Cách hỗ trợ điều trị bệnh ung thư bằng quả đu đủ
Đu đủ có chứa papain, một trong những loại enzyme được đưa vào thành phần hỗ trợ điều trị ung thư.
Theo GS Nguyễn Xuân Hiền, qua theo dõi nghiên cứu ông thấy, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu và ghi nhận lá đu đủ có thể hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Gần đây nhất là công trình nghiên cứu của BS.TS Nam.H.Dang giáo sư Đại học Florida Mỹ đã công bố trên tạp chí dược học cho thấy, chất chiết xuất từ lá đu đủ có tác dụng tăng cường quá trình sản sinh các phân tử truyền dẫn tín hiệu chủ chốt có tên Th1-type cytokines.
Chúng đóng vai trò điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể đồng thời tạo hiệu quả tiêu trừ khối u ở một số loại ung thư, điều này mở ra những phương cách điều trị bệnh ung thư qua hệ thống miễn dịch.
Do đó hãy bổ sung đu đủ vào khẩu phần ăn, nó sẽ hỗ trợ bạn chống lại ung thư.
Nghiên cứu đã dùng nước chiết lá đu đủ ở 4 độ mạnh khác nhau cho 10 mẫu ung thư khác nhau và đo hiệu quả sau 24 tiếng. Kết quả cho thấy, lá đu đủ đã làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư trong cả 10 mẫu thử ấy
Đặc biệt là chất chiết xuất từ lá đu đủ không gây độc hại cho các tế bào bình thường, do đó, tránh được các tác dụng phụ thường gặp ở nhiều phương pháp điều trị hiện nay.
Quả đu đủ
Đu đủ có chứa papain, một trong những loại enzyme được đưa vào thành phần hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt khi bệnh nhân bị lở miệng hoặc khó nuốt sau thời gian hóa trị. Hơn nữa, nó cũng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Do đó hãy bổ sung đu đủ vào khẩu phần ăn, nó sẽ hỗ trợ bạn chống lại ung thư.
Video đang HOT
Lá đu đủ
Cực hữu hiệu chữa bệnh ung thư nhờ đu đủ.
Dùng lá đu đủ tươi (không nhất thiết phải là lá đu đủ đực), những lá khô héo vàng, rụng khỏi thân cây không được dùng vì lá khô không còn chất mủ (nhựa). Không nên rửa lá đu đủ đã xắt, sẽ mất đi nhiều tính thuốc vì nhựa ra theo nước. Rửa sạch, để cho khô nước, xắt ngang theo chiều sống lá, phơi nắng cho thật khô, không cần rang ( sao) sẽ mất tính thuốc. Cất nơi khô ráo để dùng được lâu.
Hoặc mỗi ngày lấy 4 – 5 lá đu đủ cả cuống, già càng tốt (có tài liệu hướng dẫn là lá bánh tẻ), lấy dao cắt nhỏ cho vào nồi đổ 2 lít nước, nấu khoảng 2 tiếng, cô lại thành 1 lít để nguội cho vào tủ lạnh, uống thành 2 ngày, mỗi ngày 500ml chia làm 3 lần lúc no. Sau khi uống, uống thêm 1 – 2 thìa cà phê mật mía hoặc mật ong. Uống liên tục 3 tháng trở lên mới thấy có tác dụng. Những người chưa qua phẫu thuật khối u, chưa chạy tia, truyền hóa chất thì kết quả tốt và nhanh hơn.
Lưu ý: Nhựa lá đu đủ rất độc, khi xắt phải mang bao tay, nếu không, nhựa lá sẽ làm lở da tay; không để nhựa văng vô mắt, có thể mù.
Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Xuân Hiền, cho tới nay nước sắc lá đu đủ chữa ung thư vẫn chưa được khoa học công nhận, vì thế rất khó biết nó có tác dụng thực sự hay không, nếu có thì ở chừng mực nào và các phản ứng phụ có thể xảy ra.
Theo Khỏe & Đẹp
7 bí quyết nấu ăn cho người bị ung thư
Trong suốt quá trình điều trị ung thư, thưởng thức món ngon có lẽ là điều cuối cùng các bệnh nhân nghĩ tới. Vì thế, khâu chuẩn bị thức ăn là điều rất quan trọng giúp bệnh nhân bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ sức chống cự bệnh tật.
Tăng cường năng lượng trong bữa ăn
Người chế biến nên tăng cường năng lượng, protein và các chất dinh dưỡng trong các món ăn cho người bệnh bằng cách sử dụng các loại dầu không bão hòa (như dầu olive, dầu hạt cải, dầu cám gạo và bơ thực vật), sữa, phô mai, sữa đậu nành, đậu hũ và trứng.
Tránh ăn đồ sống
Quá trình hóa trị và xạ trị có thể làm giảm chức năng miễn dịch của bệnh nhân, khiến người bệnh dễ nhiễm nhiều vi khuẩn từ môi trường mà người khỏe mạnh tránh được. Đặc biệt, các bệnh nhân giảm lượng bạch cầu có nguy cơ tăng các bệnh nhiễm trùng. Do đó, họ nên tiêu thụ các loại thực phẩm nấu chín hoàn toàn. Người nấu không nên thêm các loại rau quả trang trí như hành lá hoặc rau mùi vào món ăn của bệnh nhân ung thư.
Tăng thực phẩm dễ nhai và nuốt
Bệnh nhân xạ trị vùng đầu và cổ thường bị loét miệng và đau họng. Do đó, người nấu nên chọn thực phẩm tráng miệng mềm như bánh pudding, kem, sữa... Bữa ăn chính của người bệnh có thể là những thực phẩm mịn như cháo với thịt băm/cắt nhỏ, súp, mì... Nếu người bệnh muốn ăn các món khác, đầu bếp nên ninh mềm. Lưu ý, những người bị viêm niêm mạc nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều gia vị.
Sử dụng nhiều loại thảo mộc và gia vị
Một số bệnh nhân trải qua quá trình hóa trị, xạ trị có thể nhạy cảm hơn với mùi vị thức ăn dẫn tới dễ nôn ói. Người nhà cũng có thể thêm chanh, lá bạc hà vào một số món ăn tanh để khử mùi khó chịu.
Đối với những món ăn không mùi vị, đầu bếp nên thêm các loại thảo mộc, gia vị để tăng hương vị các món ăn, kích thích sự thèm ăn của bệnh nhân. Các loại gia vị nên sử dụng là tỏi, tiêu, vỏ chanh, húng quế...
Chọn đồ dùng phi kim loại
Hầu hết người khỏe mạnh bình thường không nhận thấy có sự khác biệt nhưng bệnh nhân ung thư có thể nhạy cảm hơn đối với mùi kim loại vì chúng làm thay đổi vị giác của người bệnh. Vì vậy, người nhà nên sử dụng đồ đựng thức ăn bằng sứ, thủy tinh hoặc nhựa thay thế đồ kim loại.
Ăn bữa nhỏ, nhiều lần trong ngày
Các chuyên gia khuyên bệnh nhân ung thư nên ăn bữa nhỏ và ăn nhiều lần nếu họ thấy chán ăn.
Tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh
Những bệnh nhân bị loét miệng nên tránh dùng thực phẩm và đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh, có thể gây tổn thương miệng nhiều hơn.
Theo Nld
Bạn đã ăn canh đúng cách chưa? Canh là một món ăn không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, có rất ít ai biết rằng những sai lầm trong cách ăn canh lại ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Ăn cơm chan canh Trong quá trình ăn cơm, nước bọt không ngừng được tiết ra để làm mềm thức ăn, giúp quá trình nhai thức ăn...