Cách làm bánh da lợn 3 màu 19 lớp lạ mắt, thơm thơm mùi lá dứa, bùi bùi vị đậu xanh
Bánh da lợn là món ăn quen thuộc của người dân Nam Bộ. Bánh có hương vị thơm ngon nhờ sự kết hợp tinh tế giữa mùi thơm lá dứa, vị bùi của đậu xanh, từng lớp bánh mềm dai ngọt dịu.
Để làm được một chiếc bánh da lợn vừa ngon vừa đẹp đòi hỏi sự khéo léo của người làm bánh. Dân Việt sẽ hướng dẫn cách làm bánh da lợn 3 màu 19 lớp:
Chuẩn bị ba màu:
- Màu 1 - màu đường thốt nốt: 1 muỗng bột gạo, 5 muỗng bột năng, 1/2 chén nước cốt dừa đậm đặc, 1 chén đường thốt nốt (bào ra từ 1 viên đường to), 2/3 chén nước, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê dầu ăn. Khuấy hỗn hợp và rây qua rây.
– Màu 2 - màu vàng đậu xanh: 1 chén đậu xanh (đã hấp tán nhuyễn), 5 muỗng bột năng, 1.5 chén đường thốt nốt (1,5 viên đường), 1/2 chén nước cốt dừa đặc, 1 chén nước, 1 muỗng cà phê dầu ăn, 1 muỗng cà phê muối. Khuấy tan hỗn hợp và rây qua rây.
- Màu 3 – màu lá dứa: 5 muỗng bột năng, 1 muỗng bột gạo, 2/3 chén nước lá dứa đậm đặc, 1/2 chén nước cốt dừa, 1 /2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê dầu ăn, 1/2 chén đường cát trắng (không dùng thốt nốt vì sẽ làm xỉn màu xanh lá dứa). Khuấy tan hỗn hợp và rây qua rây.
Lưu ý: Lượng màu 2 gấp đôi màu 1 và 3 ( màu 1 = màu 3), màu 2 hơi đặc hơn màu 1 và 3
Cách làm
- Xửng hấp đường kính 18cm, dùng khăn giấy xoa dầu ăn vào xửng. Nước sôi, cho xửng vào và hấp theo thứ tự. (Nắp đậy nồi hấp nên quấn khăn sạch để thấm hơi nước bốc lên không rơi xuống xửng bánh)
- Chọn 2 vá bằng nhau (vá múc canh) để đổ các lớp bánh có độ dày đều nhau, 1 vá là 1 lớp.
- Hai phút sẽ chín 1 lớp bánh sẽ đổ lớp kế tiếp.
- Đổ thứ tự các màu : 121212 sẽ có 6 lớp.
Video đang HOT
- Lấy một ít màu xanh 3 pha vào lớp 1 đường thốt nốt còn lại để chuyển sang màu hơi xanh (mục đích để khi bánh chín sẽ chuyển tầng từ vàng trắng sang vàng xanh ko bị đột ngột) \
- Đổ tiếp thứ tự các màu:1212 sẽ có 4 lớp
- Đổ tiếp thứ tự các màu: 323232323 sẽ có 9 lớp
Như vậy chúng ta hoàn tất bánh da lợn 3 màu 19 lớp vừa đầy xửng.
Chúc các bạn thành công với món bánh da lợn xinh đẹp, ăn ngon!
Cách làm bánh da lợn chuẩn vị miền Tây đơn giản nhất
Cách làm bánh da lợn đơn giản sau đây sẽ giúp bạn có một món ăn thơm ngon chuẩn vị bánh da lợn Nam Bộ để chiêu đãi cả nhà sau những bữa ăn chính của gia đình.
Bánh da lợn còn được gọi là bánh da heo, là một trong những món ăn đặc trưng của người dân miền Tây ở Việt Nam. Người dân Nam Bộ dùng loại bánh da lợn để tráng miệng sau các bữa ăn chính hoặc dùng làm món đãi khách hay các gia đình mang ra đồng để ăn trong lúc nghỉ giải lao.
Loại bánh dân giã với hương vị thơm ngon này giờ đây đã phổ biến ở nhiều vùng miền trong cả nước. Cùng học cách làm bánh da lợn đậm đà hương vị miền Tây với cách thức đơn giản sau đây để đãi khác hoặc làm món tráng miệng cho cả gia đình bạn.
Bánh da lợn đặc trưng với 2 màu xanh lá dứa và vàng đậu xanh
Công thức sau đây được chị Trần Hằng (Bắc Giang) chia sẻ) sau khi chị đã làm thành công món ăn này nhiều lần và có sản phẩm để bán cho mọi người gần khu vực mình sinh sống.
Nguyên liệu làm bánh da lợn
Phần bánh da lợn màu xanh
- Bột năng : 200 gram
- Bột gạo lọc : 50 gram
- Nước cốt dừa: 450 gram
- Lá dứa: 10- 15 lá
- Đường cát: 250 -300 gram ( tùy khẩu vị để gia giảm lượng đường)
- Muối : 1/2 thìa cà phê
Phần bánh da lợn màu vàng
- Đậu xanh cà vỏ : 200 gram
- Bột năng : 110 gram
- Bột gạo lọc : 20 -25 gram
- Nước cốt dừa : 250 ml
- Nước lạnh : 200 ml
- Đường cát : 150 - 200gram ( tùy khẩu vị )
Cách làm bánh da lợn ngon nhất
Làm bột bánh da lợn
Bột màu xanh
Bước 1: Làm nước cốt lá dứa: Rửa sạch lá dứa, cắt khúc nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố say nhuyễn. Lọc phần sinh tố đó qua rây để lấy được nước cốt đậm đặc và có màu xanh đẹp nhất.
Lưu ý: nên chọn mua lá dá tươi, có màu đậm đẹp để nước lá dứa tạo màu được đẹp nhất.
Bước 2: Khuấy tan hỗ hợp đường nước lá dứa nước cốt dừa muối trong một bát tô lớn
Bước 3: Rây bột năng bột gạo vào âu nước hỗn hợp ở bước 2 nêu trên rồi khuấy đều cho bột tan. Sau đó, bạn dùng rây để lược lược hỗn hợp nước bột qua cho mịn, bỏ những phần cặn của bột và nước lá dứa đi.
Phần bột bánh da lợn màu xanh được tạo màu từ lá dứa
Bột màu vàng
Bước 1: Đậu xanh ngâm nước ấm cho nở rồi cho vào nồi đổ nước ngập mặt đậu 2cm nấu cho đậu chín mềm.
Bước 2: Xay đậu đã nấu chín với 200ml nước lạnh và 250ml nước cốt dừa rồi rây bột năng và bột gạo vào hỗn hợp bột đậu xanh này. Cho đường vào khuấy cho tan hoàn toàn rồi tiếp tục đổ hỗn hợp qua rây cho mịn.
Phần bột màu vàng hoặc trắng được làm từ bột đậu xanh, nước cốt dừa
Hấp bánh
Bước 1: Đặt nồi hấp lên bếp đun sôi nước.
Bước 2: Quét dầu vào khuôn để hấp bánh. Sau đó, dùng muôi lớn múc 1 muỗng bột màu xanh đổ vào khuôn dày khoảng 0,4-0,5 cm, xếp khuôn bánh vào khay hấp đặt vào nồi. Hấp khoảng 5 thì bạn cho tiếp một lớp bột màu vàng vào rồi sau 5 phút lại tiếp tục cho thêm 1 lớp bột màu xanh nữa lên trên cùng. Đợi 7 phút là bánh chín.
Bước 3: Lấy khuôn đựng bánh ra khỏi xửng để nguội 1 chút rồi lấy bánh khỏi khuôn. Trong khi đợi bánh nguội thì chúng ta lấy khuôn khác đổ bột và hấp tiếp mẻ mới cho đến khi hết bột.
Bánh da lợn sau khi đã hấp chín với khuôn bánh hình tròn
Lưu ý:
- Để thử bánh chín hay chưa bằng, bạn dùng tăm xiên vào giữa bánh rồi rút tăm lên. Nếu thấy tăm khô ráo và ko có bột dính là bánh đã chín.
- Nếu bạn muốn làm bánh da lợn kiểu cuộn thì hãy đổ hai lớp bột khác màu rồi dùng khuôn vuông hoặc khuôn hình chữ nhật như khuôn bánh gato để hấp bánh. Khi bánh chín, bạn lấy bảnh ra khỏi khuôn, đặt lên giấy nên và cuộn lại khi bánh còn nóng.
Những chiếc bánh da lợn kiểu cuộn nên được cắt bằng chỉ để miếng bánh ngon mắt
Cách cắt bánh
Với món bánh da lợn, bạn không nên dùng dao để cắt. Thay vào đó, bạn hãy dùng sợi chỉ hoặc thanh tre mỏng để cắt, trông món bánh sẽ ngon mắt hơn. Đây là cách mà những người dân Nam Bộ vẫn thực hiện từ nhiều năm nay.
Theo VietQ
Dẻo thơm bánh da lợn ông Hưng Ngang qua những con đường tấp nập xe cộ nơi phố thị, người ta lại dễ dàng bắt gặp hình ảnh một ông lão da ngăm, tóc bạc, chở theo thùng bánh da lợn trên chiếc xe đạp cũ. Hơn 30 năm qua, hằng ngày ông vẫn đạp xe từ Nghĩa Hòa lên phố để bán bánh. Chẳng mấy người biết tên ông,...