảo nhẹ tay khoảng 3-5 phút.
- Cốm xả qua vòi nước rồi để thật ráo, cho vào đảo với dầu ăn rồi trộn với 1/2 đậu đã đánh tơi ở trên.
- Cho xửng hấp lên bếp đun sôi nước thì lót miếng lá chuối (hoặc lá sen càng thơm), cho cốm trộn ở trên vào đồ nhanh trong khoảng 5 phút, sờ cốm chín mềm thì đổ ra mâm, tãi cho chóng nguội, cho dừa xào hạt sen với số đậu xanh còn lại vào đảo đều là xong.
XÔI NGŨ SẮC
Cách đồ xôi nhanh gọn, đơn giản, một lần đồ luôn được đủ các màu xôi. Đĩa xôi ngũ sắc màu sắc mắt bắt, thơm mùi nếp quyện với nước cốt dừa là món xôi cực hấp dẫn.
Nguyên liệu
- Gạo nếp: 600g
- Hoa đậu biếc: 1 nắm (khoảng 20 bông);
- Bột trà xanh: 1 thìa cà phê (tầm 3-5g, thích màu xanh lá nhạt thì dùng 3g, màu xanh lá đậm hơn thì dùng 5g);
- Lá cẩm: 1 bó;
- Bột hoa dành dành: 1-2 thìa cà phê (thích màu vàng nhạt thì dùng 1 thìa, màu vàng đậm hơn thì dùng 2 thìa)
- Gấc: 100g (khoảng chục hạt gấc còn phủ kín cùi đỏ).
- Nước cốt dừa: 150ml.
- Muối trắng: 2g
- Dụng cụ: Xửng hấp xôi hoặc nồi cơm điện kèm theo vỉ hấp, bìa cứng hoặc giấy bạc để chia các ô ngăn các màu xôi riêng biệt.
Cách làm
Bước 1: Tạo màu tự nhiên để ngâm xôi
- Hoa đậu biếc hãm với khoảng 100ml nước sôi được màu xanh biển;
- Bột trà xanh Đài Loan pha với 100ml nước lã được màu xanh lá. Bột trà xanh lên màu xanh lá rất đẹp, không bị mất màu như lá nếp.
- Lá cẩm cắt nhỏ, đun kĩ với 200ml muocs lã (đun tầm 15-20 phút) lọc lấy nước cốt màu tím;
- Bột hoa giành giành hãm với 100ml nước sôi để được màu vàng.
- Gấc bóp kĩ bỏ hạt, lấy phần bột gấc để tạo màu đỏ cam.
Bước 2: Ngâm gạo nếp với nước màu
- Gạo nếp vo sạch, chia thành 6 phần, 2 phần để nguyên màu trắng , cho vào 1 chút xíu muối trắng ngâm với nước lã từ 6-8h (hoặc ngâm qua đêm); Sau đó vớt ra rá để thật ráo nước. Cho gạo trắng này chia thành 2 phần, 1 phần để nguyên màu trắng, 1 phần bóp kĩ với gấc để bột gấc bám đều vào gạo, bỏ hạt.
- 4 phần gạo còn lại cho vào 1 chút xíu muối trắng, chia làm 4 để ngâm riêng rẽ với 4 loại nước màu (đậu biếc, trà xanh, dành dành, cẩm tím) từ 6-8h (hoặc ngâm qua đêm).
Bước 3: Đồ xôi
Đổ nước vào nồi, cho vỉ hấp vào, để các tấm bìa cứng (hoặc giấy bạc) chia vỉ hấp thành 6 ngăn, đợi nước sôi thì cho các màu gạo vào từng ngăn riêng rẽ, rưới vào mỗi màu gạo 3 thìa cà phê (15ml) nước cốt dừa. đảo nhẹ tay để các ngăn không bị xô lệch vào nhau.
Tầm 25-30 phút mở vung nồi, lấy hạt xôi ra bóp nhẹ thấy mềm là xôi đã chín, rưới nốt chỗ nước cốt dừa còn lại vào từng ngăn xôi, đảo nhẹ tay để cốt dừa thấm đều. Đây vung để thêm 5 phút thì tắp bếp. Riêng phần xôi gấc các bạn trộn thêm 1 thìa đường (khoảng 20g hoặc hơn nếu thích ăn ngọt) sau đó rưới thêm 1 thìa dầu ăn hoặc mỡ gà để xôi ngậy hơn
Xới xôi ra đĩa riêng từng màu hoặc trộn lẫn các màu với nhau cũng được.
Chúc các bạn thành công!
Mâm cúng Rằm tháng Giêng phải có món này nữa mới "chuẩn bài": Cách làm siêu đơn giản! Rằm tháng Giêng cúng bánh trôi nước để cả năm tròn đầy, ngập tràn may mắn. Chuẩn bị nguyên liệu 1. Bột nếp 100gr 2. Rau củ 1/2 quả chanh leo, 10gr lá nếp, 5-6 nhánh hoa đậu biếc, 2-3 quả atiso hoặc 10gr củ dền 3. Đường mật 30-50gr (tương đương 30-50 viên) 4. Hạt vừng rang 15gr Thông thường, vào ngày...