Cách hay chữa viêm họng
Lá xương sông được dùng như một vị thuốc chữa viêm họng và ho hiệu quả.
Dưới đây là một số cách chữa ho, viêm họng bằng Đông y:
Chữa ho có đờm, trẻ em nôn trớ: Dùng 2 – 3 lá xương sông bánh tẻ, 5 thìa mật ong. Lá xương sông rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát hấp cùng mật ong (để sôi chừng 10 phút). Chắt nước cho trẻ uống làm nhiều lần trong ngày. Người lớn nhai nuốt cả lá rất tốt.
Trị ho ở trẻ em: Lấy 10 gr hạt chanh, 15 gr lá hẹ, 15 gr hoa đu đủ đực, đem nghiền nát tất cả rồi trộn với 20 ml nước, thêm mật ong hoặc đường kính, chia uống ba lần trong ngày.
Rau dền gai giúp trị viêm họng (nguồn ảnh: internet)
Video đang HOT
Trị viêm họng: Lấy thân, lá cây rau dền gai rửa thật sạch, 1 – 3 lát gừng tươi, ít muối, nhai nuốt nước dần. Ngày dùng 1 – 2 lần.
Chữa ho có đờm: Lấy 50 – 100 gr thân lá cây rau dền gai rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước uống.
Theo Eva
Hạ khô thảo chữa tăng huyết áp
Cây có tên gọi là hạ khô thảo vì vào mùa hạ cây khô lại, chỉ tươi tốt vào mùa xuân, là loại cây thân thảo, sống nhiều năm, cao 20 - 40 cm, có thể tới 70 cm, thân vuông màu hơi tím đỏ, lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài. Cụm hoa bông gồm nhiều xim co ở đầu cành màu lam đậm hay tím nhạt. Quả bế nhỏ, cứng, có 4 ô.
Cây mọc hoang ở vùng rừng núi Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phú), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và một số tỉnh khác như Hà Giang, Lai Châu, Kon Tum... Bộ phận dùng làm thuốc là bông hoa, thu hái khi nào hoa ngả sang màu nâu, mang về phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.
Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt. Thường dùng chữa tăng huyết áp, ngoài ra còn chữa đau mắt hay chảy nước mắt, mụn nhọt, hắc lào, vẩy nến, tiểu tiện ít không thông... Ngày dùng 6 - 12g, dạng thuốc sắc; dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Đơn thuốc chữa tăng huyết áp:
Chữa tăng huyết áp: Hạ khô thảo 40g rửa sạch, phơi khô, sắc chia làm 2 lần uống trong ngày, sau hai bữa cơm. Uống liên tục 10 ngày, nghỉ 7 ngày, rồi uống tiếp tục như thế từ 2 - 4 đợt tuỳ bệnh nặng nhẹ. Hoặc hạ khô thảo, bồ công anh, hạt muồng ngủ sao, mỗi vị 20g; hoa cúc, lá mã đề, mỗi vị 12g, sắc uống. Hoặc đậu đen 50g, hạ khô thảo 30g, đường trắng 20g. Hạ khô thảo đem sắc lấy nước ninh với đậu đen cho nhừ, chia ăn vài lần trong ngày, có tác dụng hạ huyết áp.
Hạ khô thảo
An thần, hạ huyết áp, ổn định huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp: Cao khô hạ khô thảo, cao khô huyền sâm, cao khô địa long, cao khô hà thủ ô chế, cao khô câu đằng, cao khô táo nhân, mỗi vị 80mg, được bào chế thành 1 viên nang. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 - 4 viên, mỗi đợt dùng 1 - 2 tháng. Khi huyết áp đã ổn định liều dùng có thể giảm xuống một nửa.
Thông tiểu tiện trong trường hợp biến chứng của tăng huyết áp: Hạ khô thảo 8g, hương phụ 2g, cam thảo 1g, nước 300ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống 5 - 7 ngày.
Ngoài ra hạ khô thảo còn được dùng chữa:
Chữa đau mắt đỏ, làm sáng mắt: Hạ khô thảo 10g, hoa cúc trắng 12g, lá dâu 10g, gạo tẻ 50g, đường phèn (hoặc đường kính trắng) vừa đủ. Cúc trắng, lá dâu, hạ khô thảo rửa sạch, đun lấy nước, bỏ bã. Cho gạo tẻ, đường phèn vào, nấu thành cháo loãng. Mỗi ngày ăn hai lần cháo nóng. Bài thuốc có công dụng khu phong, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, chữa đau mắt đỏ, Những người vị hư hàn, tiêu chảy mạn tính không được dùng.
Dưỡng da, giảm nếp nhăn và vùng thâm quanh mắt: Hạ khô thảo 10g, lá dâu 30g, 10ml nước ép quả dưa chuột. Cho hạ khô thảo và lá dâu vào ấm sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Lọc lấy nước để nguội, đổ nước ép dưa chuột vào. Dùng nước đó bôi đắp lên mặt, 15 phút sau bỏ ra rửa sạch mặt.
Chú ý: Không dùng cho phụ nữ có thai.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Ớt chín trị khớp sưng, đau nhức Mùa lạnh là "mùa" của bệnh khớp như viêm, sưng, đau nhức, thấp khớp, phong thấp, tê thấp. Sau đây là một số bài thuốc Đông y trị sưng, đau khớp hiệu quả. Hoa đinh hương 20g, long não 12g, cồn 90 độ 250ml, ngâm 7 ngày đêm, lọc lấy nước, bỏ bã. Dùng bông tẩm thuốc xoa bóp các khớp bị đau...