Cách học sinh Nhật Bản bày tỏ sự biết ơn với thầy cô khiến cả thế giới kinh ngạc
Chỉ bằng những hành động nhỏ, các em đã cho thấy truyền thống tôn sư trọng đạo của đất nước mình.
Từ lâu, xứ sở hoa anh đào đã được biết đến là một trong những nước có nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới. Không chỉ chú trọng đến kiến thức, học sinh Nhật Bản còn được giáo dục cả về đạo đức và lễ nghĩa, đặc biệt là truyền thống tôn sư trọng đạo. Mỗi trường học tại đây lại có chương trình ngoại khóa và hoạt động ý nghĩa, đôi khi khá kỳ lạ để trao dồi đạo đức cho học sinh.
Tại trường trung học Inuyama, tỉnh Aichi đã thành thông lệ, sau khi nhận bằng tốt nghiệp, học sinh lại mang bàn ghế ra sông Kiso gần trường để vệ sinh sạch sẽ, chuẩn bị cho năm học mới. Dù thời tiết lạnh giá chỉ từ 3-5 độ C, các em vẫn nhiệt tình lội nước, vui vẻ kì cọ bàn ghế. Đối với các em đây sẽ là một trong những kỉ niệm đáng nhớ nhất thời học sinh.
Sau khi nhận bằng tốt nghiệp,….
….học sinh trường trung học Inuyama lại mang bàn ghế ra sông Kiso gần trường để vệ sinh sạch sẽ, chuẩn bị cho năm học mới
Video đang HOT
Hành động này thể hiện lòng lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo, cũng như sự kế tục những giá trị truyền thống quý báu mà các thế hệ học sinh đã cũng nhau xây dựng. Truyền thống này đã kéo dài được 70 năm và trải qua rất nhiều thế hệ học sinh.
Dù thời tiết lạnh giá chỉ từ 3-5 độ C nhưng các em vẫn rất vui vẻ và nhiệt tình.
Cũng là để tri ân thầy cô, nhưng học sinh tại trường trung học Higashiyama, tỉnh Gifu lại có hành động khá thú vị. Với những học sinh cuối cấp, để bày tỏ lòng biết ơn, họ sẽ đưa giáo viên lên chiếc kiệu Thần, và nâng kiệu diễu hành một vòng. Truyền thống này bắt nguồn từ sự việc từng học sinh của một lớp học cõng thầy giáo trên lưng đi vòng quanh sân trường trong lễ tốt nghiệp.
Học sinh trường trung học Higashiyama đưa giáo viên lên chiếc kiệu Thần, và nâng kiệu diễu hành một vòng quanh sân trường.
Sau 40 năm duy trì, đến nay hoạt động này có nhiều thay đổi, thay vì sử dụng chiếc kiệu Thần, các học sinh đã tự tay chế tác những chiếc kiệu ‘độc nhất vô nhị’, trên đó dán nhiều bức ảnh kỉ niệm với thầy, cô giáo đã từng dạy dỗ họ và thậm chí là là vẽ những bức tranh hài hước để chọc cười thầy cô.
Sau khi mời giáo viên lên kiệu, các học sinh sẽ nói lời cảm ơn và diễu hành xung quanh sân trường. Nhiều bạn nữ sinh cũng rất tích cực tham gia rước kiệu mà không hề tỏ ra yếu đuối, thua kém các bạn nam.
Bên cạnh những chiếc kiệu truyền thống, nhiều học sinh còn sáng tạo thêm những chiếc kiệu ‘độc nhất vô nhị’, trên đó dán nhiều bức ảnh kỉ niệm với thầy, cô giáo đã từng dạy dỗ họ và thậm chí là là vẽ những bức tranh hài hước để chọc cười thầy cô.
Đang dọn dẹp thì có 2 người lạ mặt tìm đến và mở bung một tập giấy tờ cho tôi đọc, càng đọc tôi càng tím tái mặt mày vì những việc tày trời của chồng mình
Họ bảo cho chúng tôi thêm một tháng nữa mà giải quyết, nghe họ nói xong, tôi chỉ muốn ngất ra đấy!
Tôi từng nghe chị gái nhắc nhở rằng không được quá tin tưởng vào đàn ông, kể cả chồng mình. Nhưng tôi lại cho rằng chị ấy đa nghi quá, đến chồng mà mình không tin thì tin ai đây? Vả lại, chồng tôi nổi tiếng ngoan hiền, yêu vợ đến mức sợ vợ, tiền lương bao nhiêu đưa hết cho vợ thì tôi nghi ngờ làm gì? Chồng tôi lại không đi ăn nhậu, không la cà quán xá và cũng chẳng bạn bè thân giao.
Cứ thế, tôi sống trong những ngày tháng vô lo vô nghĩ, chẳng đề phòng gì. Tất cả mọi loại giấy tờ quan trọng như sổ đỏ, giấy đăng kí kết hôn, bằng đại học, tôi đều bỏ hết vào một phong bì rồi cất yên trong tủ quần áo.
Cho đến tuần trước, khi đang lúi húi dọn dẹp nhà cửa thì có hai người xưng là người của công ty hỗ trợ tài chính đến. Tôi còn chưa kịp hiểu tại sao người của công ty này lại tìm tới tận nhà thì họ đã mở bung một tập hồ sơ giấy tờ cho tôi đọc. Càng đọc, tôi càng tím tái mặt mày.
Đó là những giấy vay nợ chính tay chồng tôi viết, con số anh vay đã lên tới 600 triệu đồng và được thế chấp bằng chính căn nhà đang ở. Họ cũng đang giữ 2 bản photo công chứng sổ đỏ và sổ hộ khẩu nhà tôi. Họ bảo cho chúng tôi thêm một tháng nữa để trả cả gốc lẫn lãi. Nghe xong, tôi choáng váng đầu óc, chỉ muốn ngất đi.
Giờ tôi có nên để mặc chồng tự lo rồi ôm con bỏ về ngoại ở không đây? (Ảnh minh họa)
Chiều, chồng tôi về. Vừa thấy anh, tôi đã tức tối mắng một trận. Anh ngồi cúi mặt, lí nhí xin lỗi. Anh nói hai năm trước, mẹ chồng bị ung thư, anh buộc phải lén tôi vay tiền để bà chữa trị. Nhưng rồi mẹ cũng mất, tiền lại chẳng có để trả nợ nên dần dần lãi mẹ đẻ lãi con, anh không còn khả năng chi trả nữa.
Từng lời anh nói chẳng khác nào sét đánh ngang tai tôi. Mẹ chồng bị ung thư thì tôi biết, nhưng do trước đó bà đối xử rất tệ với tôi nên thời gian bà bị bệnh, tôi cho bà 10 triệu và thỉnh thoảng hỏi thăm cho đủ lễ nghĩa. Tôi không ngờ chồng lại đi vay những 600 triệu.
Giờ tôi đang chạy vạy khắp nơi để vay tiền trả nợ. Nhưng tôi và chồng cũng không nói chuyện lại, thậm chí tôi còn có ý định ly hôn. Sau chuyện này, niềm tin của tôi dành cho chồng chẳng còn nữa, chỉ thấy nghi ngờ và chán nản. Ngược lại, anh lại trách mắng tôi ích kỷ, nhẫn tâm. Anh vay tiền cho mẹ chữa bệnh chứ có phải làm gì khuất tất đâu mà tôi có quyền phán xét anh.
Đấy, ai cũng có lý do riêng cả. Nhưng tôi tự cảm thấy mình không có lỗi. Giờ tôi có nên để mặc chồng tự lo rồi ôm con bỏ về ngoại ở không đây?
Anh có chọn một combo xuất sắc Tình yêu bắt đầu bằng sự rung động, phát triển bằng nỗ lực và chân thành, đi lâu dài bằng tin tưởng và cố gắng vì nhau. Chào anh, em đã suy nghĩ rất lâu, những 60 phút, trước khi viết thư này. Đơn giản là viết một chút tự bạch để tìm người yêu mới thấy tình yêu thật không dễ kiếm,...