Cách dùng điều hòa an toàn, các mẹ nuôi con nhỏ cần lưu ý
Trời nóng bức, con ngủ qua đêm đến sáng hôm sau đã húng hắng ho, nhiều người nghĩ ngay đến lý do tại nằm ngủ điều hòa và sợ con ốm nên không dám dùng nữa.
Sợ gió, sợ nước, sợ nằm điều hòa… Nuôi con nhỏ là các mẹ sợ đủ thứ!
Nhiệt độ Hà Nội và các tỉnh miền Bắc những ngày này đang ở ngưỡng cao, lên tới 35 – 37 độ C. Nhiệt độ cao, trời nắng nóng nên các gia đình có trẻ nhỏ vô cùng băn khoăn không biết có nên cho trẻ ở trong phòng điều hòa cả ngày đêm hay không, lo sợ con nằm điều hòa nhiều dễ bị ốm.
“ Chắc tại hôm trước nóng quá em bật điều hòa cho bé ngủ nên hôm nay bé mới bị ho đúng không bác sĩ?“, đó là câu hỏi mà bác sĩ Nguyễn Hữu Thảo (Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc) nhận được từ một mẹ bỉm sữa khi đưa con đi khám và con được chẩn đoán bị viêm họng do virus.
Không để luồng lạnh từ máy điều hòa thổi trực tiếp với người trẻ.
Bác sĩ Thảo cho biết, trong quá trình khám cho các bệnh nhi, bác sĩ nhận thấy có quá nhiều nỗi lo lắng vu vơ của các bà mẹ có con bị ốm như sợ gió, sợ tắm, sợ cho con nằm điều hòa, sợ ăn tanh con ho thêm….
Ngoài ra, vấn đề quan tâm khác của các mẹ có con nhỏ là nên để điều hòa bao nhiêu độ thì hợp lý? Về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Hữu Thảo giải thích:
“ Đầu tiên cần hiểu nhiệt độ phòng nghĩa là nhiệt độ mà nơi bé nằm ngủ chứ không phải nhiệt độ cài đặt trên máy điều hòa. Để biết được nhiệt độ đó thì nên mua 1 chiếc nhiệt kế gắn tường hoặc nhiệt kế điện tử đo trán có cả chức năng đo nhiệt độ phòng. Nhiều người nhầm là cài nhiệt độ trên máy lạnh 20 độ nghĩa là nhiệt độ phòng cũng 20 độ. Nó phụ thuộc vào diện tích phòng, công suất máy lạnh và bạn có để luồng gió từ điều hòa thổi trực tiếp xuống vị trí nằm hay không“.
Các bố mẹ nuôi con nhỏ cũng cần lưu ý rằng hơi lạnh của điều hòa tỏa ra khỏi máy luôn nhỏ hơn nhiệt độ mà chúng ta cài đặt hiển thị trên điều khiển hoặc trên điều hòa. Vì vậy, “ không nên để luồng gió từ điều hòa thổi trực tiếp xuống nơi bé nằm“, bác sĩ Thảo khuyến cáo. Các điều hòa hiện nay luôn có cảm ứng nhiệt nên sẽ tự ngắt khi nhiệt độ phòng đạt mức cài đặt.
Lý giải kĩ hơn về việc có nên cho trẻ nằm điều hòa hay không, bác sĩ Nguyễn Hữu Thảo cho biết: “ Cơ thể trẻ luôn nóng hơn người lớn vì trẻ chuyển hóa nhiệt nhiều hơn để phát triển nên nhịp tim nhanh hơn, nhịp thở cũng nhanh hơn. Vì vậy trẻ luôn cảm thấy nóng hơn người lớn.
Video đang HOT
Thời tiết ngoài bắc mùa đông lạnh có khi hơn chục độ đắp chăn bông vẫn ngủ ngon đấy thôi. Mấy em bé trên Sa Pa vẫn cái áo mỏng manh ngủ ngon lành vì chúng đã quen nền nhiệt đó từ lâu, đó là sự thích nghi với môi trường“ .
Cách dùng điều hòa an toàn cho trẻ nhỏ
Từ những phân tích trên, bác sĩ Nguyễn Hữu Thảo khuyên các bố mẹ cách sử dụng điều hòa an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như sau:
- Để cơ thể không phải thay đổi nhiều để thích nghi thì không nên để nhiệt độ phòng chênh với nhiệt độ môi trường trong ngày quá 10 độ C. Ví dụ nhiệt độ bên ngoài là 35 độ thì không nên để nhiệt độ phòng ngủ thấp hơn 25 độ. Điều hòa cũng sẽ hoạt động tiết kiệm điện nhất”.
- Riêng với trẻ sơ sinh (nhỏ hơn 1 tháng), để không bị hạ thân nhiệt thì không nên để nhiệt độ phòng thấp hơn 28 độ C. Trẻ lớn có thể để nhiệt độ phòng thấp hơn 25 độ hoặc thấp hơn nữa nhưng nên để con ngủ cùng 1 chiếc chăn, khi cần thì đắp thêm. Kiểm tra đầu và lưng nếu trẻ ra mồ hôi là đang bị nóng, lúc ấy nên để nhiệt độ thấp hơn.
- Bật quạt cũng không nên quạt trực tiếp liên tục vào người trẻ, nên để chếch hoặc quay đi quay lại.
Nên dùng thêm máy tạo ẩm trong phòng trẻ.
- Nhiệt độ thấp nên độ ẩm cũng thấp theo, vì vậy ngồi trong phòng điều hòa lâu ta thấy (khô). Nên để thêm một máy phun sương để tạo độ ẩm khoảng 50% – 60%.
- Ngoài ra, bố mẹ nên nhớ vệ sinh màng lọc bụi của điều hòa thường xuyên để tránh bụi bẩn phát tán.
“ Trẻ hoàn toàn có thể nằm ngủ phòng bật điều hòa mà không lo ốm. Nếu trẻ có ốm cũng do nguyên nhân khác thôi, không phải do nằm điều hòa“, bác sĩ Nguyễn Hữu Thảo cho biết.
Dù cha mẹ có nghèo cũng đừng cắt giảm sớm 4 thứ này của con, kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phá triển trí não của bé
Nuôi con nhỏ rất tốn kém nên vì điều kiện kinh tế, nhiều gia đình sẽ cắt giảm những vật dụng mà trong suy nghĩ của họ là không còn cần thiết.
Chăm sóc và nuôi lớn một đứa trẻ thật sự đòi hỏi rất nhiều sức lực, thời gian và cả vật chất của cha mẹ. Có rất nhiều khoản cần chi dùng cho bé, nào sữa, bỉm, nào quần áo, đồ chơi, nào đồ dùng, thuốc men... Trong số những vật dụng đó, nhiều người sẽ từ từ cắt giảm dần khi bé ngày một lớn hơn.
Nhưng có 4 thứ sau đây khi nuôi con nhỏ, cha mẹ lưu ý không nên cắt giảm sớm của con. Bởi việc làm ấy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển trí não của bé đấy!
1. Sữa
Sữa giàu dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển của trẻ.
Ai cũng biết rằng, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Em bé dưới 6 tháng tuổi cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nhưng khi bé từ 6 tháng tuổi trở ra, nhiều bà mẹ ít sữa không đủ cho con bú, thành ra họ phải dùng sữa bột, rồi lớn hơn nữa là dùng sữa tươi. Tuy nhiên, khi thấy bé bắt đầu ăn được cơm, nhiều thức ăn như người lớn, có bố mẹ đã cắt giảm hẳn sữa không cho bé uống nữa.
Thực tế, sữa là loại thực phẩm có lượng dinh dưỡng cân bằng, chứa đầy đủ các vitamin và khoáng chất mà cơ thể con cần. Nó rất dồi dào canxi, DHA, có lợi cho sự phát triển trí não và chiều cao của bé.
Đôi khi chế độ ăn bổ sung của trẻ không thể cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho bé. Nhất là với những bé biếng ăn, kén ăn thì việc cắt giảm sữa sớm sẽ khiến con bị thiếu hụt dinh dưỡng.
2. Bỉm
Bỉm là vật dụng ngốn khoản tiền đáng kể của các bậc phụ huynh. Nhiều người nghĩ, bỉm không phải là vật dụng bắt buộc mà bé phải có, vì họ hoàn toàn có thể xi tè con. Vì thế, nhiều gia đình do điều kiện kinh tế đã bỏ bỉm của bé từ rất sớm, dành kinh phí cho các nhu cầu khác cấp bách và cần thiết hơn.
Nhưng theo tiến sĩ, bác sĩ Tiết niệu Trẻ em Steve Hodges (Hoa Kỳ), trong các nghiên cứu của ông cho thấy, trẻ được tập xi tè trước khi lên 2 sẽ có khả năng tè dầm (vào ban ngày) cao gấp 3 lần trẻ được tập xi tè trong độ tuổi từ 2 đến 3. Thậm chí, theo ông, theo các kết quả X-quang được thực hiện tại Bệnh viện Wake Foreset, 90% trẻđược tập ngồi bô sớm có vấn đề về táo bón. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, việc xi tè còn làm ảnh hưởng xấu đến cột sống bé.
Theo các bác sĩ nhi khoa, bố mẹ hoàn toànkhông cầnphải xi tè cho con khi conchưa được 3 tuổi . Lý do là bởi dưới độ tuổi này, bàng quang của bé vẫn đang phát triển để hoàn chỉnh. Bàng quang trẻ sẽ phát triển khỏe và nhanh khi được tích đầy nước tiểu rồi xả rỗng một cách tự do, tức là để bé tè theo nhu cầu. Còn việc tập xi tè cho bé sẽ ngăn bàng quang đầy-rỗng tự nhiên, không tốt cho sự phát triển của trẻ.
Theo ông, độ tuổi tốt nhất để tập đi vệ sinh cho trẻ chính là khoảng từ 3 tuổi . Lúc này, trẻ đã có nhận thức, biết nói những điều mình cần, biết gọi bố mẹ khi có vấn đề. Bạn đã có thể tập cho con gọi người lớn khi bản thân bé cảm thấy mình có nhu cầu tiểu tiện, đại tiện.
3. Đồ chơi
Đồ chơi sẽ chuyển dời sự hứng thú của con khỏi các thiết bị điện tử! (Ảnh minh họa)
Đứa trẻ nào cũng thích đồ chơi cả. Chúng càng không thể ngồi yên một chỗ mà không có gì đó để nghịch và tìm hiểu. Nếu cha mẹ tiết kiệm tiền, không mua đồ chơi cho con thì tất yếu sẽ xảy ra tình trạng bé nhằng nhẵng theo người lớn đòi xem tivi, điện thoại.
Chính vì thế cha mẹ đừng quá tiết kiệm trong khoản mua đồ chơi cho con nhé. Các loại đồ chơi vận động sẽ giúp con rèn luyện sức khỏe, tăng cường sự linh hoạt của các cơ quan vận động. Những món đồ chơi mang tính "học mà chơi, chơi mà học" thì giúp con rèn luyện trí óc và các kỹ năng học tập. Một lợi ích thiết thực không thể bỏ qua nữa là, đồ chơi chắc chắn còn chuyển dời sự hứng thú của con khỏi các thiết bị điện tử!
4. Xe đẩy
Khi trẻ mới biết đi, bé không thể đi bộ được lâu vì dễ mỏi chân. Thời điểm cha mẹ đưa con ra ngoài chơi mà bé đòi bế, chắc hẳn bạn cũng mệt mỏi, không thể bế bé khư khư trên tay thời gian dài. Trong tình huống đó, bạn càng không thể bắt con tiếp tục cố gắng đi bộ. Vì sức lực của trẻ còn yếu ớt, hệ xương vẫn non nớt nên việc đi bộ lâu gây ảnh hưởng không tốt cho bé.
Lúc này, xe đẩy chính là công cục đắc lực cứu cánh bạn khỏi mệt nhọc và con được thoải mái, vui vẻ. Do đó, cha mẹ chớ nên loại bỏ sớm xe đẩy ra khỏi danh sách đồ dùng của con nhé!
Nhấn giữ một lúc rồi đọc kết quả - cách sử dụng nhiệt kế đo trán sai cách mà hầu hết các mẹ đang áp dụng Để nhiệt kế hồng ngoại cách trán vài centimet, bấm nút điều khiển rồi giữ yên trong vài giây, sau đó đọc kết quả nhiệt độ hiển thị trên màn hình, hầu như mẹ nào cũng làm thế này nhưng bác sĩ nhi cho biết, đây là cách đo nhiệt độ sai. Các mẹ đã và đang nuôi con nhỏ chắc hẳn chẳng...