Cách khắc phục mụn trứng cá ở lưng
Mụn trứng cá ở lưng chủ yếu xuất hiện ở vùng lưng trên, thường gặp ở nam nhiều hơn nữ.
Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, nhưng trứng cá ở lưng thường khó điều trị hơn mụn trứng cá xuất hiện ở các vùng da khác.
1. Vì sao có mụn trứng cá ở lưng?
Mụn trứng cá ở lưng do bã nhờn và tế bào chết tích tụ gây bít tắc nang lông.
Tình trạng này là do:
- Rối loạn nội tiết tố: Thay đổi nội tiết tố, đặc biệt ở tuổi dậy thì là nguyên nhân chính. Ngoài ra phụ nữ giai đoạn mang thai cũng có thể bị mụn ở lưng nhiều hơn.
- Tuyến mồ hôi: Khi tuyến mồ hôi hoạt động quá mức cùng với việc vệ sinh lưng không sạch sẽ, khiến bã nhờn và tế bào da chết tích tụ tại lỗ chân lông gây ra mụn.
- Quần áo không thấm mồ hôi: Mặc quần áo với chất liệu không thấm mồ hôi khiến da không được thông thoáng, mồ hôi đọng lại khiến da dễ bị kích ứng, vi khuẩn gây mụn trứng cá phát triển.
- Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ: Đặc biệt là do da vùng lưng ít được tẩy sạch trong khi tắm hằng ngày vì tay không thể với tới được hết. Do đó rất dễ dẫn đến lỗ chân lông bị tắc, lớp chất sừng tích lũy gây thành mụn.
Mụn trứng cá ở lưng thường tập trung ở phần lưng trên, vai, cánh tay…
Ngoài ra còn các nguyên nhân như sử dụng xà phòng giặt quần áo, sữa tắm… không phù hợp gây kích ức da và nổi mụn; do di truyền, thói quen ăn uống (ăn nhiều thực phẩm ngọt, bơ, sữa, lạm rụng bia rượu…), thừa cân, béo phì, hay bị căng thẳng… là các yếu tố có khả năng ảnh hưởng tới tình trạng mụn trứng cá ở lưng.
Mụn trứng cá ở lưng cũng có từ nhẹ đến nặng: Mụn đầu đen, đầu trắng, mụn mủ, nang lông… Nữ giới có mụn trứng cá ở lưng gây mất thẩm mỹ khi mặc váy hai dây, váy hở lưng… nhưng đa số tình trạng này không gây mất thẩm mỹ trực tiếp như ở mặt, do đó không mấy ai quan tâm để điều trị từ giai đoạn sớm.
Video đang HOT
Nếu để lâu dài và tích tụ lớp sừng trên da lưng nhiều, mụn sẽ lan dần từ lưng trên sang hai vai, cánh tay, xuống lưng dưới… gây ngứa ngáy khó chịu. Trường hợp mụn bọc, mụn mủ sẽ gây đau nhức khi ma sát vào quần áo, khi nằm ngủ… Ở mức độ nghiêm trọng hơn, mụn cũng có nguy cơ gây nhiễm trùng da khiến thời gian điều trị phải kéo dài, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt.
2. Cách xử trí mụn trứng cá ở lưng
Xử trí mụn trứng cá ở lưng tùy theo giai đoạn:
- G iai đoạn mới hình thành : Khi mụn trứng cá mới xuất hiện, số lượng mụn còn ít, chủ yếu là mụn không viêm như mụn đầu đen hoặc/và mụn đầu trắng. Xử lý mụn ở giai đoạn này vừa nhanh hết vừa không để lại dấu vết trên da.
- Giai đoạn m ụn phát triển ở mức trung bình : Ngoài mụn đầu đen/mụn đầu trắng còn có các sẩn trên da. Các mụn bắt đầu có dấu hiệu viêm xung quanh…
Ở hai giai đoạn này, cách xử trí khá đơn giản tại nhà bằng các cách:
Thay đổi lối sống: Uống nhiều nước, ăn thực phẩm lành mạnh.
Giữ vệ sinh cơ thể: Hằng ngày đều phải vệ sinh cơ thể, đặc biệt nên sử dụng dụng cụ chà lưng để giúp loại bỏ tế bào chết và chất bẩn tích tụ trên lưng trong suốt 1 ngày hoạt động. Đặc biệt là sau khi vận động, tập thể dục đổ nhiều mồ hôi, cần tắm sạch để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn giúp nang lông được thông thoáng.
Mặc quần áo thoáng mát, chất liệu thấm mồ hôi: Sau khi thay quần áo cần giặt ngay giặt bằng xà phòng ít chất tẩy và phơi ngoài trời nắng hoặc sấy khô.
Tẩy tế bào chết cơ thể: Mỗi tuần nên tẩy tế bào chết toàn cơ thể hai lần để loại bỏ chất bẩn và dầu thừa, da chết trên da. Sử dụng sản phẩm dịu nhẹ có thành phần như acid salicylic hiệu quả hơn so với việc chỉ dùng sữa tắm.
Dưỡng ẩm: Nên dưỡng ẩm toàn thân để da được cấp ẩm đầy đủ. Khi da được cấp ẩm đủ sẽ giúp giảm tiết chất nhờn, từ đó giảm mụn. Nên chọn các sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ, có thành phần không gây mụn và không chứa hương liệu.
Điều trị mụn trứng cá giai đoạn sớm vừa nhanh khỏi vừa không để lại sẹo.
Dùng thuốc không kê đơn: Các thuốc không kê đơn có thành phần benzoyl peroxide có thể sử dụng hằng ngày để kiểm soát tình trạng mụn trứng cá trên lưng và ngăn ngừa mụn tái phát. Hoạt chất retinoid hàm lượng thấp cũng giúp hạn chế mụn. Retinoid phối hợp với benzoyl peroxide sẽ tăng cường hiệu quả điều trị mụn.
Không nên nhờ người khác dùng tay nặn mụn vì có thể gây nhiễm khuẩn khiến tình trạng mụn nặng hơn.
- Giai đoạn nặng : Nếu ở 2 giai đoạn trên mà không điều trị thì mụn diễn biến ở mức nghiêm trọng hơn. Giai đoạn này, mụn trứng cá ở lưng gây viêm nhiễm, sưng tấy đỏ và đau nhức ở vùng da có mụn. Số lượng mụn cũng tăng lên, có trường hợp mụn phủ kín vùng lưng với nhiều mụn mủ, u nang, nốt sần.
Tình trạng số lượng mụn nhiều, nhất là các loại mụn bọc, mụn nang thường tái phát không đáp ứng với các biện pháp điều trị tại nhà, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được khám và hướng dẫn điều trị chuyên sâu với các thuốc đặc hiệu.
Những "trọng điểm" khi tắm giúp phụ nữ khỏe mạnh, sống lâu
Nếu biết tận dụng, tắm rửa không chỉ để làm sạch mà còn là thời gian thư giãn, giúp phòng nhiều bệnh tật.
Chị em phụ nữ thường có xu hướng quan tâm hơn đến tắm rửa, vệ sinh cá nhân. Nhưng không phải chị em nào cũng biết rằng ngoài tác dụng làm sạch, việc tắm rửa hàng ngày còn có thể thư giãn, chăm sóc sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần.
Điều này không đồng nghĩa với việc bạn nên tắm càng nhiều hay tắm càng lâu, kỳ cọ càng kỹ thì càng tốt. Ngược lại, những điều này còn có thể phản tác dụng, gây hại cho cơ thể. Thay vào đó, có 3 vị trí mà chị em phụ nữ nên chú ý làm sạch, chà xát nhiều hơn trong khi tắm để khỏe mạnh và sống lâu hơn:
1. Lòng bàn chân
Lòng bàn chân là nơi dễ bị bỏ qua hoặc chỉ kỳ cọ qua loa trong khi tắm. Tuy nhiên, vị trí này có rất nhiều mối liên hệ với sức khỏe, nhất là ở nữ giới.
Lòng bàn chân là vị trí dễ tích tụ nhiều vi khuẩn, cần vệ sinh kỹ (Ảnh minh họa)
Lòng bàn chân là nơi tiếp xúc trực tiếp với mặt đất và giày dép hằng ngày, thông qua da bàn chân thì các độc tố và vi khuẩn có thể tấn công cơ thể. Phụ nữ cũng thường đi giày cao gót nên việc bàn chân phải căng ra để giữ thăng bằng, trạng thái chân không thoải mái. Vì vậy việc làm sạch kỹ và massage lòng bàn chân không chỉ giảm nguy cơ nhiễm khuẩn mà còn giảm đau, lưu thông mạch máu.
Bàn chân còn được Y học cổ truyền ví như "trái tim thứ hai" của con người, liên quan đến nhiều cơ quan nội tạng. Ví dụ như lòng bàn chân kết nối với thận, ngón cái thì có liên quan đến gan, mu ngón thứ hai liên hệ với dạ dày... Do đó, việc làm sạch và chăm sóc bàn chân đúng cách cũng là một điều đáng quan tâm.
Lòng bàn chân còn là nơi tập trung nhiều kinh tuyến và huyệt đạo quan trọng. Phụ nữ làm, sạch lòng bàn chân kỹ, tác động lực vừa phải lên lòng bàn chân đều đặn giúp nuôi dưỡng thận, làm giãn mạch máu, cải thiện tốc độ thải độc tố, giảm độ nhớt của máu. Nói cách khác, chăm sóc bàn chân cũng là cách để cơ thể ngày càng khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ.
2. Nách
Vùng dưới cánh tay và gần với ngực (còn gọi là nách) cũng là vị trí chị em phụ nữ cần để ý kỹ hơn mỗi khi tắm rửa. Đây là vùng rất dễ đổ mồ hôi, có mùi khó chịu, lại ẩm ướt nên dễ trở thành "ổ vi khuẩn". Vệ sinh nách kỹ hơn khi tắm giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ phát sinh vi khuẩn tấn công. Ngoài ra còn có thể hạn chế mùi cơ thể, cải thiện tình trạng da tối màu - một trong những điều chị em tự ti với vùng da dưới cánh tay.
Nơi đây còn tập trung nhiều tuyến mồ hôi, hạch bạch huyết và huyệt đạo quan trọng. Y học cổ truyền cho rằng, dù không hiểu gì về huyệt đạo thì việc chà xát nách mỗi khi tắm hàng ngày cũng đã giúp ích rất nhiều cho sức khỏe. Nhất là với tim mạch và não bộ. Khi tắm, làm sạch vùng da dưới cánh tay tương đương với việc xoa bóp nhẹ các tuyến mồ hôi, hạch bạch huyết, huyệt đạo và mạch máu, có thể điều hòa khí huyết, giải độc và dưỡng tâm.
Có một huyệt đạo rất quan trọng dưới nách, được gọi là huyệt Cực tuyền. Khi tắm chà xát, massage nhẹ nhàng huyệt Cực tuyền, có thể giúp giãn nở lồng ngực và tinh thần thoải mái. Bên cạnh đó cũng có thể phòng ngừa được bệnh mạch máu não và bệnh tim mạch vành rất hiệu quả.
Đặc biệt, chú ý đến vệ sinh nách khi tắm hàng ngày còn có thể giúp phát hiện sớm các bất thường liên quan tới ung thư hạch và ung thư vú. Nếu xoa bóp vùng này nhẹ nhàng cùng tác động từ nước tắm, nhất là nước ấm thì còn có thể tác động tích cực tới tim mạch, giảm cân.
3. Phía sau tai
Không sai khi nói rằng muốn biến một người có sạch sẽ hay không thì cần nhìn vào đôi tai của họ, nhất là vị trí phía sau tai. Bởi vì đây là nơi tốt để "che giấu" bụi bẩn, khó vệ sinh và khó tự kiểm tra xem đã thật sự sạch sẽ chưa. Tương tự, vị trí này cũng rất dễ bị bỏ qua mỗi khi tắm rửa.
Phía sau tai là vị trí rất dễ bị bỏ qua mỗi khi tắm rửa (Ảnh minh họa)
Bạn không nên ngoáy tai quá thường xuyên vì ráy tai có chức năng bảo vệ tai và thính giác. Tuy nhiên, việc làm sạch đôi tai ở bên ngoài thì lại vô cùng cần thiết, phải làm hàng ngày. Tai có nhiều nếp gấp, lại là nơi thường không được bao phủ bởi trang phục, tiếp xúc nhiều với nắng gió cũng như khói bụi. Nhiều người còn có thói quen sờ tay lên tai hoặc đeo nhiều trang sức, tất cả những điều này tiềm ẩn nguy cơ tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn cao. Không vệ sinh kỹ dễ gây viêm nhiễm, thậm chí ảnh hưởng thính lực.
Chưa kể, phía sau tai phân bố nhiều huyệt đạo quan trọng và đầu dây thần kinh, có liên quan đến nhiều hệ thống cơ thể như: hệ thần kinh, hệ miễn dịch, hệ nội tiết . Ví dụ như phía sau dái tai, ở chỗ lõm phía trước đầu dưới của xương chũm, là huyệt Nhất Phong. Nhiều vấn đề về thần kinh, tâm trạng và thậm chí là cải thiện ngũ quan trên mặt có thể được giải quyết khi xoa nhẹ nhàng huyệt đạo này. Đặc biệt là khi tắm. Nổi bật như giảm đau đầu, giúp ngủ ngon, chữa ù tai, đau họng, cải thiện miệng và mắt xếch, cứng hàm, sưng má...
Hay phía trên dái tai khoảng 0,5 cm có một huyệt gọi là huyệt Đình Công có liên quan đến thính giác, trí nhớ và cảm giác cân bằng của chúng ta. Tại mép bên dưới đối bình tai được chia làm 3 phần bằng nhau, phần thứ nhất chính là huyệt "Thần kinh thị giác" có liên quan đến các vấn đề như độ nhạy cảm, thị lực, thị trường của thị giác.
Vì vậy, phụ nữ chú trọng làm sạch và massage tai khi tắm không chỉ giúp sạch sẽ hơn, tăng độ tự tin mà còn thư giãn, phòng nhiều bệnh tật.
4 thay đổi diễn ra ở cơ thể khi bạn uống sữa mỗi ngày Sữa là một trong những thức uống bổ dưỡng nhất thế giới. Không chỉ giàu protein mà sữa còn chứa canxi, vitmain B12 và nhiều loại khoáng chất khác. Không chỉ sữa tươi mà các sản phẩm làm từ sữa như phô mai, bơ và sữa chua cũng chứa các dưỡng chất này. Sữa là một phần quan trọng của chế độ ăn...