Cách làm bánh hẹ người Hoa hấp dẫn lạ kỳ
Có xuất xứ từ Trung Hoa, bánh hẹ mang hương vị vô cùng đặc biệt nhờ vào vị hăng nồng ấn tượng của rau hẹ. Hôm nay, chúng ta cùng khám phá cách làm bánh hẹ bạn nhé.
Bánh hẹ có lớp vỏ mềm mịn, bên trong là nhân thịt và hẹ đã được tẩm ướp đậm đà. Bánh hẹ có thể ăn sau khi hấp với lớp vỏ mềm trong, dai dai hay đem chiên thêm lần nữa để giòn hơn tùy theo khẩu vị. Cách làm bánh hẹ rất đơn giản cùng những nguyên liệu dễ tìm, chúng ta vào bếp thực hiện ngay món bánh hấp dẫn này nhé.
Nguyên liệu
Bột gạo: 100grBột năng: 100grMuối: muỗng cà phêNước lọc: 170mlHẹ: 150grThịt băm: 100grNước mắm: 5 muỗng canhĐường trắng: 3 muỗng canhHành tím băm: 1 muỗng canhTỏi băm: 1 muỗng canhNước cốt chanh: 1 muỗng canhTiêu xay: 1 muỗng cà phêỚt băm: 1 muỗng canhTrứng gà: 2 quảDầu ănư
Cách làm bánh hẹ
Bước 1. Trộn bột bánh
Rây 100gr bột gạo và 100gr bột năng vào tô, thêm muỗng cà phê muối vào rồi trộn đều hỗn hợp.Khoét ở giữa hỗn hợp bột một lỗ nhỏ rồi cho 170ml nước sôi vào, trộn đều.Chờ cho hỗn hợp nguội bớt thì chuyển sang nhào bột bằng tay khoảng 10-15 phút đến khi hỗn hợp mịn.Đậy kín và ủ bột trong khoảng 30 phút cho bột nở.
Bước 2. Làm nhân bánh
Hẹ lá rửa sạch, cắt sợi nhỏ khoảng 2cm rồi trộn cùng với 100gr thịt xay.
Ướp hỗn hợp với 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê tiêu và 1 muỗng canh hành tím băm khoảng 15 phút cho hỗn hợp thấm gia vị.
Video đang HOT
Bước 3. Nắn bánh hẹ
Bột sau khi ủ vê dài sau đó chia thành 6 phần bằng nhau.
Rắc chút bột áo lên thớt rồi cán bột ra thành miếng tròn mỏng khoảng 3mm.
Cho nhân vào phần giữa bột rồi cuộn lại thành miếng tròn dẹt.
Bước 4. Hấp bánh hẹ
Cho bánh vào nồi hấp có lót giấy nến, phủ một lớp khăn mỏng qua nồi rồi hấp bánh trong khoảng 10-15 phút cho đến khi thấy hẹ xanh nổi trên mặt bánh là bánh chín.
Bước 5. Pha nước mắm chua ngọt
Pha nước mắm chua ngọt với tỷ lệ: 4 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng canh tỏi ớt băm, 1 muỗng canh nước cốt chanh.
Bánh hẹ hấp xong có thể ăn cùng với nước mắm chua ngọt hoặc chiên vàng hai mặt trên chảo với trứng, cách nào cũng đều tạo nên hương vị đặc biệt khó quên.
Theo Cooky.vn
Tiệm mì cha truyền con nối, khách quen thưởng thức mười mấy năm không chán
Gọi là tiệm mì, vì món chính vẫn là mì, mì xào mềm, mì xào giòn. Và nó ngon đặc biệt bởi có lẽ nó xuất xứ từ tận tỉnh Phúc Kiến xa xôi của Trung Hoa.
Là phụ nữ luôn chăm chút cho căn bếp gia đình luôn đỏ lửa nhưng tôi vẫn thích cùng chồng con ra ngoài đổi bữa vào những tối cuối tuần. Không phải cứ chán cơm thì thèm phở, mà bước ra đường là có muôn vàn lựa chọn để tự thưởng cho mình. Nhưng cũng lại là thói quen, tôi và chồng rất thường xuyên chọn tiệm mì xào của hai vợ chồng ông chủ người Hoa gần nhà.
Thực ra, chúng tôi vốn là khách quen của quán, từ khi mới hò hẹn những lần đầu, mãi đến nay đã mười mấy năm vẫn giữ thói quen đưa nhau đi ăn cùng một chỗ. Chỉ khác là còn kéo thêm hai thực khách mới, hai đứa con, vốn rất ghiền món cơm chiên cánh gà, cơm chiên Dương Châu của ông chủ quán.
Mì xào Phúc Kiến, món chính cũng là món ngon nhất của tiệm mì gia truyền này.
Gọi là tiệm mì, vì ngoài các món "râu ria" thì món chính ở đây vẫn là mì: mì xào mềm, mì xào giòn, xuất xứ từ tận tỉnh Phúc Kiến xa xôi của Trung Hoa. Món ngon nổi tiếng này chính là thứ hảo hạng nhất mà ai nấy đến tiệm mì này cũng đều muốn thưởng thức đầu tiên.
Sợi mì vàng, mềm nhưng vẫn có độ dai nhất định.
Vẫn là sợi mì trứng màu vàng ươm hấp dẫn, nhưng mì Phúc Kiến khiến thực khách ăn một lần sẽ nhớ hoài bởi vị thơm, mềm, béo và dai dai đặc trưng, không giống bất cứ loại mì nào trong các chợ hoặc siêu thị.
Cũng là sợi mì đó nhưng nếu ai thích ăn mì giòn rụm thì sẽ chọn mì xào giòn. Những lọn mì đan nhau được chiên vàng giòn, trông như một tổ chim được bện lại xinh xắn. Phía trên sẽ là tổ hợp của những thứ bổ dưỡng như tôm, mực, thịt, gan heo, nấm rơm, cá viên, bì heo... được tẩm ướp cùng với các gia vị đặc trưng của ẩm thực Trung Hoa như dầu hào, nước tương, hắc xì dầu, giấm đỏ.
Thứ nước sốt tẩm ướp được nấu lên và pha ít bột bắp tạo độ sệt vừa phải, thơm ngào ngạt tỏa ra trên từng sợi mì chỉ khiến thực khách quên ngay những cau có giận hờn khi phải chờ lâu mỗi lúc quán đông khách.
Một tô mì xào thập cẩm như thế đặt ngay trước mặt, nhón đũa gắp miếng mực chấm vào hỗn hợp nước tương khuấy cùng tương ớt, thêm vài lát tỏi và ớt sừng ngâm chua, thì dù chỉ là một tiệm mì nhỏ ven đường cũng khiến người ta tưởng mình đang ăn ở nhà hàng cao cấp. Vì nó ngon. Vì quán quen. Vì một điều gì đó thân thương đến mức hầu như ai từng một lần đến quán đều muốn quay trở lại.
Đĩa mì xào mềm thập cẩm với phần tôm thịt, mực, nấm, gan heo, bì heo tươi ngon...xào cùng nước sốt rất đậm đà.
Tôi sợ tăng cân nên chỉ dám gọi mì xào mềm thập cẩm vì nó ít dầu mỡ. Và lúc nào cũng phải nhắc chủ quán lấy ít mì lại. Vì một dĩa mì thông thường của quán rất nhiều mì, ăn đến nỗi "no cành hông".
Những sợi mì, những cọng giá, và tỏi được ông chủ áp trong đáy chảo lớn sâu lòng với lửa to cho cháy sém bên ngoài. Mùi thơm của phần cháy sém đó kích thích vị giác rất khó cưỡng.
Cái cảm giác được ăn những cọng mì vàng có chút nám đen thơm tho đó, nó thích thú như lúc nhỏ được vét dề cơm cháy, quẹt cho bằng hết miếng mắm kho quẹt trong nồi. Ăn thứ mì cháy sém đó, là ăn bám chút mùi vị kí ức của tuổi thơ, không hơn!
Nước chấm hoặc trộn cùng mì: nước tương tương ớt tỏi ớt ngâm chua.
Ngồi ăn quán quen, vào những lúc trời gió gió sắp mưa, ai cũng từng phải giật mình vì mớ trái bàng rụng lộp độp trên mái tôn. Tiệm mì tồn tại trên hai mươi năm, giờ ông chủ đã có "lính ruột" là hai cậu con trai được cha truyền nghề, đứng bếp, nổi lửa, tay thoăn thoắt vung chảo trộn mì điệu nghệ không thua cha. Ông chủ chỉ thỉnh thoảng thay ca cho con khi khách quá đông. Bà chủ chỉ chuyên phần gắp thành phẩm vào đĩa, hộp, sơ chế nguyên liệu, chia phần cho đầu bếp làm.
Tiệm nay đã có thêm người phụ bưng bê dọn dẹp cho ông bà chủ rảnh tay nựng nịu cháu nội. Nếu thích, khách vẫn có thể cụng ly một vài cái khề khà với ông cho vui. Vậy thôi đó, mà mỗi khi đi ngang đều phải liếc vào. Để hôm nào tiệm đóng cửa, mình thèm mì, chạy lòng vòng đi tiệm khác mà ăn món mì không biết phải gọi chính xác món gì. Bởi nó không đúng mùi vị như món mì gợi nhiều nỗi thèm thuồng như của tiệm hai ông bà. Rồi thấy tiếc, giá như mình đừng đi ăn quán khác...
Địa chỉ: Tiệm mì Tài Ký - 61 Nguyễn Văn Tăng, P. Long Thạnh Mỹ, Quận 9 (gần ngã ba Mỹ Thành).
Tiệm chỉ mở cửa từ 17h chiều trở đi, bán suốt tuần, kể cả thứ bảy, chủ nhật. Giá: 45.000 đồng/đĩa.
Theo Phunuonline
3 nhà hàng món Trung sang chảnh đổi bữa ngày cuối tuần Trung thu cận kề, bạn hãy thử "đổi gió" tại những nhà hàng món Trung Hoa dưới đây để cảm nhận phần nào không khí mùa trăng rằm dịp này nhé! Fu Rong Hua: Nằm tại trung tâm thủ đô Hà Nội, nhà hàng sở hữu không gian trầm lắng, mang phong cách Trung Hoa từ cách bài trí đến nội thất. Thực...