Cách làm bánh chưng ngũ sắc độc đáo, đơn giản cho mâm cơm ngày Tết
Bánh chưng truyền thống là món bánh phổ biến trong dịp Tết đến, xuân về nhưng với bánh chưng ngũ sắc tượng trưng kim, mộc, thủy, hỏa thổ đã làm cho hình tượng bánh chưng trở nên đặc biệt hơn và mang nhiều ý nghĩa.
Nguyên liệu làm Bánh chưng ngũ sắc
Nếp ngỗng 1 kg
Thịt ba chỉ 800 gr
Đậu xanh 500 gr (cà vỏ)
Gấc 1/2 quả
Lá dứa 1 bó (7 lá)
Lá cẩm 1 bó (200 gr)
Hạt dành dành 2 muỗng cà phê (bột dành dành)
Hành tím 10 củ
Dầu ăn 150 ml
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua nếp ngỗng ngon
Nếp để gói bánh chưng ngũ sắc bạn chọn nếp ngỗng vì khi nếp nấu xong rất dẻo và chắc hạt.Để chọn mua nếp ngỗng ngon bạn tròn những hạt hạt tròn mập, có hình dạng giống với quả trứng ngỗng thu nhỏ có màu trắng ngần và bóng đẹp
Bạn chọn những hạt mẩy, đều, dùng móng tay bấm vào hạt nếp khó vỡ thì đó là nếp ngon, còn mới không phải nếp đã cũ, dễ bị mục.Nếp mới thường có mùi thơm đặc trưng, thoảng thoảng ngọt. Tránh mua nếp có mùi mốc, ẩm hay những mùi lạ.
Nếp ngỗng bạn có thể mua tại các cửa hàng bán gạo, chợ hay tại hệ thống siêu thị Bách hóa XANH hay mua online trên bachhoaxanh.com và những trang thương mại điện tử.
Cách chọn mua đậu xanh ngon
Đậu xanh để gói bánh chưng bạn dùng đậu xanh đã được cà vỏ. Đối với loại đậu đã cà vỏ bạn lưu ý chọn những hạt đậu sáng bóng, màu vàng tươi, kích thước và màu sắc các hạt đều nhau.Bạn kiểm tra độ mẩy của đậu bằng cách bấm ngón tay vào hạt đâu, nếu bạn đậu giòn, dễ vỡ nhưng không tạo nhiều vụn nhỏ thì đó là đậu xanh ngon.Đậu xanh còn mới thường có mùi thơm nhẹ, đặc trưng của đậu xanh. Tránh chọn mua đậu có mùi ẩm mốc hay những mùi lạ.Tránh chọn những hạt đậu có nốt đen, xỉn màu, các hạt to nhỏ không đều nhau. Đặc biệt không chọn đậu xanh đã có hiện tượng bị mối, mọt ăn hay có nhiều hạt sạn đen.
Cách chọn mua thịt ba chỉ ngon
Thịt ba chỉ tươi ngon có màu đỏ nhạt hoặc hồng tươi, bóng nhẹ và lớp mỡ xen giữa có màu trắng sáng, nhìn căng và chắc. Bạn nên chọn thịt ba chỉ có phần thịt và mỡ dính chặt vào nhau, khi cầm lên không cảm thấy quá lỏng lẻo. Lớp da và mỡ ngoài cùng dày vừa phải khoảng từ 1,5 – 2cm.
Bạn có thể kiểm tra độ tươi của thịt ba chỉ bằng cách nhấn vào miếng thịt, nếu thịt có độ đàn hồi khi nhấn vào và không tạo lõm thì bạn nên chọn miếng thịt đó.Bạn không nên chọn miếng thịt nhợt nhạt, chuyển xanh tái hay có mùi hôi, mùi lạ bất thường.Bên cạnh đó để chọn thịt ba chỉ để gói bánh chưng ngon bạn nên chọn miếng thịt có phần mỡ nhiều hơn phần nạc một chút để khi ăn sẽ đỡ bị khô.
Cách chọn mua lá dong gói bánh chưng
Bạn chọn lá dong có hình elip, phiến tán lá to, rộng, có màu xanh tươi đậm. Lá dong tươi có có độ dai tốt, không bị giòn hay dễ gãy. Nên chọn lá dong loại bánh tẻ, không quá già cũng không quá non.Không nên chọn những lá héo, sờ vào có cảm giác khô cứng, không mềm dai như lá tươi. Chọn những lá còn nguyên vẹn, không bị tưa lá hay rách ở bất kì phần nào.
Dụng cụ thực hiện
Nồi, tô, dao, lá dong, dây lạt,…
Cách chế biến Bánh chưng ngũ sắc
1
Pha màu ngâm gạo nếp
Lá dứa rửa sạch, xay nhuyễn rồi lọc qua rây để chắt lấy phần nước màu xanh.
Lá cẩm mua về nhạt bỏ những lá bị hư, dập rồi rửa thật sạch. Cho lá cẩm vào nấu với khoảng 400ml nước trong khoảng 10 – 15 phút cho đến khi nước chuyển sang màu đỏ tím, khi nước cạn dần cho thêm 200ml nước lọc vào và nấu tiếp 10 – 15 phút với lửa vừa, đợi nước trong nồi sôi thì tắt bếp. Đổ nồi nước lá cẩm qua rây lọc để lấy phần nước màu tím.
Gấc nạo lấy phần hạt bên trong, cho 1 muỗng cà phê rượu trắng vào hạt gấc, sau đó cạo cho phần thịt bám trên hạt gấc tróc ra rồi lựa hết hạt đen ra ngoài, ta thu được phần nhân màu đỏ.
Hạt dành dành ngâm với nước cho mềm sau đó phải giã ra, cho vào một 3 muỗng canh nước lọc vào rồi chắt lấy phần nước màu vàng.
Video đang HOT
2
Ngâm nếp và đậu xanh
Nếp ngỗng bạn vò nhẹ tay với nước cho sạch khoảng 5 – 6 lần. Sau đó, chia nếp thành 5 phần bằng nhau, rồi cho 4 màu xanh, đỏ, tím, vàng đã chuẩn bị vào 4 phần nếp, phần còn lại giữ nguyên màu trắng của nếp. Bạn đổ nước xắp mặt nếp và để yên ngâm nếp trong vòng từ 6 – 8 tiếng.
Đậu xanh cà vỏ bạn vò thật sạch với nước rồi đổ nước xắp mặt đậu và ngâm trong vòng 4 – 6 tiếng.
3
Chuẩn bị nhân bánh
Trước tiên bóc vỏ 10 củ hành tím, rửa sạch rồi xắt lát mỏng. Sau đó, phi hành tím với 150ml dầu ăn cho vàng thơm.
Nếp đã ngâm nở và thấm màu bạn chắt sạch nước trong từng tô đựng nếp, thêm vào mỗi tô 1 ít muối rồi trộn đều để nếp khi chín có vị mặn nhẹ.
Đậu xanh ngâm nở chắt ráo nước rồi cho hành tím phi vàng, 4 muỗng canh dầu hành phi, 1 ít muối, 1 ít tiêu rồi trộn đều cho hỗn hợp đậu được hòa quyện.
Dải thịt ba chỉ mua về rửa sạch với nước pha muối loãng, xả lại với nước lạnh rồi cắt thành 6 miếng bằng nhau cho 6 bánh. Tiếp theo bạn ướp thịt ba chỉ với 1 ít muối, tiêu, bột ngọt và đường.
4
Sơ chế lá và xếp khuôn
4 cái lá dong rửa sạch, lau khô bằng khăn ấm rồi bạn dùng dao róc bớt phần cuống cứng sau lá.
Để gói bánh bạn gấp đôi lá dong lại theo chiều ngang, rồi gấp đôi lại lần nữa theo chiều dọc. Bạn đo lá dong so với độ rộng khuôn rồi cắt phần đuôi lá sao cho vừa với khuôn và đủ lá để gói kín bánh. Đối với 3 lá còn lại bạn làm theo thao tác tương tự.
Sau đó bạn lật từng lá ra sao cho tạo thành các góc vuông rồi xếp vào 4 cạnh tương ứng của khuôn. Bạn lưu ý đặt lá sao cho phần đáy được kín để khi gói nhân không bị bung ra ngoài.
5
Gói bánh
Để làm bánh chưng ngũ sắc bạn xếp nếp sao cho màu đỏ nằm ở giữa, các màu còn lại gồm xanh, vàng, tím, trắng bao xung quanh. Sau đó bạn đặt lên mặt nếp lần lượt theo thứ tự: đậu xanh, thịt ba chỉ, đậu xanh rồi phủ lên trên 1 lớp nếp được xếp các màu giống lớp nếp vừa nãy.
6
Luộc bánh
Bạn chuẩn bị một nồi lớn, xếp lá dong xuống đáy nồi rồi cho bánh chưng vào và đổ nước đầy 2/3 nồi, bạn đập nắp và luộc bánh trong thời gian khoảng từ 2 – 3 tiếng tính từ lúc nước sôi. Khi nước trong nồi bánh cạn bớt thì bạn nhớ châm thêm nước sôi vào để tiếp tục luôn đến chín nhé.
7
Hoàn thành
Bánh chưng luộc xong bạn mang rửa lại với nước cho hết nhớt rồi lau thật khô, tiếp đến bạn dùng vật nặng vừa phải đè lên để bánh chắt hết nước bên trong ra ngoài. Đợi bánh nguội hẳn là bạn có thể mang ra thưởng thức được rồi.
8
Thành phẩm
Bánh chưng ngũ sắc trông rất đẹp mắt với sự kết hợp hài hòa cũng những màu sắc đẹp tươi. Bánh khi ăn cảm nhận được vị dẻo ngon của nếp xen lẫn thoảng thoảng mùi hương của lá dứa, gấc đỏ, nhân bánh thì bùi bùi, thơm lừng của đậu xanh cùng hành phi và sự béo ngậy mọng nước của lớp mỡ trong thịt ba chỉ.
Không có gì tuyệt vời hơn một chiếc bánh chưng có thể thỏa mãn được cả thị giác và vị giác của bạn đúng không nào?
Cách làm bánh tét lá cẩm hột vịt muối thơm ngon gói nhanh dễ dàng cho Tết
Nhân trứng muối bùi béo, phần nếp lá cẩm dẻo thơm, màu sắc đẹp mắt là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn trong dịp Tết này. Cùng vào bếp thực hiện ngay món bánh tét ngon và hấp dẫn này nào.
Nguyên liệu làm Bánh tét lá cẩm hột vịt muối
Gạo nếp 3 chén
Trứng muối 10 quả
Đậu xanh 250 gr
Lá cẩm 500 gr
Rượu mai quế lộ 1 muỗng canh
Bột năng 1 muỗng canh
Dầu ăn 2 muỗng cà phê
Muối/ đường 1 ít
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua gạo nếp ngon
Bạn nên chọn mua những hạt nếp to, tròn, màu trắng đục, không bị gãy nát.Nên mua nếp mới được xay, khi ngửi có mùi thơm nhẹ, dễ chịu tự nhiên của gạo nếp.Không nên mua không nên mua loại gạo nếp được xay xát kỹ vì gạo đã bị mất rất nhiều dưỡng chất.Tránh mua nếp có màu sắc lạ hoặc có mùi ẩm mốc do để lâu.
Cách chọn mua đậu xanh ngon
Bạn có thể sử dụng loại đậu xanh cà vỏ hay còn nguyên vỏ đều được nhé.Nếu bạn chọn đậu xanh còn nguyên vỏ, cần lưu ý chọn các hạt đậu xanh có lớp vỏ căng bóng, mẩy đều nhau, không bị sâu hay lép.Nếu chọn hạt đậu xanh cà vỏ, bạn chọn loại có màu vàng đẹp, các hạt đậu nửa chắc, không bị sâu mọt, có mùi thơm của đậu xanh.
Bạn có thể dễ dàng mua hột vịt muối (trứng muối) sẵn tại các chợ hoặc siêu thị. Ngoài ra, bạn có thể làm trứng muối tại nhà theo các chỉ dẫn dưới đây.
Dụng cụ thực hiện
Xửng hấp, lò nướng, nồi, chảo, rây, dao, lá chuối,...
Cách chế biến Bánh tét lá cẩm hột vịt muối
1
Làm nước lá cẩm
Rửa sạch 500gr lá cẩm rồi bạn cho lá cẩm vào nồi, đổ nước cho ngập mặt lá và nấu sôi.
Đến khi nước lá cẩm sôi cho màu tím đẹp thì bạn tắt bếp, vớt lá ra.
2
Chuẩn bị nếp
Bạn vo gạo nếp thật sạch, cho vào ngâm trong thau nước cùng 1 muỗng canh muối. Sau 6 tiếng, cho nếp ra rổ để ráo.
Sau khi nồi nhảy sang chế độ giữ ấm thì bạn mở nắp xới nếp cho đều rồi đậy nắp lại, để thêm 10 phút rồi bật nồi lại nút nấu. Khi nồi chuyển sang chế độ giữ ấm thì xới đều và để yên nếp trong nồi đến khi gói bánh.
3
Chuẩn bị đậu xanh
Đối với đậu xanh, bạn cho 250gr đậu xanh vào tô rồi ngâm trong 4 tiếng, sau đó cho vào xửng hấp để đậu xanh chín nhé.
Tiếp theo, cho đậu xanh vào túi nylon và dùng chày để nghiền nhuyễn đậu xanh.
Để sên nhân, bạn chuẩn bị một một canh bột năng pha loãng, sau đó cho đậu xanh ra chảo và đổ bột vào, nêm vào một 1 muỗng cà phê dầu ăn, 1 muỗng cà phê muối và 2 muỗng cà phê đường rồi bắt đầu sên cho đến khi đậu xanh tạo thành khối dẻo, sánh mịn thì tắt bếp.
4
Sơ chế hột vịt muối
Trứng hột vịt muối bạn tách vỏ và lấy lòng đỏ rồi rửa lòng đỏ bằng nước cho thật sạch.
Cho lòng đỏ vào chén, thêm nước và 1 muỗng cà phê rượu Mai Quế Lộ và ngâm trong 2 phút, sau đó, vớt ra rửa lại với nước sạch.
Tiếp theo, cho trứng muối vào lò nướng ở nhiệt độ 200 độ C. Sau 2 -3 phút, bạn lấy trứng muối ra, dùng dao cắt đôi các lòng đỏ trứng.
5
Gói bánh
Dùng khăn ăn lau lá chuối thật sạch, xé lá chuối thành các miếng có độ dài 30cm (khoảng 2 gang tay). Tận dụng các lá còn dư xé thành sợi rộng 1 đốt tay để lát gói bánh.
Trải 1 lớp màng bọc thực phẩm dài hơn lá chuối ở dưới cùng, 1 miếng lá chuối có mặt xanh úp xuống dưới và 1 miếng lá chuối có mặt xanh ngửa lên trên.
Quét 1 lớp dầu ăn lên lá chuối. Bạn dàn đều nếp cẩm, đậu xanh và xếp trứng muối lên trên.
Dùng hai tay túm hai mép bánh lại rồi cuộn thật chặt, dùng dây chuối cột vào giữa.
Sau đó bẻ một đầu bánh xuống, dựng bánh lên và vuốt lá chuối cho thẳng rồi gập lại, dùng dây lá chuối cột lại cho chắc chắn. Thực hiện tương tự với đầu còn lại. Dùng kéo cắt bớt màng bọc thực phẩm và phần lá cho gọn.
6
Hấp bánh
Bắc xửng lên bếp, nước sôi bạn cho bánh vào xửng rồi hấp trong 30 phút là bánh chín. Bạn vớt bánh ra để thật nguội là có thể dùng được.
7
Thành phẩm
Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong món bánh tét lá cẩm trứng muối lạ miệng rồi. Với sự béo bùi của trứng muối và đậu xanh kết hợp với màu tím cực đẹp của nếp cẩm dẻo thơm giúp thực đơn của ngày Tết cổ truyền thêm phần phong phú.
Cách làm bánh tét ngũ sắc thơm ngon đẹp mắt cho ngày Tết Ngày Tết cổ truyền không thể thiếu món bánh tét thân quen, nhưng nếu có phần hơi chán vị bánh thường ăn, bạn có thể biến tấu thêm để đổi vị cho gia đình. Cách làm bánh tét ngũ sắc thơm ngon mà giới thiệu sau đây rất đáng để bạn thử sức đấy! Vào bếp thôi! Nguyên liệu làm Bánh tét ngũ...