Cách gì để tầm soát ung thư cổ tử cung?
Ở các nước đang phát triển căn bệnh này ngày một gia tăng, và đây được xem là ‘khu vực thảm họa’ về ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa ác tính phổ biến nhất. Chính vì vậy, việc khám tầm soát ung thư đang ngày càng được mở rộng với nhiều gói vật lý khác nhau.
Rất nhiều người đã thắc mắc: Có nên tầm soát ung thư cổ tử cung hay không? Phải tiến hành tầm soát như thế nào? Những vấn đề cần lưu ý trong việc sàng lọc? Không phải ai cũng có thể hiểu được những vấn đề phức tạp này, thậm chí một số bác sĩ cũng bị cuốn vào những hiểu lầm trong tầm soát ung thư cổ tử cung.
Giáo sư Raise – chuyên gia về ung thư cổ tử cung, thuộc bệnh viện Bắc Kinh liên minh với Medical College sẽ trả lời lần lượt những thắc mắc dưới đây.
Có nên tầm soát ung thư cổ tử cung hay không?
Những người trong độ tuổi từ 21 trở lên, có tới 79% đã quan hệ tình dục trước hôn nhân. Giới trẻ đang có xu hướng kết hôn sớm, phá thai, có nhiều đối tác tình dục… Đối với phụ nữ đây chính là nguy cơ cao gây nên ung thư cổ tử cung. Theo kết quả điều tra cho thấy, những phụ nữ nhiều đối tác tình dục có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao hơn những người chỉ có 1 đối tác tình dục 2-3 lần. Chính vì vậy, việc tầm soát thường xuyên có thể giúp kiểm tra và diệt trừ mối nguy hiểm này.
Những phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung
Có rất nhiều phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm: Pap smear, VIA, VILI, và HPV. Trong đó phương pháp xét nghiệm HPV được xem là bước nghiên cứu đột phá và có hiệu quả cao nhất hiện nay. Bác sĩ lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung, như họ làm với kiểm tra Pap, và phân tích chúng trong phòng thí nghiệm. Sự phân tích này sẽ nhắm đến các gen, hoặc ADN, có HPV trong tế bào cơ thể. Nó có thể phát hiện ra các loại HPV gây hại cao.
Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ độ tuổi từ 21-50. Tần suất tầm soát 3-5 năm một lần là thích hợp. Những người ở độ tuổi 65 trở lên có thể ngưng tầm soát.
Phải làm gì để tầm soát ung thư cổ tử cung?
Video đang HOT
Nữ giới nên tầm soát ung thư cổ tử thường xuyên, đặc biệt ở ở độ tuổi sinh sản (Ảnh minh họa: internet)
Những phụ nữ ở độ tuổi 21-29 phải khám ung thư cổ tử cung 3 năm một lần mà không cần làm xét nghiệm HPV. Có thể một số người sẽ thắc mắc ‘như vậy có chủ quan với các thủ phạm gây ung thư cổ tử cung không?’ Thực tế, ở độ tuổi này mặc dù tình trạng nhiễm HPV rất phổ biến nhưng hầu hết là nhiễm thoáng qua bở hệ thống miễn dịch của cơ thể dành thời gian để loại bỏ hoàn toàn vi-rút, không có mối nguy gây nên ung thư.
Tuy nhiên, ở độ tuổi 30 người ta khuyến cáo phụ nữ phải tiến hành khám và xét nghiệm HPV mỗi năm một lần để có thể phát hiện chính xác các đầu mối gây tổn thương cổ tử cung. Dù vậy, ở một số nơi không đủ điều kiện có thể xét nghiệm HPV, sau đó 3 năm một lần kiểm tra cổ tử cung là phù hợp.
Nếu đã tiến hành phẫu thuật có cần tầm soát không?
Ở những bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung và cổ tử cung trước khi phẫu thuật không có vấn đề gì thì không cần phải tiến hành tầm soát. Nhưng nếu trước đó cổ tử cung đã gặp vấn đề thì mặc dù đã phẫu thuật cắt bỏ vẫn phải tầm soát sau đó để tiếp tục sàng lọc. Đối với những bệnh nhân đã phẫu thuật mà vẫn bảo tồn cổ tử cung thì sau đó vẫn nên tiếp tục sàng lọc.
Một số thói quen lành mạnh sẽ giúp phái đẹp phòng tránh ung thư cổ tử cung (Ảnh minh họa: Internet)
Những lời khuyên để tránh xa ung thư cổ tử cung
1. Không hút thuốc lá, uống rượu.
2. Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày để giữ gìn sức khỏe tình dục.
3. Rửa tay sạch trước khi ăn. Việc giữ gìn vệ sinh tay giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh.
4. Sử dụng những đồ lót bằng bông lỏng, thoáng khí có thể ngăn ngừa nấm mốc.
5. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế. Sự xuất hiện của ung thư không phải ngày một ngày hai mà là cả một quá trình. Vì vậy, việc tiến hành kiểm tra thường xuyên có thể giúp phát hiện ra những tổn thương tiền ung thư và ung thư không có triệu chứng, sau đó có thể tiến hành điều trị tích cực.
6. Tích cực tập thể dục mỗi ngày ngày ít nhất 1 giờ.
7. Tuân thủ nguyên tắc làm tròn trong chế độ ăn uống: Giảm thiểu lượng chất béo, cholesterol, muối và rượu, tăng cường protein thực vật, canxi, thực phẩm giàu chất xơ và nước.
Theo Giang Nguyễn/Afamily.vn/Ttvn
Những phụ nữ dễ bị ung thư cổ tử cung nhất
Mặc dù chưa có kết luận đầy đủ nhưng theo đánh giá chung, nhóm phụ nữ sau có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao hơn.
Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh ác tính được hình thành ở thành tử cung của người phụ nữ. Đây là một bệnh phổ biến chỉ xếp sau ung thư vú trong những bệnh ung thư ở phụ nữ.
Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung một khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục. Và u nhú ở người (HPV) là nguyên nhân phổ biến nhất khiến các tế bào ung thư ác tính bắt đầu phát triển trong các mô của cổ tử cung. Điều đáng sợ nhất là bệnh ung thư cổ tử cung có thể không có triệu chứng nào rõ ràng ở giai đoạn đầu. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, khi chị em phát hiện mình bị ung thư cổ tử cung thì bệnh đã ở giai đoạn nặng và khó cứu chữa.
Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung một khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục (Ảnh minh họa: Internet)
Một số triệu chứng có thể nhận biết khi bị ung thư cổ tử cung bao gồm: Đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường, thay đổi thói quen tiểu tiện, ra dịch âm đạo bất thường, thiếu máu, đau lưng, đau hoặc chảy máu khi giao hợp, kinh nguyệt thất thường...
Mặc dù chưa có kết luận đầy đủ về bệnh ung thư nội mạc tử cung, nhưng theo đánh giá chung thì những nhóm phụ nữ dưới đây dễ mắc bệnh ung thư cổ tử cung:
Người thừa cân, béo phì
Béo là biểu hiện cho thấy có sự mất cân bằng của nội tiết tố trong cơ thể, lượng mỡ lớn dư thừa đó sẽ làm gia tăng sự tích tụ của estrogen (hoóc-môn nữ). Lượng mỡ này còn làm tăng hàm lượng estrogen có trong máu dẫn tới tăng sinh nội mạc tử cung và từ đó sẽ gây ra ung thư.
Người bị xuất huyết tử cung lâu ngày
Đặc biệt là những người bị xuất huyết tử cung sau khi mãn kinh phải nghĩ ngay đến khả năng ung thư nội mạc tử cung. Cần phải đi khám phụ khoa để sớm phát hiện và đưa ra chữa trị kịp thời.
Người có kinh nguyệt không đều
Ở những đối tượng này, do trong khoảng thời gian dài nội mạc tử nhận được hoóc-môn nữ đơn nhất không có đối kháng progesterone nên sẽ xuất hiện hiện tượng tăng sinh nội mạc tử cung. Ngoài việc có kinh nguyệt không đều, những phụ nữ có kinh nguyệt lần đầu tiên quá sớm hay quá muộn cũng dễ bị ung thư tử cung hơn vì hiện tượng tăng sinh nội mạc tử cung này.
Người bị tiểu đường, cao huyết áp
Những phụ nữ bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp thường có tuyến yên dị thường kéo dài trong một thời gian sẽ rất dễ bị buồng trứng đa nang, tăng sinh phi điển hình nội mạc tử cung, nồng độ estrogen quá cao... đấy chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư tử cung.
Người sử dụng estrogen ngoại sinh
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số phụ nữ sẽ sử dụng riêng estrogen ngoại sinh mà không dùng thêm đối kháng progesteron, điều này sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung của họ thêm cao. Cũng cần lưu ý thêm là những người sử dụng thuốc có chứa estrogen trong thời gian nhất định nhưng nếu có đối kháng progesteron thì nguy cơ mắc bệnh khá thấp.
Xét nghiệm pap smear (xét nghiệm tế bào cổ tử cung) là cách tốt nhất để xác định bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư này hay không. Ngoài ra, nếu thấy các triệu chứng như trên thì bạn cần hết sức chú ý vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư cổ tử cung. Nếu các triệu chứng của bạn liên tục diễn ra thì bạn nên đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để được thăm khám cẩn thận.
Theo BS. Hoa Hồng/Afamily.vn/Ttvn
Cơn đau bụng kinh: Đôi khi không còn là 'chuyện bình thường' Chuyên gia y tế cảnh báo, đau bụng kinh 'tệ ngang với cơn đau tim', khiến các vấn đề nghiêm trọng như ung thư cổ tử cung bị bỏ qua. Đau bụng kinh ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của 20% phụ nữ song rất ít nghiên cứu tìm hiểu cách xử lý tình trạng này, Telegraph đưa tin. Giúp phái đẹp...