Cách dùng rượu trong chế biến thức ăn
Một ít rượu vang khi ướp thực phẩm hoặc cho vào món ăn khi đang chế biến sẽ làm tăng thêm hương vị thơm ngon.
Dưới đây là những bí quyết được đầu bếp Võ Quốc chia sẻ về việc nên dùng vang trắng hay vang đỏ, cho bao nhiêu rượu, cho khi nào để rượu không bị bay hơi… trong quá trình chế biến thức ăn:
Sử dụng rượu trong quá trình ướp hoặc chế biến thực phẩm sẽ làm tăng hương vị cho món ăn. Ảnh minh họa.
- Rượu vang đỏ: có một nguyên tắc là ‘vang đỏ đi với thịt đỏ’, đó là cách đơn giản nhất để bạn ghi nhớ. Các loại thịt thường dùng vang đỏ như thịt bò, thịt cừu, đà điểu…
Video đang HOT
- Rượu vang trắng: Thường dùng làm sốt khi nấu các loại hải sản như nghêu, sò, tôm… Bạn cần lưu ý là sau khi cho rượu vang trắng vào khoảng 5 phút, bạn nên tắt bếp để giữ được hương thơm và vị đặc trưng của rượu. Nếu món ăn có mùi vị cay nồng, hãy cho một ít rượu vang trắng Gewurztraminer, Riesling, Viognier… đó là những loại có mùi vị trái cây và hương thơm làm cân bằng vị cay.
- Lượng rượu mà bạn thêm vào các món ăn phụ thuộc vào tính đặc trưng của hương vị và khối lượng thực phẩm đang được chuẩn bị sẵn cho từng món. Nếu để ướp thì thường là 1 thìa súp rượu cho 1kg nguyên liệu chính là vừa. Quá nhiều rượu sẽ khiến món ăn mất ngon.
- Không nên chế biến món ăn với rượu dở vì rượu dở sẽ làm hỏng hương vị món, và nên nếm thử trước khi nấu để kiểm tra hương vị của rượu.
- Rượu cho vào món nướng thường được ướp rất lâu trước khi nấu, khi ấy món ăn mới đủ thời gian thấm. Trong món hấp hay luộc thì rượu được cho vào cùng lúc trong quá trình nấu.
Theo VNE
Cách đơn giản loại bỏ độc tố trong khoai
Để tránh ngộ độc từ mầm mọc ở củ khoai tây, bạn nên cắt bỏ phần xung quanh mầm khoai. Khoai mì (sắn) nên ngâm vào nước muối một đêm trước khi chế biến.
Các loại khoai như khoai tây, sắn, khoai lang... thường được dùng nhiều nhưng nếu không biết cách sơ chế sẽ để lại nhiều độc tố có hại cho cơ thể. Dưới đây là những chia sẻ của đầu bếp Võ Quốc về cách giúp loại bỏ độc tố trong khoai khi chế biến.
Những củ khoai tây mọc mầm có độc tố sôlamin rất có hại cho cơ thể. Ảnh: K.H.
Khoai tây mọc mầm
Cẩn thận khi chọn, tránh những củ đã mọc mầm vì quanh những mầm này có chứa chất độc sôlamin, có thể gây đau bụng, tiêu chảy, táo bón... Dùng dao khoét thật sâu và bỏ hẳn phần quanh mầm này. Để hạn chế việc mọc mầm, khoai mua về không nên để bên ngoài nơi có không khí ẩm mà nên trữ trong ngăn mát tủ lạnh.
Khoai mì
Chất độc tập trung ở phần vỏ dày hai đầu khoai mì. Do đó, khi sơ chế, cần cắt sâu vào hai đầu để nhựa chảy ra và loại bỏ chất độc. Trước khi chế biến, nên ngâm khoai trong nước có pha tý muối khoảng một đêm, tuyệt đối không ăn sống và nếu khi ăn thấy có phần đắng nên bỏ ngay vì đó là nơi tập trung chất độc.
Khoai hỏng
Khoai môn, khoai lang dễ bị sùng. Những củ khoai hư này thường có mùi hăng đặc trưng mà nếu bẻ ra có thể ngửi được. Nên bỏ đi, không nên tiếc, hoặc vạt bỏ phần sùng. Khi chọn, chú ý nhìn kỹ vỏ khoai vì khoai sùng sẽ biểu hiện qua bên ngoài với những lỗ sâu đục li ti, sờ mạnh vào thấy chai và cứng.
Theo VNE
Giảm vị mặn cho canh, cá kho Một vài lát khoai tây, nước chanh tươi hay mật ong nguyên chất... giúp bạn giảm vị mặn cho món ăn. Trong quá trình ướp nguyên liệu hay chế biến, bạn lỡ tay nêm quá nhiều gia vị khiến món ăn bị mặn. Làm giảm vị mặn cho món ăn thật không dễ khi bạn không biết cách phải làm như thế nào....