Cách làm bánh đúc nóng
Trời se lạnh, làm bát bánh đúc là hết xẩy luôn. Phần bánh mềm mềm, nhưng giòn dai, thịt xào cùng nấm hương mộc nhĩ thơm nức mũi. Và thế là, trời chiều mùa đông không còn lạnh nữa.
Nguyên Liệu
100 gr bột năng
100 gr bột nếp
800 ml nước
20 ml dầu ăn
200 gr thịt xay
20 gr mộc nhĩ
20 gr nấm nương
Nước mắm, tiêu, gia vị nêm nếm phù hợp
Các bước
Phần bánh đúc: Trộn 2 loại bột với nhau, và ngâm trong nước 30′ cho bột nở hết. Sau đó đun và quấy nhỏ lửa trên bếp đến khi đặc lại, rồi thêm dầu ăn. Tuỳ sở thích của bạn ăn bột đặc hay loãng mà có thể gia giảm lượng nước phù hợp.
Video đang HOT
Thịt xào cùng nấm hương, mộc nhĩ thái nhỏ
Nước mắm pha tỉ lệ 1 mắm, 1 chanh, 1 đường, 10 nước lọc. Mình thích ăn chua hơn, nên sử dụng nhiều chanh hơn. Phần nước mắm này cũng nên gia giảm tuỳ theo khẩu vị của mọi người. Tuy nhiên nên pha nhạt vì phần thịt xào cũng đã khá mặn mà rồi
Múc bánh đúc ra bát, cho thịt xào, rau mùi, rồi cuối cùng là chan nước mắm vô. Nếu có hành phi nữa là tuyệt cú mèo luôn.
Chúc các bạn làm thành công món ăn cực dễ này nhé! Nhớ nhanh lên vì trời sắp hết lạnh, ăn sắp hết phê rồi nè.
Đặng Ngọc Lan
Theo cookpad.com
5 món bánh mặn nóng hổi cho ngày lạnh ở Hà Nội
Được giữ nóng, dễ tìm và giá bình dân là lý do bánh giò, bánh gối hay bánh đúc được lòng thực khách.
Ngoài các món nước như bún, phở, du khách tới Hà Nội có thể tìm thấy dễ dàng nhiều loại bánh nóng trên mọi góc phố, khu chợ.
Bánh giò
Nhắc đến các món bánh mặn ở Hà thành, có lẽ bánh giò là cái tên không thể thiếu. Bánh mềm dễ ăn nên trở thành thức quà vặt được nhiều lứa tuổi ưa chuộng, trong cả mùa nóng và lạnh.
Chiếc bánh giò mềm mịn tỏa hơi nóng sau lớp lá gói.
Bánh có vỏ ngoài được làm bằng bột gạo tẻ pha nếp, sau khi hấp chín thì mềm và mịn. Nhân bánh gồm thịt lợn, mộc nhĩ băm nhuyễn, thêm trứng cút. Bánh giò được đánh giá ngon phải có vị thơm tự nhiên từ các thành phần nhân, vỏ bột thường bở sau khi bóc vì không chứa hàn the (chất làm đặc, cứng bánh). Thức ăn kèm có thể là nước tương, nước mắm, tương ớt chua ngọt và các loại đồ chua.
Giá chung của bánh giò ở Hà Nội trong khoảng 12.000 - 25.000 đồng một chiếc, tùy thực khách có nhu cầu dùng thêm các đồ ăn kèm như giò, chả, thịt nướng, trứng cút... Bánh giò dễ tìm thấy ở các khu ăn uống trong chợ địa phương. Một số địa chỉ thu hút thực khách phải kể đến quán bánh giò "khổng lồ" Thụy Khuê, bánh giò thịt nướng Đông Các, ngõ chợ Nguyễn Công Trứ, chợ Hôm...
Bánh cuốn
Trong các món bánh mặn ở Hà Nội, bánh cuốn phổ biến và xuất hiện sớm hơn cả. Đây là thức quà thường được người dân dùng làm bữa điểm tâm sáng. Hà Nội là nơi tập trung nhiều kiểu bánh cuốn từ các vùng miền, tuy nhiên loại xuất phát từ Thanh Trì mới là đặc sản của thủ đô.
Cái tên bánh cuốn được đặt theo cách chế biến của món này.
Người bán ngồi bên chiếc nồi to tỏa hơi nóng nghi ngút, nhanh tay tráng một lượng bột gạo pha lỏng lên bề mặt khuôn vải trong nồi, đậy vung hấp một lúc rồi cầm đũa cả bóc tách lớp bánh chín trải ra mâm. Lớp bánh màu trắng mỏng tang được cuốn lại rất nhanh để giữ nhiệt nóng khi đến tay thực khách. Tùy yêu cầu mà người bán có thể thêm nhân thịt băm mộc nhĩ hoặc lòng đỏ trứng cuộn làm nhân bánh. Nước chấm đa dạng, chỗ dùng nước mắm nguyên chất hoặc pha nhạt, nơi chế nước xương thịt...
Một phần bánh cuốn có giá khoảng 10.000 - 20.000 đồng, tùy có nhân hay không và đồ ăn kèm như giò chả, thịt nướng, trứng. Bạn nên đến các khu ăn uống trong chợ địa phương vào ban ngày, hoặc một số hàng có tiếng lâu năm như bánh cuốn Thanh Trì bà Hoành (Tô Hiến Thành), Phủ Lý (Đào Duy Từ), bà Loan (Hàng Thùng)...
Bánh gối
Bánh gối phổ biến ở Hà Nội từ thời Pháp thuộc với cái tên "pâté chaud" (pa-tê-sô) nghĩa là bánh nóng.
Vỏ bánh gối cứng giòn, nhìn mỏng nhưng khi cắt lại không hề vỡ vụn.
Chiếc "gối" có vỏ ngoài vàng ươm giòn tan, làm từ bột cán mỏng mà vẫn dẻo dai, khi rán không được vỡ. Vì thế, hầu hết hàng bánh gối ở Hà Nội thường nhập vỏ cán sẵn từ các lò tay nghề cao. Nhân mặn gồm nhiều thành phần như thịt lợn xay, mộc nhĩ, cà rốt, lạp xưởng, trứng cút. Bánh gối khi bày ra ăn thường được cắt đôi hoặc ba. Nước chấm chua ngọt có nhiều đu đủ ngâm và các loại rau thơm không thể thiếu khi dùng bánh gối.
Giá một chiếc từ 10.000 đến 15.000 đồng. Một số hàng lâu năm nổi tiếng ở Hà Nội có bánh gối Lý Quốc Sư, Hòe Nhai, Nghĩa Tân, Thanh Bảo...
Bánh đúc nóng
Bánh đúc là một món ăn dân dã với các kiểu chế biến như bánh đúc lạc chấm tương, bánh đúc nộm, phổ biến nhất là bánh đúc nóng.
Nhiều thực khách phương xa khi đến Hà Nội thường bỏ qua bánh đúc nóng vì cho rằng món này giống cháo. Bánh đúc cũng làm từ bột gạo nhưng được nấu đặc sệt, dẻo quánh, lúc nào cũng nóng hổi. Người bán rắc thịt lợn băm xào với mộc nhĩ cùng chút hành phi, rau mùi thái nhỏ, rồi chan nước dùng. Nước chan không quá mặn, có vị ngọt thanh từ xương, luôn được hâm nóng, để khi hòa quyện cùng các thành phần sẽ làm tô bánh dậy mùi thơm ngậy và tròn vị.
Bánh đúc nóng đặc trưng bởi sự dẻo quánh của bột bánh và vị mặn mà của đồ xào lẫn nước dùng.
Một tô bánh đúc nóng có giá trung bình 15.000 - 25.000 đồng. Nhiều quán còn thêm vào đậu phụ rán, tôm, thịt, trứng cút luộc... cho đa dạng. Thực khách có thể tìm bánh đúc nóng ở một số địa chỉ như ngõ 8 Lê Ngọc Hân, khu C4 tập thể Trung Tự, chợ Bách Khoa, chợ Nghĩa Đô...
Bánh rán mặn
Chiếc bánh rán mặn nóng hổi vừa vớt từ chảo dầu sôi là món quà chiều thu hút thực khách vào những ngày lạnh ở Hà Nội. Chỉ cần cắn một miếng nhỏ, bạn sẽ cảm nhận được làn khói ấm nóng tỏa ra từ bên trong bánh cho dù vỏ ngoài đã nguội.
Bánh rán vàng ươm giòn bên ngoài, nóng bên trong, có giá thành rẻ.
Bánh có vỏ làm từ bột gạo nếp, sau khi rán sẽ có mặt ngoài giòn rụm mà mặt trong vẫn dẻo dính. Nhân có thịt lợn, miến, mộc nhĩ bằm nhuyễn, một số hàng còn thêm nấm hương, cà rốt, hải sản. Bánh rán mặn được dùng với nước chấm chua ngọt, dưa chuột, đu đủ chua chống ngấy.
Bánh có nhiều kích thước tùy từng nơi bán, có giá dao động 5.000 - 10.000 đồng một cái. Một số địa chỉ quen thuộc phải kể đến bánh rán Hồ Tây (Lạc Long Quân), bánh rán bà Huyền (Nhà Chung), bánh rán Gốc Đa (Lý Quốc Sư), bánh rán Cao Lâu (Lương Ngọc Quyến)...
Di Vỹ - Tâm Linh
Theo VNE
Đố bạn biết màu sắc trong các món ăn truyền thống Việt Nam đến từ đâu? Từ rất lâu về trước, trước khi có màu thực phẩm nhân tạo như bây giờ thì người Việt Nam đã biết dùng những nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên để nhuộm màu thức ăn. Có một sự thật là nếu để các món ăn hoàn toàn "nguyên thuỷ" không nhuộm màu thì nhiều người trong số chúng ta sẽ chẳng còn...