Cách “hồi sinh” ắc quy ô tô hết điện cực đơn giản, phụ nữ cũng làm được
Ô tô ít sử dụng có thể dẫn tới hết điện ắc quy, xe không thể nổ máy được. Khi đó, câu bình ắc quy chính là biện pháp cứu cánh nhanh và dễ dàng nhất để chiếc xe hoạt động được bình thường.
Trong thời gian các địa phương như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh phải giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, nhiều ô tô trở nên ít hoạt động, đặc biệt là những xe taxi, xe hợp đồng,… Thời gian quá lâu không nổ máy là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khởi động do ắc quy bị yếu điện, hết điện.
Ô tô để lâu ngày không sử dụng rất dễ bị hết điện trong ắc quy khiến xe khó khởi động máy.
Các chuyên gia cho rằng, ngay cả khi không sử dụng, điện áp của ắc-quy vẫn bị hao hụt do phải cấp điện duy trì cho một số hệ thống khoá cửa, chống trộm, đồng hồ, đèn cảnh báo,… Ngoài ra, ắc quy dùng một thời gian cũng có thể gặp hiện tượng “tự xả cạn” trong thời gian xe không lăn bánh.
Theo các chuyên gia, nếu chiếc xe ít sử dụng thì vẫn nên được khởi động tối thiểu 1 tuần/ lần và để máy chạy tại chỗ ít nhất 10 phút. Điều này không chỉ khiến cặn dầu máy không bị lắng xuống đáy mà còn giúp ắc quy được nạp thêm điện.
Còn trong trường hợp chiếc xe đã hết sạch điện và không thể khởi động được, biện pháp khắc phục nhanh và dễ nhất là nhờ một chiếc xe khác gần đó để câu bình ắc quy.
Trao đổi với VietNamNet, kỹ sư ô tô Lê Hồng Đại cho rằng: “Câu bình ắc quy là kỹ thuật tưởng chừng đơn giản nhưng nếu bạn không nắm được các nguyên tắc cơ bản thì có thể dẫn đến những hỏng hóc, thậm chí cháy nổ rất nguy hiểm”.
Dây cáp điện là dụng cụ quan trọng nhất để câu bình ắc quy.
Vị chuyên gia này chia việc câu ắc quy làm 2 giai đoạn chính là giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn tiến hành:
Chuẩn bị câu ắc quy như thế nào?
Để câu bình ắc quy từ xe khác, tất nhiên bạn cần phải có dây cáp điện câu bình, dây này có thể dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng phụ tùng ô tô hoặc một số siêu thị với giá khoảng 200 nghìn đồng.
Dây dùng để câu bình là 2 đoạn dây song song, thường có 2 màu: Màu đỏ để nối cọc ( ) màu đen để nối cọc (-), có kẹp để dễ dàng bắt vào các cọc ắc quy. Ông Đại khuyên lái xe nên mua loại dây có chiều dài khoảng 2,5m trở lên vì trên thực tế không phải lúc nào cũng có thể di chuyển được 2 xe quá gần nhau.
Trước khi câu phải đảm các cực của ắc quy luôn sạch, có thể lau chùi gỉ, bụi bẩn bằng giẻ sạch trước khi câu để đảm bảo việc truyền điện tốt nhất.
Đỗ hai xe gần nhau nhất có thể, nhưng chú ý việc đảm bảo an toàn giao thông và nhớ sử dụng phanh tay cho cả hai xe. Trước khi câu bình, cần chú ý tắt hết các thiết bị điện không cần thiết như điều hoà, đèn, CD/DVD,…
Tiến hành đấu nối, câu bình đúng cách
Việc đấu nối các cực ắc quy khi câu bình tuy đơn giản nhưng nếu đấu sai có thể dẫn tới chập, cháy nổ. Do đó cần tuân thủ đúng theo các bước sau:
- Bước 1: Nối cực ( ) của ắc quy hết điện với cực ( ) của ắc qui mồi, cần cẩn thận tránh các đầu kẹp chạm, chập vào nhau.
- Bước 2: Nối cực (-) của ắc quy mồi với đầu kẹp của cáp mồi, đầu cáp còn lại với bất kỳ tấm kim loại nào trong khoang động cơ của xe ắc quy hết điện. Tấm kim loại này có tác dụng như đế máy phát để nối mạch điện.
Sơ đồ đấu nối nguồn điện để câu ắc quy. Rất nhiều người nghĩ nối cực (-) của ắc quy mồi vào cực (-) của ắc quy hết điện. Điều này cần tránh tuyệt đối vì có thể gây đánh lửa, cháy nổ rất nguy hiểm.
- Bước 3: Khởi động xe cho điện và tăng ga lên một chút để đẩy điện áp lên cao, sau đó khởi động xe hết điện.
- Bước 4: Khi xe hết điện đã khởi động được, để động cơ cả hai xe chạy ổn định trong khoảng 3 phút trước khi tháo các đầu cáp theo trình tự ngược lại với bước đấu nối. Có nghĩa là tháo cực (-) trước, sau đó tháo cực ( ) sau.
Như vậy, chỉ vài bước đơn giản, chiếc xe của bạn đã có thể khởi động dễ dàng với sự trợ giúp từ một tài xế tốt bụng khác.
Những điều cần tránh khi câu bình ắc quy ô tô
- Không cố khởi động liên tục nhiều lần, điều này có thể làm hư hỏng động cơ.
- Trong quá trình kích nổ, ắc quy sẽ có khí thoát ra, khí này có thể gây nổ. Vì vậy, bạn hãy tránh sử dụng thuốc lá, bật lửa hay các nguồn gây cháy khác trong suốt quá trình làm.
- Tránh tiếp xúc với a-xít của ắc-quy, nó có thể làm bỏng da hay cháy quần áo.
- Không chạm vào xe trong quá trình câu bình, bạn có thể vô tình trở trở thành cầu nối điện và bị giật.
Kỹ sư Lê Hồng Đại khẳng định: “Việc câu bình không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ hay chất lượng của ắc quy cho điện. Đây chỉ là bước giúp kích nổ ban đầu, sau đó, điện áp sẽ được nạp vào ắc quy ngay sau khi động cơ hoạt động”.
Do đó, ông Đại khuyên các tài xế khi thấy một xe nào đó không may bị hết điện trên đường hoặc bãi đỗ xe thì đừng ngại ngần trợ giúp.
Người vô gia cư lay lắt trong đêm đầu Sài Gòn giãn cách: "Con không có nhà, tối con ra Cầu Mống mà ngủ"
Sài Gòn ngày đầu giãn cách, mọi người đều ở yên trong nhà để phòng chống dịch bệnh.
Thế nhưng có những con người đang lấy đất làm giường, lấy trời làm chăn. Họ không có nhà...
Những người già, đứa trẻ này không có nơi trú ngụ, tối đến họ lấy vỉa hè, mái hiên, hầm cầu để ngủ ké qua đêm. Bình thường, cuộc sống của họ vốn đã khó khăn, đến những ngày giãn cách, họ càng trở nên mong manh, cơ cực, chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ của những người xung quanh.
20h tối 9/7, Sài Gòn yên ả hơn mọi ngày, đường phố cũng vắng người qua lại khi Chỉ thị 16 được áp dụng trên toàn thành phố. Sài Gòn chính thức bước vào 15 ngày "dưỡng bệnh", dù lo lắng nhưng ai ai cũng tin và mong rằng Sài Gòn sẽ sớm khỏe lại, vết thương dai dẳng mấy tháng trời cũng được chữa lành.
Những người vô gia cư loay hoay trong đêm ở Sài Gòn
Dịch Covid-19 bùng phát khiến cuộc sống của hàng triệu người dân Sài Gòn gặp muôn vàn khó khăn, nhiều doanh nghiệp đóng cửa, công nhân, người lao động mất việc làm, đặc biệt là những người vô gia cư, không nơi nương tựa, không chốn đi về, loay hoay chẳng biết thế nào trong 15 ngày giãn cách.
Những đứa trẻ lang thang, không nhà cửa, hồn nhiên khi nhận sự giúp đỡ của mọi người
"Cho tụi con xin một bịch bánh được không ạ, tụi con đói...", tiếng nói lanh lảnh của những đứa trẻ ở góc đường Nguyễn Tất Thành (quận 4) vang lên.
Tụi nhỏ cũng giống như nhiều người vô gia cư ở Sài Gòn, ban ngày thì đi móc bọc, lượm ve chai, bán vé số, tối đến lấy hầm cầu, vỉa hè làm nơi nương náu.
"Tụi con không có nhà, tối tụi con ra Cầu Mống mà ngủ. Có hôm trời lạnh lắm, con ngủ không được nhưng giờ con quen rồi ạ", cậu nhóc đen nhẻm, vừa nói vừa cười tít mắt.
Phần quà gồm bánh, sữa tươi được Thành - Hiền gửi đến tụi nhỏ tại quận 4
Thành, Hiền vội dừng xe lại, mở túi quà đầy ắp lấy ra một ít bánh ngọt, sữa tươi gửi đến tụi nhỏ. Công việc này đã được 2 bạn trẻ cùng nhóm "Sài Gòn đêm" thực hiện suốt hơn 5 năm qua.
Mỗi tối, nhóm sẽ chuẩn bị khoảng 500 - 1.000 phần bánh ngọt, sữa tươi và khẩu trang, chia cho nhiều thành viên để đi khắp các quận huyện của Sài Gòn, tặng cho người vô gia cư, lao động nghèo.
Sài Gòn trở bệnh, ai cũng buồn, nhưng buồn một chút rồi thôi vì tất cả đều tin tưởng vào ngày Sài Gòn sẽ trở lại một cách mạnh mẽ nhất
"Mấy hôm trước, nhóm tụi mình đi mỗi khu vực đông hơn, giờ thì chia nhỏ ra, chỉ có 2 người di chuyển ở một địa điểm để tuân thủ quy định giãn cách. Dù biết dịch bệnh căng thẳng nhưng nhìn những người lao động nghèo, vô gia cư lay lắt chờ hỗ trợ, tụi mình không thể không đi", Thành tâm sự.
Tuy mỗi phần quà chỉ vỏn vẹn vài bịch bánh ngọt, sữa tươi nhưng với những người vô gia cư, đó là phần thức ăn để họ cố gắng bám trụ trong thời gian thất nghiệp, thiếu việc làm.
Cầm phần quà nhỏ được nhóm "Sài Gòn đêm" hỗ trợ, chú Cát (50 tuổi) rưng rưng nước mắt. "Cảm ơn tụi con nhiều lắm, giờ chú thất nghiệp, chẳng biết mấy ngày nữa sống sao" .
Chiếc xe máy cà tàng hở trước thiếu sau của chú Cát vốn là phương tiện để chú chở khách mỗi ngày. Hôm nào may mắn thì kiếm được vài trăm ngàn, còn không cũng có vài chục đủ gạo mắm qua ngày. Nhưng rồi Sài Gòn giãn cách, chú Cát mất việc làm, biết là sẽ rất khó khăn nhưng chú vẫn cố gắng chịu đựng và mong ngày Sài Gòn khỏi bệnh.
Ánh mắt đầy hi vọng của chú Cát, tin tưởng Sài Gòn sẽ sớm khỏe lại
"Giờ dịch bệnh, ai cũng khổ như ai, chú chỉ hi vọng dịch Cô-vít được kiểm soát, mau hết giãn cách để bà con yên ổn làm ăn", chú Cát chia sẻ.
Có lẽ không chỉ riêng chú Cát mà với những người lao động nghèo, vô gia cư, dịch bệnh khiến cuộc sống của họ thêm phần lay lắt, khó khăn nhưng lúc nào họ cũng hi vọng, tin tưởng vào những điều tốt đẹp nhất sẽ đến.
"Người Sài Gòn tốt lắm", câu nói bất chợt của cụ Hoa khiến chúng tôi nghẹn lòng.
Giữa bao bộn bề khó khăn, thiếu thốn, người Sài Gòn vẫn luôn bao dung, tìm cách để chở che cho nhau, mỗi người giúp nhau một chút. Người có của giúp người khó khăn, người có nhà phụ người không nơi nương tựa, tất cả đều cố gắng với một niềm tin rằng, sẽ sớm thôi Sài Gòn sẽ khỏe.
Chuyện những người không nhà ở Sài Gòn trong đêm giãn cách xã hội
"Có hôm, vì ra các quận xa, tụi mình chạy xe máy cả nửa tiếng nhưng vẫn không thấy cô bác nào khó khăn đang đi trên đường để tặng đồ ăn. Nhưng khi gặp được, trao cho họ phần quà, tụi mình thấy việc làm của mình càng thêm ý nghĩa vì đến được tay người thật sự cần", Hiền tâm sự
Khi gặp các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Thành - Hiền đều nán lại để hỏi thêm thông tin, giúp đỡ hỗ trợ nhiều hơn
Những phần quà cứ thế theo chân nhóm bạn trẻ gửi đến những người vô gia cư, khó khăn
Sài Gòn trở bệnh, đường phố cũng vắng vẻ hơn thường ngày, người dân cũng hạn chế ra đường để phòng dịch Covid-19
Chú Cường (quê Nghệ An) bị khiếm thị ngồi một góc đường tại quận 5 để bán khẩu trang, khăn giấy...
15 ngày tới, biết là sẽ rất khó khăn, đặc biệt với những người lao động, người bán vé số, vô gia cư..., nhưng mong mọi người hãy cảm thông, bảo vệ Sài Gòn như cái cách Sài Gòn đã từng
Chỉ 15 ngày thôi, Sài Gòn cần thời gian nghỉ ngơi sau cơn cảm lạnh kéo dài. Mấy tháng qua, Sài Gòn đã làm hết những gì có thể để hạn chế thấp nhất sự xáo trộn trong cuộc sống của người dân, giờ thì cứ an tâm dưỡng bệnh nhé. Mọi người luôn tin tưởng và đợi Sài Gòn. Sài Gòn, cố lên!
Nếu TP.HCM cho bán đồ ăn mang về, người dân sẽ vẫn ra đường Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, nếu TP.HCM cho mở nhà hàng, kể cả bán mang về, thì người dân vẫn ra đường mua, không khác gì nhiều so với tuần trước. Với quyết định áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7, TP.HCM cũng yêu cầu tạm dừng các dịch vụ ăn uống mang về. Giải pháp...