Cách duy trì sự bình đẳng khi thu nhập của vợ – chồng có sự chênh lệch lớn
Để chuyện tài chính không tác động tiêu cực tới đời sống hôn nhân, đừng quên thành thật và thẳng thắn trao đổi với đối phương về 3 điều này.
Có lẽ đã qua lâu rồi cái thời “đàn ông bắt buộc phải là trụ cột kinh tế trong gia đình” vì phụ nữ hiện đại chẳng ngại kiếm tiền. “Độc lập về tài chính” vừa là tuyên ngôn, vừa là mục tiêu của không ít phụ nữ hiện đại, dù họ đã kết hôn hay vẫn còn đang tận hưởng cuộc sống son rỗi.
Vậy phải làm sao để chuyện tài chính không gây ra các tác động tiêu cực đến hôn nhân, đặc biệt là khi người vợ kiếm được nhiều tiền hơn chồng?
Stefanie O’Connell Rodriguez – Nhà văn người Mỹ, đồng thời là Người dẫn chuỗi Podcast “Money Confidential” của Tạp chí Real Simple đã trò chuyện cùng Charlotte – Một phụ nữ đến từ Canada và có thu nhập hàng tháng cao gấp 3 lần người bạn trai đang chung sống cùng cô ấy.
Dưới đây là 3 lời khuyên mà Stefanie dành cho Charlotte nói riêng và những người phụ nữ kiếm tiền giỏi hơn chồng nói chung.
Ảnh minh họa
1. Thẳng thắn và thành thật về thói quen chi tiêu cũng như các khoản nợ
Thẳng thắn chia sẻ và thành thật về thói quen chi tiêu, mua sắm hoặc các khoản tiết kiệm, các khoản nợ tín dụng trước khi chính thức bước vào hôn nhân là một điều rất quan trọng nhưng phần lớn các cặp đôi lại bỏ qua hoặc coi thường.
Stefanie trích lời một cuộc khảo sát được công bố trên tạp chí Real Simple vào năm 2019: ” 80% các cặp đôi không chia sẻ với đối phương về thói quen chi tiêu, các khoản nợ tín dụng hoặc các khoản tiết kiệm trước khi hai người kết hôn và 35% trong số đó đã ly hôn chỉ sau 1.5 năm chung sống vì bất đồng trong quan điểm chi tiêu hàng ngày hoặc thói quen tiết kiệm“.
Phần lớn mọi người chỉ quan tâm tới thu nhập hàng tháng của đối phương mà quên mất rằng nếu họ đang phải gánh quá nhiều khoản nợ thì con số thu nhập hàng tháng có cao đến mấy cũng không đồng nghĩa với khả năng tài chứng vững vàng, ổn định.
Việc chia sẻ với đối phương về các vấn đề liên quan đến tài chính trước khi kết hôn không chỉ hạn chế khả năng chính bản thân bạn phải gánh nợ thay bạn đời, mà còn phần nào giúp hai người hoạch định rõ ràng việc chi tiêu và tiết kiệm cho cuộc sống hôn nhân ở phía trước.
Video đang HOT
2. Đừng vội phủ nhận khả năng kiếm tiền của đối phương
Một người đàn ông kiếm được ít tiền hơn vợ không có nghĩa là khả năng kiếm tiền của anh ta thua kém người vợ. Lời khẳng định này đúng với câu chuyện của Charlotte – Cô gái người Canada mà Stefanie trò chuyện cùng trong Podcast “Money Confidential”.
Bạn trai của Charlotte kém cô 3 tuổi, điều đó đồng nghĩa với việc anh ấy tham gia vào thị trường lao động muộn hơn 3 năm so với Charlotte. Chính vì thế, việc anh ấy có thu nhập kém hơn Charlotte là điều hoàn toàn dễ hiểu.
” Ngay cả khi anh ấy hơn tuổi bạn mà hiện tại thu nhập hàng tháng vẫn kém bạn, cũng đừng vội cho rằng người đàn ông ấy kém hơn mình. Đó là một suy nghĩ của người có tầm nhìn ngắn hạn. Điều mà phụ nữ cần quan tâm hơn thu nhập hàng tháng của người mình sắp lấy làm chồng chính là quyết tâm và những mục tiêu tài chính hoặc mục tiêu trong sự nghiệp của anh ấy” – Stefanie chia sẻ.
Ảnh minh họa
3. Phân chia rõ ràng về từng vai trò trong hôn nhân
Ai sẽ là người chịu trách nhiệm chi trả các khoản phí sinh hoạt, phí ăn uống mỗi tháng?
Bao nhiêu phần trăm thu nhập của người vợ và người chồng sẽ được dồn vào tài khoản tiết kiệm chung?
Mỗi người sẽ được giữ bao nhiêu phần trăm trong thu nhập mỗi tháng để làm “quỹ chi tiêu cá nhân”?
Đây chính là 3 câu hỏi mà Stefanie cho rằng các cặp đôi nên làm rõ, càng chi tiết càng tốt. Việc ai kiếm được nhiều tiền hơn mỗi tháng không quan trọng bằng việc họ có kế hoạch và có rõ ràng trong việc chịu trách nhiệm chi tiêu cho cuộc sống chung hay không.
Nhiều người vẫn nghĩ tài chính là câu chuyện nhạy cảm và vì thế họ né tránh việc thẳng thắn ngồi xuống để bàn luận cùng nhau. Nhưng quyết định cùng chung sống, cùng xây dựng một tổ ấm mà không “phân minh” về tiền bạc là một trong những sai lầm âm thầm hủy hoại hôn nhân.
3 "thỏa thuận" cần làm rõ trước hôn nhân để tránh xung đột mẹ chồng - nàng dâu
Đừng quên thẳng thắn trao đổi 3 điều này với người đàn ông bạn sắp lấy làm chồng.
Cùng bước vào hôn nhân, cùng trở thành con của những bậc phụ huynh mới, nhưng từ xưa đến nay, chúng ta thường chỉ được nghe nhiều về việc phụ nữ phải "học làm dâu", chứ chẳng thấy ai nói đàn ông cũng nên "học làm rể".
Để hạn chế những xung đột trong mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu, phụ nữ đừng quên thẳng thắn chia sẻ, thảo luận 3 điều dưới đây với người đàn ông sắp trở thành chồng của mình.
1. Hôn nhân không đồng nghĩa với việc phụ nữ phải có trách nhiệm với bố mẹ chồng hơn là với bố mẹ đẻ
Ngày gả con gái đi, nhiều người cha, người mẹ nói với con rằng: " Bố mẹ ốm nhớ về chăm đấy nhé!", nhưng lại luôn dặn dò con gái phải phụng dưỡng, chăm sóc bố mẹ chồng thật tốt. Điều này vô tình khiến nhiều người phụ nữ tin rằng đi lấy chồng nghĩa là gia đình nhà chồng luôn phải là ưu tiên thứ nhất.
Đã qua lâu rồi cái thời con dâu muốn về nhà ăn cơm với bố mẹ đẻ phải được sự cho phép của nhà chồng, hay phải lén lút báo hiếu, mua quà tặng mẹ, tặng cha.
Bố mẹ sẽ vì thương và nghĩ cho bạn mà có thể chẳng bao giờ yêu cầu bạn phải thường xuyên về nhà. Thậm chí, ốm đau cũng sẽ giấu đi vì sợ bạn bận rộn với gia đình, với bố mẹ chồng. Nhưng đừng vì bố mẹ không yêu cầu, hay những định kiến xưa cũ mà quên chăm sóc, báo hiếu cha mẹ mình.
Hãy thẳng thắn và mạnh dạn nói với chồng bạn rằng: " Nếu bố mẹ anh và bố mẹ em cùng ốm, anh chăm bố mẹ anh, em chăm bố mẹ em".
Thêm bố, thêm mẹ là thêm trách nhiệm, là cùng nhau chăm sóc cho bố mẹ hai bên chứ không phải là đàn ông có thêm người hỗ trợ trên hành trình báo hiếu, còn phụ nữ phải đặt máu mủ ruột thịt xuống dưới những người không sinh thành, dưỡng dục mình.
2. Phụ nữ không có nghĩa vụ phải hy sinh để lấy lòng mẹ chồng
Mẹ chồng là người mà mọi nàng dâu nên biết ơn vì nếu không có người phụ nữ ấy, cũng sẽ không có người đàn ông bạn đang yêu lúc này. Nhưng biết ơn không đồng nghĩa với việc phụ nữ phải làm mọi cách, phải hy sinh sự thoải mái hay giấu đi tiếng nói của bản thân chỉ để làm mẹ chồng vui vẻ, hài lòng.
Hơn nữa, mẹ chồng cũng không phải là người chỉ gặp một vài lần rồi có thể tránh mặt cả đời. Ngày nào phụ nữ còn chung sống với chồng, ngày đó mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu còn ảnh hưởng đến hôn nhân của bạn.
Vì thế, tốt hơn hết là hãy sống chân thành, và lễ phép với người phụ nữ đã sinh ra chồng mình.
Ảnh minh họa
Nhiều người vẫn thường nói với nhau rằng: " Thời đại này, những thứ xuất phát từ trái tim chưa chắc đã tới được trái tim". Vậy thì vài món quà đắt tiền, vài lời nịnh nọt thảo mai có nghĩa lý gì khi trong lòng bạn không thực sự muốn tặng, không thực sự muốn nói?
Kết hôn là hành trình chung sống, xây dựng tổ ấm của những người yêu nhau. Đó chưa bao giờ là cuộc thi nàng dâu ngoan được mẹ chồng yêu nhất. Vì thế, chẳng có lý do gì để phụ nữ phải gồng mình lên để lấy lòng mẹ chồng. Hãy nhớ, chân thành và lễ phép mới là kim chỉ nam trong mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu.
3. Vai trò quan trọng của người chồng trong mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu
Đừng nghĩ rằng chuyện phụ nữ, đàn ông làm sao hiểu được. Điều đó có thể đúng trong bất cứ trường hợp nào ngoại trừ mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu. Bởi đó là hai người phụ nữ quan trọng và có ảnh hưởng nhiều nhất đến cuộc đời của một người đàn ông.
Một bên là mẹ, một bên là vợ cũng là điều khó nghĩ, khó xử. Nhưng đó không phải là lý do có thể chấp nhận được để một người đàn ông đứng ngoài những mâu thuẫn giữa vợ và mẹ.
Một người phụ nữ đi lấy chồng, người chồng là người duy nhất trong gia đình mà cô ấy có thể hoàn toàn tin tưởng, dựa vào. Nếu như trong gia đình, anh ấy luôn chỉ nghĩ cho mẹ trước tiên và để mặc bạn xoay sở với những bất đồng, không lên tiếng bảo vệ, cũng chẳng khuyên nhủ, dạy dỗ, liệu đó có thể là chỗ dựa cho bạn trong cuộc sống đầy sóng gió ngoài kia?
Làm vợ - làm dâu là những nghĩa vụ song song của phụ nữ. Có lý do gì mà làm chồng - làm con lại là thứ đàn ông có thể lựa chọn việc tạm thời quên đi một trong hai?
Khi quyết định bước vào hôn nhân, chẳng có người phụ nữ nào mong mình sẽ gặp mâu thuẫn hay bất đồng với mẹ chồng. Bởi thế, ngoài việc lễ phép đúng phận làm con, phụ nữ cũng đừng quên phải thật cứng rắn và bản lĩnh, để nếu không thể tốt nghiệp bài học làm dâu với số điểm tuyệt đối, bạn cũng sẽ không phải chịu bất cứ sự ấm ức, tủi hờn nào.
Không dám lấy chồng khi nhìn hai chị gái lần lượt ly hôn Chuyên gia tâm lý chỉ ra rằng, ám ảnh về sự tan vỡ, ly dị là một trong những lý do dẫn đến tư tưởng ngại kết hôn ở nhiều người trẻ. Nhiều bạn trẻ không còn háo hức bước vào đời sống hôn nhân (ảnh minh họa) Sống độc thân hoặc thích yêu không ràng buộc đã trở thành xu hướng của...