Cách giản đơn chữa viêm loét miệng
Lở loét miệng không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống của bạn, mà còn gây trở ngại khi bạn nói chuyện. Những gợi ý đơn giản sau từ các chuyên gia sức khỏe Ấn Độ có thể giúp bạn đẩy lùi triệu chứng khó chịu này, theo Times News Network.
Uống nước cam có thể giúp giảm lở loét miệng – Ảnh: Minh Khôi
- Tránh ăn thực phẩm nhiều gia vị, dầu và đồ uống nóng. Đưa các loại trái cây tươi có chứa vitamin C và rau củ vào chế độ ăn uống hằng ngày.
- Tránh ăn kẹo, nhai kẹo cao su và các đồ uống có ga.
- Không đụng các loại thức ăn cứng chẳng hạn như bánh mì nướng. Thay vào đó, nên chọn thức ăn mềm dễ nhai.
- Đưa sữa chua, bơ, phô mai và các chế phẩm từ sữa khác vào chế độ ăn uống của bạn.
- Giữ vệ sinh răng miệng tốt. Sử dụng bàn chải mềm khi đánh răng.
- Bạn có thể súc miệng luân phiên bằng nước nóng và nước lạnh hoặc chườm đá lên nơi có vết loét. Điều này sẽ làm giảm sưng.
Video đang HOT
- Nhai vài lá húng quế cùng với một ít nước khoảng 3-4 lần mỗi ngày. Cách này sẽ giúp các vết lở loét mau lành.
- Bôi chút mật ong lên vết loét miệng hoặc trộn với một ít bột nghệ để thoa lên chỗ bị loét. Mật ong giúp giữ ẩm và ngăn ngừa mất nước. Nó cũng giúp giảm sẹo và kích thích mô mới phát triển.
- Giảm tình trạng căng thẳng bằng cách thực hiện các hoạt động đem lại sự thư giãn như tập yoga, thiền hoặc tập thể dục.
- Súc miệng bằng nước muối vài lần trong ngày, có thể sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Theo VNE
Mẹo chữa loét miệng
Loét miệng tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng rõ ràng khi bị loét miệng thì thật chẳng dễ chịu chút nào. Những kiến thức cơ bản và những mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn xử lý nhanh chóng căn bệnh này.
Loét miệng là một bệnh lý thuộc về răng miệng thường gây ra cảm giác đau đớn nhất là khi bạn há miệng hay khi nhai.
Loét miệng xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong má. Thường thì loét miệng có thể nổi những nốt mụn đơn lẻ hay mọc thành từng đám. Nó thường có màu trắng hay vàng được bao quanh bằng quầng màu đỏ.
Nếu không điều trị loét miệng thường tự khỏi sau từ 7 đến 10 ngày.
Nguyên nhân thường thấy
- Do sự thiếu hụt những chất như sắt, vitamin, đặc biệt là vitamin B12 và vitamin C.
- Do việc vệ sinh răng miệng không đạt hiệu quả.
- Do dị ứng thức ăn.
- Do stress.
- Do bị viêm nhiễm vùng khoang miệng.
- Thiếu cân bằng hàm lượng hormon.
- Do bệnh đường ruột.
- Do da
Mẹo nhỏ
1. Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.
2. Cầm một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh sẵn trên tay. Dùng hai cốc nước đó để súc miệng, lần lượt súc từ nước nóng đến nước lạnh.
3. Đun sôi 2 cốc nước lạnh, sau đó thêm vào 1 cốc lá cỏ cà ri. Bắc xuống khỏi bếp và vớt lá ra, để nguội dùng nước đó để súc miệng từ 2 đến 3 lần/ngày.
4. Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.
5. Nhai 5 đến 6 lá rau húng nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày 5-6 lần.
6. Nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 - 4 lần.
Theo SKDS
Kinh nghiệm dân gian chữa nhiệt miệng Viêm loét miệng (nhiệt miệng) là tình trạng bệnh lý thường gặp, biểu hiện chủ yếu là xuất hiện các vết loét ở niêm mạc khoang miệng và lưỡi với kích thước to nhỏ không đều nhau, ban đầu thường viêm đỏ sau loét rộng ra và có giả mạc màu vàng bẩn bám chắc, rất đau đớn. Bệnh nặng nhẹ tùy người,...