Cách dùng thuốc cấp cứu cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim tại nhà
Đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim thường xảy ra đột ngột. Nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm.
Bệnh nhân cần nằm nghỉ ngơi, ngừng mọi hoạt động ngay. Nếu sau một lúc không hết cơn đau thắt ngực cần sử dụng thuốc. Thuốc thường được sử dụng ngay, cấp cứu tại nhà là nitroglycerin.
1. Dấu hiệu nhận biết cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim
Đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim có hai dạng là đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định.
- Cơn đau thắt ngực ổn định thường kéo dài từ 1 đến 15 phút, sẽ giảm khi bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc dùng thuốcnitroglycerin.
- Cơn đau thắt ngực không ổn định thường ít gặp, nhưng cơn đau nhiều và dài hơn. Đau không giảm khi nghỉ và ít đáp ứng với nitroglycerin.
Vị trí cơn đau thắt cực thường sau xương ức. Cơn đau đột ngột khi bệnh nhân gắng sức, stress hoặc sau khi ăn quá nhiều.Bệnh nhân có cảm giác đau tức ngực như bị bóp chặt, đè nén, tức ngực, khó thở… đau sau xương ức hoặc phía bên quả tim. Có trường hợp đau như bị dao đâm, như bị chèn ép ở cổ, bỏng rát ở trước tim. Trong cơn đau, người bệnh bồn chồn, hốt hoảng. Trường hợp không điển hình, cơn đau xuất hiện bên phải, lan xuống vùng thượng vị. Do đó có trường hợp bị nhầm với cơn đau dạ dày cấp.
Cơn đau khỏi rất nhanh, trong khoảng 1-15 phút, bệnh nhân có thể đi lại được bình thường, nhưng nếu bệnh nhân tiếp tục gắng sức thì cơn đau lại tái phát.
Vị trí cơn đau thắt cực thường sau xương ức, đau đột ngột khi bệnh nhân gắng sức, stress hoặc sau khi ăn quá nhiều.
2. Vai trò của nitroglycerin với cơn đau thắt ngực
Khi xuất hiện cơn đau thắt ngực, bệnh nhân cần phải ngừng mọi cử động, nghỉ ngơi theo tư thế nửa nằm nửa ngồi. Sau vài phút mà cơn đau không hết, nặng lên thì cần sử dụng nitroglycerin dạng xịt hoặc ngậm dưới lưỡi ngay để cấp cứu rồi đưa bệnh nhân đi bệnh viện.
Nitroglycerin có tác dụng:
- Giãn hệ tĩnh mạch làm cho ứ đọng máu ở ngoại vi và trong các phủ tạng, giảm lượng máu về tim dẫn đến giảm áp lực trong các buồng tim.
- Giãn nhẹ các tiểu động mạch dẫn đến giảm sức cản ngoại vi và áp lực thất trái trong thời gian tâm thu. Từ đó làm giảm nhu cầu oxygen trong cơ tim.
Do đó, đây là thuốc đầu bảng dùng để điều trị cơn đau thắt ngực ở mọi tư thế, cắt cơn đau nhanh chóng.
Video đang HOT
Ngoài ra thuốc còn dùng để điều trị dự phòng cơn đau thắt ngực, điều trị nhồi máu cơ tim hay điều trị tăng huyết áp hoặc phối hợp với các thuốc khác để điều trị suy tim sung huyết.
Cách sử dụng nitroglycerin để cắt cơn đau thắt ngực
Ngậm dưới lưỡi một viên nitroglycerinhàm lượng 0,5mg. Sau 5 phút nếu còn đau thì ngậm thêm 1 viên cho đến hết cơn đau. Tối đa sử dụng 3 lần/15 phút, nếu không đỡ phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
Ngoài viên ngậm, có thể sử dụng nitroglycerin dạng xịt lưỡi. Liều 0,4 mg/lần, xịt 1-2 lần vào dưới lưỡi ngậm miệng, không hít. Sau 20 phút không cắt được cơn đau thì phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
Cách dùng nitroglycerin dự phòng cơn đau thắt ngực
Sử dụng thuốc viên giải phóng chậm dạng uống. Liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc có thể dùng miếng dán da ngực trái hoặc bôi thuốc mỡ ở da vùng ngực, đùi hoặc lưng. Liều dùng do bác sĩ chuyên khoa tim mạch chỉ định.
Sử dụng thuốc dự phòng cơn đau thắt ngực theo hướng dẫn của bác sĩ
3. Các lưu ý khi dùng thuốc
Ai không nên dùng nitroglycerin?
Thuốc có thể gây ra tình trạng giãn mạch ngoại vi, làm đỏ bừng da nhất là vùng ngực, mặt, mắt, có thể gây tăng nhãn áp; gây giãn mạch não làm cho bệnh nhân bị nhức đầu, có thể làm tăng áp lực nội sọ; làm hạ huyết áp tư thế đứng; gây tăng tiết dịch vị, làm tăng nhịp tim; nếu sử dụng liều cao kéo dài sẽ gây quen thuốc… Do đó thuốc không được sử dụng cho bệnh nhân sau:
Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với nitroglycerin hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong thức thuốc.
Người bệnh bị hạ huyết áp (huyết áp tối đa < 100mmHg), trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim thất phải.
Thiếu máu nặng.
Tăng áp lực nội sọ do chấn thương đầu hoặc xuất huyết não.
Mắc các bệnh về tim như: hẹp van động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn, viêm màng ngoài tim co thắt.
Bệnh nhân bị tăng nhãn áp.
Lưu ý các tác dụng phụ
Tác dụng phụ có thể gặp của nitroglycerin có thể gặp bao gồm:
Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
Tim đập nhanh, hạ huyết áp, ngất xỉu.
Viêm da dị ứng, da đỏ ửng, dị ứng, mẩn ngứa, da tím tái
Cách xử trí khi quá liều nitroglycerin
Khi quá liều có thể gây hạ huyết áp nghiêm trọng kèm theo trụy tim mạch. Nếu nặng có thể xuất hiện các triệu chứng như ngất, đau đầu dữ dội, chóng mặt, buồn nôn và nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy… Nghiêm trọng hơn là gây rối loạn thị giác, tăng áp lực nội sọ, khó thở, methemoglobin huyết, bại liệt, hôn mê.
Khi gặp phải tình huống này, cần xử trí như sau:
Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm, nâng cao 2 chân. Không nên dùng những thuốc có tác dụng co mạch vì có thể gây hại nhiều hơn.
Sau đó nếu đang ở nhà thì gọi cấp cứu và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Người nhà cần miêu tả kỹ về tình huống cũng như các thuốc bệnh nhân đã sử dụng gần đó. Tại cơ sở y tế, bệnh nhân cần được truyền dịch và giữ cho đường thở thông thoáng. Trường hợp mắc methemoglobin huyết phải tiêm dung dịch xanh methylen.
Rửa dạ dày sớm nếu thuốc được dùng bằng đường uống. Có thể dùng than hoạt trong vòng 1 giờ để giảm khả năng hấp thu của thuốc.
Để dự phòng quá liều nitroglycerin, cần sử dụng liều thấp nhất sau đó tăng từ từ đến liều có hiệu quả điều trị và hạn chế tác dụng phụ. Bệnh nhân cần ngồi hoặc nằm nghỉ sau khi dùng thuốc.
Trường hợp đang dùng liều cao theo hướng dẫn, cũng không nên giảm thuốc đột ngột.
Bên cạnh việc điều trị cấp cứu, bệnh nhân cần đến chuyên khoa tim mạch để được khám và tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây nên cơn đau thắt ngực.
Người phụ nữ đi cấp cứu 4 lần vì chiếc đệm
Người phụ nữ 48 tuổi thường xuyên tỉnh dậy giữa đêm, tim đập nhanh, tê cứng nửa người. Trong 4 lần cấp cứu, bác sĩ vẫn không tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng của nữ bệnh nhân.
Mới đây, một người phụ nữ Mỹ có tài khoản TikTok là Hausoffloa chia sẻ nguyên nhân khiến cô khó thở, tim đập nhanh bất thường, liệt nửa người mà không rõ lý do suốt 2 năm. Loạt video của cô thu hút rất nhiều sự quan tâm, có clip tới 1,7 triệu lượt xem với hơn 1.000 bình luận.
Năm 2022, Hausoffloa chuẩn bị đến phòng tập thể dục sau bữa tối. Lúc này, tim cô bỗng nhiên đập nhanh bất thường, đầu đau nhức. Cô rất sợ hãi vì chưa bao giờ rơi vào tình trạng như vậy nên vội vàng gọi chồng về nhà. Nhưng sau đó, người phụ nữ lấy lại bình tĩnh khi cảm giác khó chịu bớt dần đi.
Hausoffloa chia sẻ về những trải nghiệm tồi tệ của mình khi dùng đệm mút hoạt tính.
Nhưng 2 ngày sau, Hausoffloa đột ngột tỉnh giấc với các triệu chứng giống lần trước. Cô thậm chí còn không kiểm soát được nửa trái cơ thể. Người chồng lập tức đưa vợ đến phòng cấp cứu nhưng kết quả xét nghiệm máu, huyết áp, điện tâm đồ đều bình thường. Bác sĩ kết luận nữ bệnh nhân đang chịu quá nhiều căng thẳng nên có biểu hiện như vậy.
Nhưng cô vẫn bộc lộ các triệu chứng trên ngày càng thường xuyên hơn. Một đêm, cô không thể chịu đựng được nữa nên phải vào viện cấp cứu. Nhưng bác sĩ vẫn không tìm được nguyên nhân khác. Tổng cộng cô đã tới viện cấp cứu 4 lần.
Sự mệt mỏi kéo dài nhiều tháng khiến nữ bệnh nhân rơi vào tâm trạng lo lắng tột độ và sụt cân nhanh chóng.
Một vài lần, cô sợ làm phiền chồng nên quyết định chuyển ra ngủ ở sofa phòng khách và không còn cảm giác khó chịu nữa. Cô bắt đầu nảy sinh nghi ngờ và nói với chồng: "Có thứ gì đó trong phòng ngủ của chúng ta không? Anh có chắc là phòng không bị mốc?".
Sau nhiều tháng vật vã, người phụ nữ quyết định đi khám bác sĩ khác. Thầy thuốc bắt mạch cho cô, hỏi về thói quen sinh hoạt hằng ngày, trong đó có loại đệm đang dùng. Khi nữ bệnh nhân chia sẻ sử dụng đệm mút hoạt tính, bác sĩ yêu cầu cô ôm một chiếc gối mút hoạt tính có sẵn ở phòng khám. Kết quả xét nghiệm ghi nhận người bệnh có một số phản ứng bất thường.
Khi biết căn nguyên bệnh của mình, Hausoffloa bật khóc tại chỗ. Bác sĩ cho biết đã gặp một số bệnh nhân cùng triệu chứng sau khi nằm đệm mút hoạt tính. Một người từng suýt phải vào bệnh viện tâm thần vì phản ứng giống như vậy mà không rõ lý do.
Sau khi trở về nhà, Hausoffloa đã vứt ngay chiếc đệm đi và các triệu chứng của cô không bao giờ tái phát nữa.
Một số người nhạy cảm có thể dị ứng với lượng hóa chất nhỏ trong các sản phẩm gia dụng. Ảnh minh họa: AI
Nguyên nhân đệm gây hại cho sức khỏe
Đệm mút hoạt tính được đánh giá cao, đặc biệt tốt cho những người bị đau lưng, đau khớp. Nhìn chung, các sản phẩm được bán ra đều tuân thủ những tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng và môi trường.
Tuy nhiên, việc vệ sinh, làm sạch những chiếc đệm không hề dễ dàng. Bởi vậy, đệm có thể tích tụ bụi và các chất gây dị ứng khác khiến người ngủ trên giường bị dị ứng.
Ngoài ra, quá trình sản xuất đệm mút hoạt tính liên quan đến không ít loại hóa chất nguy cơ gây hại cho những người có cơ địa nhạy cảm. Việc tiếp xúc với lượng hóa chất nhỏ nhất có trong các sản phẩm làm đẹp, vệ sinh hoặc khí thải xăng dầu cũng có thể gây ra phản ứng bất lợi tương tự cho họ.
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, các hóa chất trên có thể gây kích ứng mắt, mũi và họng; đau đầu; mất khả năng phối hợp; buồn nôn; tổn thương gan, thận hoặc hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, theo Daily Dot, hầu hết các hóa chất được sử dụng trong sản xuất đệm chỉ gây hại khi thoát ra ngoài.
9 nguyên nhân khiến ngủ dậy tim đập nhanh Ngủ dậy tim đập nhanh có thể là một dấu hiệu sức khỏe đáng lo ngại. Tim đập nhanh (nhịp tim nhanh) được xác định khi tim đập hơn 100 lần một phút khi nghỉ ngơi. Cảm giác tim đập nhanh được mô tả là cảm giác tim đập thình thịch trong lồng ngực, cảm thấy trái tim đang rung lên hoặc bỏ...