Cách làm bánh chuối hấp kèm nước cốt dừa ngọt mềm
Cách làm bánh chuối hấp kèm nước cốt dừa nếu thực hiện theo đúng và đủ các bước thì sẽ cho ta những miếng bánh không những mềm thơm mà còn rất ngon miệng, không hề ngán dù ngọt.
Để làm món ăn chuẩn vị miền Nam này, các bạn thực hiện như sau.
Cách làm bánh chuối hấp kèm nước cốt dừa ngọt mềm – cach lam banh chuoi hap
Nguyên liệu làm bánh chuối hấp gồm có:
Chuối chín: Thông thường, loại chuối hay dùng để làm bánh chuối sẽ là giống chuối sứ vì nó thơm và có vị thanh, ngọt tự nhiên. Tuy vậy nếu không có chuối sứ thì bạn cũng có thể tìm các loại chuối khác để làm. Chuẩn bị 8 trái chuối chín.
Chuối chín – cách làm bánh chuối hấp
Bột năng: Bột năng hay bột sẵn sẽ là loại bột chính bạn cần dùng. Trường hợp bạn muốn dùng thêm bột gạo để trộn cùng cũng vẫn được nhưng chỉ nên pha trộn với một lượng nhỏ. Chuẩn bị khoảng 2 lạng bột năng.
Nước cốt dừa: Nước cốt dừa bạn có thể mua hoặc mua dừa tươi về và tự vắt lấy nước cốt. Bạn chuẩn bị 1 lon nước cốt dừa hoặc vắt lấy 250ml nước cốt.
Bột báng: Cũng như nước cốt dừa, bột báng bạn có thể mua sẵn hoặc về tự nặn. Bạn chọn loại bột báng cỡ nhỏ như hạt sương sa thì như vậy món bánh hấp của bạn sẽ ngon hơn.
Bột báng – cach lam banh chuoi hap
Đường: Bạn chuẩn bị cả hai loại là đường cát trắng và đường cát vàng. Mỗi loại, bạn chuẩn bị từ 50 – 70 gram tuỳ độ ngọt theo tiêu chuẩn của bạn.
Ngoài các phần nguyên liệu kể trên thì để món bánh chuối được thơm và ngon hơn, bạn cũng chuẩn bị thêm 1 thìa cafe muối, 2 ống vani và một ít vừng trắng đã rang chín vàng.
Cách làm bánh chuối hấp ngon như sau:
Bước 1: Chuẩn bị chuối
Chuối bạn đem bóc hết vỏ và chia làm 4 phần. Lấy số chuối trên và cho vào bát hoặc may xay để dầm cho dập hoặc xay hơi nát nhuyễn là được. Phần chuối còn lại, bạn dùng dao để thái thành các khoanh mỏng vừa.
Cắt lát mỏng 2 quả chuối – cach lam banh chuoi hap
Bước 2: Chuẩn bị bột và các nguyên liệu khác
Cho bột báng vào ngâm với nước lạnh. Lượng bột báng này sẽ tuỳ nhu cầu bạn ăn để bạn cân đối cho phù hợp. Tuy vậy, bạn cũng chỉ nên cho một lượng vừa phải để tránh làm át hết mùi vị của bánh chuối.
Chuẩn bị phần bột – cách làm bánh chuối hấp
Hoà 150ml nước cốt dừa với 1,5 bát con nước lọc cho thật đều. Tiếp đến, bạn cho phần hỗn hợp này vào khuấy đều cùng với phần bột năng đã chuẩn bị. Khi bột đã loảng, mịn, bạn cho tiếp phần chuối xay nát vào cùng với đường cát vani muối cho đều.
Bước 3: Làm bánh chuối hấp
Dùng thìa múc hỗn hợp dung dịch trên vào khuôn bánh đã chuẩn bị sẵn, lưu ý là lượng bột chỉ bằng 2/3 khuôn, không nên múc bột đầy khuôn. Cho bột xong, bạn rải một vài lát chuối lên khuôn bánh để khi hấp chín bánh được đẹp mắt hơn.
Video đang HOT
Cho bánh chuối vào hấp – cách làm bánh chuối hấp
Đun sôi nồi hấp. Khi nước vừa bắt đầu sôi, bạn đặt phần khuôn bánh đã làm này vào nồi vào và hấp cho chín. Thông thường, thời gian hấp sẽ là từ 30 – 35 phút thì sẽ đảm bảo bánh chín đều. Tuy nhiên, thời gian chín của bánh cũng sẽ phụ thuộc vào độ dày của lượng bột bạn hấp, do đó trong quá trình hấp thì bạn sẽ chủ động điều chỉnh thời gian này.
Làm nước cốt dừa bột báng – cách làm bánh chuối hấp
Trong khi chờ bánh được hấp chín, bạn đi chuẩn bị phần nước cốt dừa. Cho 150ml nước cốt dừa bát con nước lọc 2 thìa cafe đường trắng thìa cafe muối bột báng vào nồi. Tiếp đến, bạn đun hỗn hợp này trên ngọn lửa nhỏ và khuấy cho thật đều trong suốt quá trình. Cứ thực hiện như vậy cho đến khi hỗn hợp hơi sền sệt là được.
Bước 4: Thưởng thức bánh chuối hấp
Hết thời gian hấp và bánh đã chín, bạn dùng dao cắt bánh thành những miếng vừa ăn và bày chúng ra đĩa hoặc ra bát. Rắc phần vừng đã rang vàng lên mặt bánh sau đó bạn múc phần nước cốt dừa đều lên bánh và thưởng thức. Để bánh ngon hơn, bạn cũng có thể chuẩn bị một ít dừa nạo sợi và rắc lên.
Bánh chuối hấp sau khi đã hoàn thành – cách làm bánh chuối hấp
Như vậy là với bốn bước đơn giản của cách làm bánh chuối hấp, bạn đã có được những đĩa bánh chuối hấp cực ngon rồi phải không ạ? Vậy thì hãy cùng bắt tay ngay vào thực hiện để đãi mọi người thôi nào.
Theo momkitty
Chia sẻ 3 cách nấu chè khoai lang ngon tuyệt ngay tại nhà
Cách nấu chè khoai lang vốn là món tủ của các chị em, thế nhưng 2 công thức nấu chè đặc biệt dưới đây, các chị em đã từng thử qua chưa ạ? Đảm bảo là hai cách làm này, món chè khoai lang sẽ đạt đúng đẳng cấp ngon miệng - ngon mắt đấy ạ. Cùng xem bí quyết ở đây là gì nhé.
Chia sẻ 2 cách nấu chè khoai lang ngon tuyệt ngay tại nhà - nấu chè khoai lang
Cách nấu chè khoai lang tím
Nguyên liệu nấu chè khoai lang tím gồm có:
Các nguyên liệu để nấu chè khoai lang tím sẽ bao gồm: khoai lang tím (2 củ), đường (3 thìa cafe), bột báng (3 thìa cafe), bột sắn dây (2 thìa cafe), nước cốt dừa (50 ml)
Khoai lang tím - chè khoai lang tím
Các bước nấu chè khoai lang tím như sau
Bước 1: Hấp chín khoai lang
Rửa sạch khoai lang tím đã mua về sau đó dùng nạo để nạo sạch vỏ. Rửa sạch khoai một lần nữa, cắt bỏ hai đầu rồi sau đó xắt khoai thành các miếng vuông vừa.
Thái nhỏ khoai - cách nấu chè khoai lang tím
Xắt khoai xong, bạn cho phần khoai này vào chõ hoặc xửng để hấp chín. Lưu ý chỉ nên làm chín khoai bằng cách hấp, không nên luộc để tránh làm mất vị ngọt tự nhiên của khoai. Hấp xong, bạn cho cho khoai nguội bớt rồi cho chỗ khoai trên vào nghiền nát, chỗ khoai còn lại vào ướp đường.
Hấp chín khoai - cách làm chè khoai lang
Bước 2: Nấu chè
Cho bột báng vào nước rửa sạch rồi đặt lên nồi luộc đến khi bột nở trong thì tắt bếp. Vớt bột ra ngoài và thả nhanh vào chậu nước lạnh.
Luộc chín bột báng - cach nau che khoai lang
Bột sắn hoà tan với nước để bột không bị vón cục. Bột khoai lang đã nghiền bạn cũng cho vào khuấy tan với khoảng 500 ml nước lọc.
Nấu chè - che khoai lang
Cho phần khoai lang đã hoà vào nồi và đặt lên bếp đun nhỏ lửa cho tới khi sôi. Lúc này, bạn sẽ cho tiếp phần khoai lang đã ướp đường trước đó vào, điều chỉnh vị ngọt cho vừa ăn rồi trút phần bột sắn dây vào. Khuấy nhẹ và đều tay cho tới khi nồi chè sánh lại thì cho phần bột báng vào, đun sôi lại rồi tắt bếp.
Chè khoai lang tím - cách nấu chè khoai lang tím
Thưởng thức chè khoai lang tím, bạn múc chè ra bát, rưới thêm phần nước cốt dừa rồi trộn đều và thưởng thức.
Cách nấu chè khoai lang đậu xanh
Nguyên liệu nấu chè khoai lang đậu xanh gồm:
Nguyên liệu nấu chè khoai lang đậu xanh sẽ bao gồm: khoai lang ruột vàng hoặc trắng (2 củ), đậu xanh (100 gram), bột báng (70 gram), đường phèn (60 gram), đường nâu (30 gram), muối (1 thìa cafe), nước cốt dừa (900ml).
Nguyên liệu nấu chè khoai lang đậu xanh - cách làm chè khoai lang
Các bước nấu chè khoai lang đậu xanh ngon như sau:
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Đậu xanh: Vo sạch rồi ngâm đậu xanh trong khoảng 2 - 3 tiếng. Nếu bạn muốn đậu mềm và ngon hơn thì sẽ ngâm trong khoảng 1 đêm.
Khoai lang: Gọt sạch vỏ rồi rửa sạch. Tiếp đến, thái khoai thành hình khối hoặc hình lát dày chừng 1 cm rồi cho vào chậu ngâm với muối pha loãng trong khoảng 10 phút để khoai không bị thâm.
Gọt vỏ và ngâm khoai lang - cách nấu chè khoai lang đậu xanh
Ngâm khoai xong, cho khoai vào sên cùng với lượng đường nâu ở mức lửa nhỏ. Đảo đều tay liên tục cho đến khi đường chảy ra và quyện vào từng miếng khoai là được.
Sên khoai lang - chè khoai lang đậu xanh
Bước 2: Nấu chè
Sau thời gian ngâm đậu, bạn vớt đậu ra, xả sạch một lần nước lạnh nữa rồi cho vào nồi với khoảng 1 lít nước và bật to bếp. Khi nồi đậu bắt đầu sôi, bạn vớt sạch bọt, hạ nhỏ lửa và đun cho đến khi đậu nhừ.
Cho đậu xanh vào nồi và ninh nhừ - cach nau che khoai lang
Rửa sạch bột báng rồi cho vào một chiếc nồi khác luộc chín. Luộc xong, bạn vớt bột rồi thả vào tô nước lạnh cho bột được trong và ngon hơn. Sau chừng 10 - 15 phút, bạn vớt bột ra và đổ ra rổ cho ráo nước.
Khi phần đậu xanh đã nhừ, bạn cho tiếp phần khoai lang đã sên vào. Lúc này, bạn sẽ cho thêm đường để điều chỉnh vị ngọt của chè. Đun nhỏ lửa cho tới khi khoai nhừ mềm thì tắt bếp.
Chè khoai lang đậu xanh - chè khoai lang
Đợi cho nồi chè nguội bớt, bạn múc ra bát, thêm phần bột báng nước cốt dừa rồi trộn đều lên là có thể thưởng thức món chè khoai lang đậu xanh tuyệt ngon.
Ngoài hai món chè khoai lang rất được lòng chị em thì một công thức chè khoai cũng không kém phần hấp dân khác là chè khoai sọ. Để nấu chè khoai sọ, các bạn thực hiện như sau.
Cách nấu chè khoai sọ
Nguyên liệu nấu chè khoai sọ gồm có:
Các nguyên liệu để bạn nấu được món chè khoai sọ sẽ bao gồm: khoai sọ (0,5 kg), gạo nếp (100 gram), đường kính (400 gram), muối (2 thìa cafe), dừa xiêm (1 quả), vani (1 - 2 ống).
Nguyên liệu chính để nấu chè khoai sọ - cách nấu chè khoai sọ
Cách nấu chè khoai sọ như sau:
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Khoai sọ: Gọt sạch vỏ rồi cho bổ miếng sau đó cho vào chậu nước muối pha loãng ngâm. Bạn cần ngâm với nước muối để loại bỏ phần nhớt của khoai
Gọt và ngâm khoai sọ -chè khoai sọ
Dừa xiêm: Nạo cùi dừa sau đó vắt lấy 1 bát nước cốt đặc. Tiếp tục cho phần dừa còn lại vào vắt thêm 2 bát nước cốt nữa.
Gạo nếp: Vo sạch, đãi bỏ sạn, các hạt sâu rồi đem ngâm với nước lạnh từ 3 - 5 tiếng.
Bước 2: Nấu chè
Hết thời gian ngâm gạo, bạn cho gạo vào nồi 2 bát nước cốt dừa lần 2 nước dão dừa vào ninh nhừ. Lưu ý ninh gạo nhỏ lửa để đảm bảo gạo nở đều, không bị cháy nồi.
Chè khoai sọ - cách nấu chè khoai sọ
Khi gạo đã nở, bạn cho tiếp phần khoai sọ vào khuấy đều. Tiếp tục đun cho đến khi khoai mềm, nồi chè sánh thì thêm đường rồi điều chỉnh vị ngọt. Cuối cùng, bạn cho phần vani vào, khuấy đều rồi tắt bếp.
Thưởng thức chè khoai sọ, bạn múc chè ra bát, rưới nước cốt dừa lên phí trên rồi trộn đều.
Hai cách nấu chè khoai lang và một cách nấu chè khoai sọ là công thức nấu chè khoai ngon và phổ biến nhất, được rất nhiều chị em áp dụng. Bởi thế, cuối tuần này, hãy xuống bếp và trổ tài cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé.
Theo momkitty
Chuối nếp nướng - món ăn vặt dân dã tự làm ngon chẳng kém hàng Chuối nếp nướng gắn bó với người dân Nam Bộ. Phần vỏ nếp dẻo thơm, quyện với nhân chuối, thêm cốt dừa ngọt, lạc rang bùi bùi. Nguyên liệu: - Chuối 5-7 trái - Nếp 0,5 kg - Cốt dừa - Bột báng, đậu rang - Lá chuối, lá dứa. Cách làm: - Nếp ngâm mềm nấu xôi như bình thường. Khi xôi...