Cách khởi động xe ôtô trong tiết trời lạnh giá
Những ngày này, nhiệt độ ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc xuống thấp, có nơi xuống dưới 10 độ C. Thời tiết lạnh sẽ khiến chiếc xe khó khởi động vào sáng sớm. Vậy, tài xế cần nắm rõ những quy tắc khởi động xe trong ngày đông giá như thế nào. Dưới đây là một số gợi ý cho các bác tài.
Giữ đầy bình nhiên liệu
Ngoài việc nên tìm những khu vực ấm áp để đỗ ôtô thì một trong những nguyên tắc cơ bản giúp tài xế có thể khởi động xe dưới thời tiết lạnh chính là việc giữ bình nhiên liệu luôn đầy.
Bởi vì, khi nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến hơi nước có thể ngưng tụ trong thùng nhiên liệu thành thể lỏng hòa vào nhiên liệu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của động cơ. Còn khi bình nhiên liệu đầy thì hơi nước trong thùng nhiên liệu cũng vì thế mà ít hơn và nguy cơ lẫn nước của nhiên liệu cũng giảm xuống.
Để khởi động xe trong thời tiết giá lạnh cần phải giữ cho bình nhiên liệu luôn đầy. Ảnh: Tuấn Minh
Không đề quá lâu
Một điểm cần lưu ý đó là khi khởi động xe, không bắt hệ thống đề làm việc quá 20 giây. Nếu động cơ vẫn không hoạt động, ngừng đề một khoảng thời gian rồi làm lại.
Việc “cố gắng” đề có thể gây ra những thiệt hại cơ khí, hỏng hóc bộ đề do quá tải hoặc nhanh chóng khiến ắc quy hết điện năng.
Video đang HOT
Còn nếu nguyên nhân khó nổ của xe xuất phát từ ắc quy yếu thì bạn nên sử dụng ắc quy dự phòng để câu điện.
Bật khóa điện nhiều lần để sấy nóng không khí
Trong thời tiết lạnh, tài xế nên mở khóa điện và để ở vị trí ON, đợi đến khi đèn báo sấy tắt. Lặp lại việc làm này khoảng 5-6 lần rồi sau đó đề sẽ khiến động cơ dễ nổ hơn.
Khi động cơ đã nổ đừng vội đạp ga ngay, tài xế hãy từ từ đạp ga và khởi hành. Đồng thời, tài xế nên tắt những thiết bị không cần thiết như điều hòa, radio, hệ thống chiếu sáng…
Để động cơ làm việc ở chế độ không tải
Khi phải dừng xe chờ đèn đỏ, hoặc thời gian dừng không quá lâu, hay duy trì động cơ làm việc ở chế độ không tải. Động cơ làm việc ở chế độ không tải khiến nhiệt độ động cơ ổn định và có lợi cho quá trình nhiệt động học xảy ra trong động cơ. Đồng thời điều này không làm bạn tốn nhiều nhiên liệu hơn so với việc tắt máy và khởi động lại.
Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng hệ thống đèn xe ôtô
Hãy nắm rõ kiến thức về việc sử dụng đèn xe ôtô để đảm bảo an toàn khi xe lưu thông trên đường.
Hệ thống đèn chiếu sáng trên ôtô
Trên thực tế, hệ thống đèn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận hành xe. Đặc biệt, sử dụng đèn xe ôtô đúng cách sẽ giúp lái xe đảm bảo an toàn trong mọi điều kiện vận hành. Đèn chiếu sáng trên ôtô bao gồm:
- Đèn chiếu sáng trước với 2 chế độ chiếu gần (đèn cos) và chiếu xa (đèn pha).
- Đèn định vị ban ngày.
- Đèn báo rẽ và đèn sương mù (đèn cản, đèn gầm).
Ngoài ra, trên xe còn có một số loại đèn khác như đèn báo phanh, đèn soi biển số, đèn báo phanh phụ,...
Hướng dẫn sử dụng hệ thống đèn xe ôtô
Mở đèn chiếu sáng phía trước: bạn chỉ cần xoay công tắc điều khiển về ký hiệu đèn pha. Khi được bật, đèn chiếu sáng phía trước của xe sẽ thường mặc định ở chế độ chiếu gần (cos).
Mở đèn pha: bạn chỉ cần đẩy cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng về phía trước. Trên mặt đồng hồ sẽ hiển thị biểu tượng đèn sáng xanh trên mặt bảng điều khiển để báo hiệu cho người lái xe đang bật đèn pha.
Hệ thống điều khiển đèn xe ôtô bằng núm xoay tích hợp. Ảnh: Khánh Linh
Phát tín hiệu cảnh báo cho xe phía trước: bạn có thể nháy đèn pha, thông qua việc đẩy, trả cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng ít nhất 1 - 2 lần liên tiếp về phía sau (phía người lái).
Mở đèn xi-nhan, chuyển làn: bạn sử dụng cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng để mở đèn xi nhan. Cụ thể, để bật đèn xi nhan phải, người lái gạt cần này lên trên. Ngược lại, khi gạt xuống phía dưới, xi nhan trái sẽ được mở.
Mở đèn sương mù, đèn định vị ban ngày DRL: bạn chỉ cần xoay công tắc điều khiển lần lượt về ký hiệu chỉ biểu tượng hai loại đèn này là hoàn thành.
Một vài lưu ý khi sử dụng đèn
Để đảm bảo an toàn, bạn nên tập thói quen đá pha (nháy pha, chuyển liên tục giữa cos-pha) khi sang đường hoặc cần vượt qua xe khác. Bên cạnh đó, hãy kiểm tra đèn trên xe nếu thấy xe đi ngược chiều. Bởi những người đi ngược chiều có thể bị đèn pha ôtô của bạn làm cho lóa mắt, dẫn tới mất lái và gây tai nạn giao thông.
Ngoài ra, hãy thường xuyên bảo dưỡng hệ thống đèn pha ôtô, căn chỉnh đúng luồng sáng của pha cos và thay thế đèn pha sau một thời gian sử dụng để đảm bảo được độ chiếu sáng an toàn nhất.
Hơn 163.000 lượt xe ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước được giảm 50% lệ phí trước bạ Năm 2020 đã có khoảng 163.293 lượt xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đăng ký trước bạ được giảm 50% lệ phí trước bạ với tổng số tiền đã được giảm là 5.516,9 tỷ đồng. Hơn 163.000 lượt xe ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước được giảm 50% lệ phí trước bạ Ngày 28/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã...