Cách Đức đón đầu ’sóng thần’ Covid-19

Theo dõi VGT trên

Các bang của Đức được ví như thành trì trong cuộc chiến chống Covid-19, khi chuẩn bị tốt các biện pháp ứng phó từ khi tình hình chưa nghiêm trọng.

Đức là vùng dịch lớn thứ 7 thế giới với hơn 169.000 ca nhiễm nCoV, nhưng số người t.ử v.ong chỉ ở mức hơn 7.300, thấp hơn nhiều so các vùng dịch khác trên thế giới. Số ca nhiễm mới hàng ngày cũng đã giảm từ đầu tháng 4.

Đây được coi là một thành công đáng ngưỡng mộ của Đức, dù nước này áp đặt các lệnh hạn chế nhẹ nhàng nhất ở châu Âu, cho phép hầu hết nhà máy và văn phòng mở cửa trong suốt 5 tuần đóng cửa trường học, nhà hàng và cửa hàng không thiết yếu.

Cách Đức đón đầu sóng thần Covid-19 - Hình 1

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại Berlin hồi tháng 4. Ảnh:AFP.

Những người nhiễm nCoV đầu tiên ở Đức là các thanh niên bị lây trong kỳ nghỉ trượt tuyết ở Italy và Áo. Hiện giờ, độ t.uổi trung bình của người nhiễm nCoV ở Đức là 50, tăng từ mức 40 trong những tuần đầu của dịch, nhưng thấp hơn nhiều so với độ t.uổi bệnh nhân trung bình 62 ở Italy và Pháp. Các bác sĩ cho rằng đây là một trong những yếu tố then chốt khiến tỷ lệ t.ử v.ong ở Đức thấp.

Đức cũng có mạng lưới dày đặc các bệnh viện và phòng thí nghiệm lâm sàng. Họ có khoảng 34 giường chăm sóc tích cực trên 100.000 dân, gấp đôi so với Pháp và gấp ba lần so với Anh và Italy. Do đó, không chỉ đủ sức điều trị cho các bệnh nhân trong nước, Đức còn tiếp nhận khoảng 200 người nhiễm nCoV từ các quốc gia láng giềng, dù hệ thống y tế nước này tốn thêm khoảng 20 triệu EUR (21,7 triệu USD).

Đức đã tiến hành hơn hai triệu xét nghiệm, tỷ lệ xét nghiệm trên dân số gần gấp đôi so với Mỹ. Chính phủ đang đẩy mạnh tăng lượt xét nghiệm từ gần 900.000 lên 4,5 triệu mỗi tuần bằng cách huy động cả phòng thí nghiệm thú y.

Với hệ thống chính trị liên bang, các bang ở Đức có nhiều quyền hạn tự thiết kế các biện pháp kiềm chế dịch, trong khi chính phủ trung ương đóng vai trò điều phối. Bang Baden-Wrttemberg ở miền nam nước Đức là một ví dụ điển hình về cách chính quyền địa phương Đức ngăn chặn Covid-19.

Khu vực giàu có này là nơi một số hãng xe hơi nổi tiếng cũng như hàng nghìn công ty kỹ thuật đặt trụ sở. Họ là một trong những nơi bị dịch tấn công sớm nhất và vẫn là bang có tỷ lệ người nhiễm trên đầu người lớn nhất. Tuy nhiên, bang này, được điều hành bởi một liên minh giữa đảng Xanh và đảng Liên minh Dân chủ Cơ Đốc giáo của bà Merkel, đã tiến hành một trong những chiến dịch chống nCoV mạnh mẽ và thành công nhất.

“Chúng tôi đã có chiến lược ngăn chặn sớm và nhất quán”, Manfred Lucha, quan chức y tế bang nói. “Chúng tôi thấy sóng thần đang lao về phía mình, nên đã thiết lập cơ sở điều trị, tăng cường năng lực chăm sóc và chẩn đoán ngay cả trước khi nó ập đến”.

Video đang HOT

Chính quyền bang nhanh chóng thiết lập 160 phòng khám đặc biệt chuyên điều trị người nhiễm nCoV, để tách biệt với hệ thống bệnh viện thông thường nhằm ngăn lây nhiễm chéo. Với sự hỗ trợ từ chính quyền bang, các phòng khám địa phương đã tự phát triển kit xét nghiệm có thể nhanh chóng được sản xuất hàng loạt.

Bang 11 triệu dân này ban đầu chỉ có 560 người được giao nhiệm vụ truy vết tiếp xúc của người nhiễm nCoV, nhưng con số này nhanh chóng lên hơn 3.000. Một hãng sản xuất xe hơi cao cấp đã sử dụng mối quan hệ tại Trung Quốc để giúp bang tiến tới thỏa thuận mua sắm với các nhà sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ ở đó.

Chính quyền bang cũng giúp hai bệnh viện thuộc trường đại học lớn nhất ở Ulm và Tbingen thực hiện chiến lược “xét nghiệm và điều trị”: xét nghiệm đại trà nhóm có nguy cơ cao như người già và điều trị ngay lập tức cho người nhiễm trước khi họ có triệu chứng nghiêm trọng. Do đó, số lượng người nhập viện đã giảm và bang Baden-Wrttemberg có nhiều máy thở không cần sử dụng nhiều hơn Tây Ban Nha và Italy.

Boris Palmer, thị trưởng của Tbingen, nơi có dân số 90.000 người, đảm bảo tất cả 15.000 cư dân trên 65 t.uổi được nhận khẩu trang. Ông cũng yêu cầu xét nghiệm tất cả nhân viên và người cao t.uổi sống tại các viện dưỡng lão.

Lúc dịch mới bùng phát, khi các quốc gia như Anh chật vật mua kit xét nghiệm, Palmer đã tổ chức xét nghiệm trên xe y tế tại quảng trường thành phố. Các đảng đã phối hợp với nhau để nhanh chóng huy động ngân sách cho xét nghiệm, Palmer nói.

Trường học ở Baden-Wrttemberg dần hoạt động trở lại từ ngày 4/5, sau gần hai tháng đóng cửa. Tại làng Markdorf, hiệu trưởng trường tiểu học Leimbach Peggy Mller đảm bảo tuân thủ tất cả chỉ dẫn phòng dịch của bang.

245 học sinh của trường sẽ được phân các ca học vào thời điểm khác nhau và sử dụng lối vào riêng. Giờ nghỉ giải lao cũng được bố trí chéo nhau và học sinh bị hạn chế ra sân chơi. Trong lớp, học sinh phải ngồi cách nhau hai mét.

“Tay nắm cửa, tay vịn, bồn cầu và công tắc đèn được khử trùng thường xuyên”, bà nói. “Chúng tôi đã đặt hàng thêm xà phòng và khăn giấy. Giáo viên, trợ giảng, tất cả mọi người đều sẵn sàng hỗ trợ phòng dịch”.

Chạy đua chi tiêu quân sự: Mỹ vượt mặt Trung Quốc, Đức chịu sức ép lớn

Ngày càng có nhiều t.iền bạc được đầu tư vào lĩnh vực quân sự trên thế giới, trong đó Mỹ và Trung Quốc vẫn là các nước dẫn đầu.

Tuy nhiên không có quốc gia nào tăng chi tiêu quốc phòng nhiều như Đức. Chi tiêu quân sự trên toàn cầu đã đạt 1,9 nghìn tỷ USD (tương đương 1,7 nghìn tỷ euro) trong năm 2019, đ.ánh dấu mức chi hàng năm cao nhất kể từ năm 1988. So với năm 2018, mức chi tiêu này tăng 3,6 %, là tỉ lệ tăng lớn nhất kể từ năm 2010, theo số liệu mới nhất từ Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế (SIPRI). AFP dẫn lời Nan Tian, nhà nghiên cứu của SIPRI, nhận xét: "Chi tiêu quân sự đã đạt đến đỉnh cao nhất kể từ khi kết thúc chiến tranh Lạnh".

Chạy đua chi tiêu quân sự: Mỹ vượt mặt Trung Quốc, Đức chịu sức ép lớn - Hình 1
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ nhận nhiên liệu từ tàu tiếp dầu USNS Guadalupe ở Thái Bình Dương ngày 27/3. Ảnh: US Navy.

Đức chịu sức ép lớn

Tại Đức, chi tiêu quân sự tăng 10% lên đến 49,3 tỷ USD - mức tăng ngân sách quốc phòng lớn nhất trong số 15 quốc gia đứng đầu về chi tiêu trong lĩnh vực này.

Chuyên gia Max Mutschler thuộc Trung tâm chuyển đổi quốc tế Bonn (BICC) - một tổ chức nghiên cứu hòa bình và xung đột cho biết: "Đức đã chịu sức ép phải tăng kinh phí quốc phòng kể từ trước thời chính quyền Tổng thống Trump. Tác động của sức ép này ngày càng trở nên rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận rằng, mức chi tiêu của nước này vẫn chưa đạt tới 2% GDP". Năm 2019, chi tiêu quân sự của Đức lên tới 1,38% GDP.

Trước đó vào năm 2014, tại một Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Wales, các nước thành viên nhất trí dành 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng trong thập kỷ tới.

Chưa tính đến các cam kết đối với NATO, nhà nghiên cứu của SIPPRI Diego Lopes da Silva cho rằng, quyết định tăng chi tiêu quốc phòng của Đức một phần là do tình hình địa chính trị ở châu Âu và một lý do khác là bởi "Nga một lần nữa được coi là mối đe dọa ngày càng gia tăng". Năm 2019, Moscow đã dành gần 4% GDP cho chi tiêu quân sự, lên tới 65,1 tỷ USD.

Theo chuyên gia Silva, không chỉ riêng Đức mà nhiều quốc gia khác trong NATO đang theo dõi sự phát triển của Nga với con mắt cảnh giác.

Trong số 15 quốc gia trên thế giới có ngân sách quốc phòng cao nhất, thì có 6 nước là thành viên của NATO, bao gồm Canada, Pháp, Đức Italy, Anh và Mỹ. Chi tiêu quân sự của những nước này gộp lại chiếm 1 nửa tổng chi tiêu quân sự của thế giới.

Năm 2019, tổng chi tiêu quân sự của 29 nước thành viên trong NATO vào khoảng 1,04 nghìn tỷ USD - nhưng con số này không gây bất ngờ đối với chuyên gia Max Mutschler.

"Chi tiêu quân sự được dựa trên những tình huống xấu nhất", ông Mutschler cho biết, đồng thời giải thích thêm, trong khi công chúng nhận thấy xung đột kinh tế giữa các quốc gia vẫn luôn ở phía trước thì nguy cơ xung đột quân sự vẫn luôn hiện diện ở phía sau.

Chuyên gia Mutschler nói: "Liên quan đến căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, chúng tôi không biết liệu có xảy ra 1 cuộc xung đột vũ trang hay không. Vì vậy quân đội ở cả 2 nước đang chuẩn bị cho sự kiện này".

Mỹ vẫn đi trước Trung Quốc

Theo báo cáo của SIPPRI, năm 2019, Mỹ chịu tránh nhiệm gánh 38% chi tiêu quân sự toàn cầu, tương đương 732 tỷ USD. Chỉ riêng mức gia tăng ngân sách trong năm 2018 đã bằng tổng chi tiêu quân sự của Đức trong năm 2019.

Kinh phí nói trên được sử dụng cho nhiều mục đích, trong đó có việc trả lương cho khoảng 16.000 nhân viên quân sự bổ sung, cùng với hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân. Tuy vậy, các chuyên gia cũng coi sự gia tăng này là phản ứng đối với Trung Quốc - quốc gia đứng thứ 2 sau Mỹ khi nói đến chi tiêu quân sự.

Ngân sách dành cho quân sự của Bắc Kinh chiếm 14% chi tiêu quân sự toàn cầu trong năm 2019 và tăng hơn 5% so với năm 2018, lên đến 261 tỷ USD. Trung Quốc gia tăng chi tiêu quân sự đều đặn kể từ năm 1994 và ngân sách của nước này dành cho quân sự đã tăng 85% kể từ năm 2010. Song xét về tỷ lệ phần trăm theo GDP, khoản chi này vẫn không có sự thay đổi đáng kể và hầu như luôn ở mức 1,9%.

Ấn Độ vượt Saudi Arabia

Tại châu Á, bên cạnh Trung Quốc, mức chi tiêu quân sự của Ấn Độ cũng gia tăng đáng kể vào năm 2019, tăng khoảng 7% lên đến 71,1 tỷ USD. "Căng thẳng và cạnh tranh với cả Pakistan và Trung Quốc là một trong những lý do chính khiến chính phủ Ấn Độ tăng chi tiêu quân sự mạnh mẽ", nhà nghiên cứu SIPRI Siemon Wezeman cho hay.

Về phần mình, Saudi Arabia vượt xa các nước Trung Đông khác chi dành 61,9 tỷ USD trong năm 2019, mặc dù con số này giảm 16% so với năm 2018. Con số này là khá ngạc nhiên, theo báo cáo của SIPRI, khi xem xét các hoạt động quân sự của Saudi Arabia tại Yemen và căng thẳng gia tăng giữa nước này với Iran.

Các nền kinh tế mới nổi chi tiêu ít hơn cho quân sự

Chi tiêu quân sự ở các quốc gia khác, đặc biệt là những nền kinh tế mới nổi khá mờ nhạt khi so sánh với các nước trop top đầu. Các nước Nam Mỹ chỉ chi tiêu 53 tỷ USD trong năm 2019, riêng Brazil đã chiếm 1 nửa con số này.

Các quốc gia Đông Nam Á chi tiêu tổng cộng khoảng 41 tỷ USD cho quân sự và toàn bộ lục địa châu Phi chi 42 tỷ USD. Tuy nhiên, mức chi tiêu có nhiều biến động phụ thuộc vào tình hình của mỗi nước. Chẳng hạn Uganda tăng ngân sách quốc phòng lên 52% trong khi Burkina Faso giảm 22%. Báo cáo của SIPRI cho rằng sở dĩ có sự khác biệt này là bởi tình hình địa chính trị hiện tại ở khu vực châu Phi cận Sahara và việc liệu các quốc gia có trực tiếp can dự vào 1 cuộc xung đột quân sự hay không.

Nhà nghiên cứu Tian nhận xét, nhìn chung "chi tiêu quân sự có tăng tốc trong những năm gần đây", nhưng xu hướng này có thể bị đảo ngược do hậu quả của đại dịch Covid-19 và nguy cơ suy thoái kinh tế. Theo ông, khi thế giới đứng trước nguy cơ suy thoái toàn cầu, chính phủ các nước sẽ phải cân nhắc về chi tiêu quân sự so với các lĩnh vực khác như y tế và giáo dục. "Khả năng cao điều này sẽ thực sự tác động tới chi tiêu quân sự", ông Tian nói./.

Hồng Anh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Canada hạn chế sinh viên và người lao động nước ngoài
08:47:00 19/09/2024
Đơn vị chiến tranh mạng tối mật của Israel
14:28:41 19/09/2024
Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp ở Campuchia
20:19:18 18/09/2024
Máy bay quay đầu vì gặp sự cố áp suất khiến hành khách đau tai
08:36:08 19/09/2024
Le Figaro: Phương Tây đang xem xét lại lập trường về xung đột Ukraine
21:01:54 18/09/2024
Lý do thành viên Hezbollah đồng loạt đổi sang dùng máy nhắn tin
10:48:05 18/09/2024
Quốc hội Pháp chấp nhận khởi động thủ tục luận tội Tổng thống
10:59:49 19/09/2024
Mỹ điều thêm quân tới đảo Alaska cách Nga chưa đầy 500 km
19:40:52 19/09/2024

Tin đang nóng

Nóng: Á hậu Vbiz nghi bể nợ đến nỗi "mất tích" và bán tháo cả kênh cá nhân
07:18:38 20/09/2024
Lý do Anh Đức không thực hiện 1 nghi thức trong hôn lễ với vợ kém 12 t.uổi
06:42:05 20/09/2024
Một nữ danh ca U70 nói thẳng về giới nghệ sĩ và cách đối xử với nhau
06:27:30 20/09/2024
Chồng cầu xin tôi nhận "con rơi" sau khi anh ấy qua đời
08:54:18 20/09/2024
Tôi bất lực nhìn chồng chiếm lấy căn nhà cho nhân tình, mẹ chồng lại bước ra trước tòa nói một điều khiến ai nấy kinh ngạc
07:11:17 20/09/2024
Lòng tôi như lửa đốt khi vừa nghe tin tôi mang thai thì mẹ người yêu nhất quyết đòi gặp mặt, đến nơi thái độ của bà khiến tôi choáng váng
07:37:11 20/09/2024
Nam diễn viên Việt b.ị c.hê xấu thẳng mặt
06:35:56 20/09/2024
Bộ phim thống trị tuyệt đối màn ảnh Hàn, "bạn trai quốc dân" hot nhất hiện tại đóng chính
07:51:28 20/09/2024

Tin mới nhất

Biến đổi khí hậu: Cảnh báo cuộc sống tại các thành phố lớn sẽ trở nên không thể chịu nổi

09:02:24 20/09/2024
Các nhà nghiên cứu thấy rằng tác động đối với các thành phố này và 2,1 tỷ dân sống ở đó sẽ khủng khiếp so với kịch bản khi Trái Đất ấm lên ở mức giới hạn 1,5 độ C.

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

08:59:57 20/09/2024
Dữ liệu từ cơ quan trên cho thấy, tính từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và t.ử v.ong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bạo loạn tại vùng lãnh thổ Pháp ở Caribe

08:48:56 20/09/2024
Một nghiên cứu của Viện thống kê quốc gia (INSEE) năm 2022 cho thấy giá thực phẩm ở Martinique cao hơn tới 40% so với lục địa Pháp.

Trung Quốc lần đầu lên tiếng sau loạt vụ nổ máy nhắn tin, bộ đàm ở Liban

08:45:11 20/09/2024
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm cho biết Trung Quốc hết sức chú ý đến các sự việc liên quan, phản đối mọi hành vi xâm phạm chủ quyền và an ninh của Liban.

Xuất hiện thông tin về đề xuất ngừng b.ắn mới của Israel

08:38:37 20/09/2024
Trong khi đó, kênh truyền hình Al Mayadeen của Liban dẫn lời một quan chức cấp cao của Hamas nói rằng phong trào này chưa nhận được đề xuất thỏa thuận mới.

Bão Pulasan đổ bộ vào Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc

06:05:26 20/09/2024
Dự báo, bão Pulasan sẽ đi vào Vịnh Hàng Châu và đổ bộ lần thứ hai dọc theo vùng ven biển giữa Bình Hồ của Chiết Giang và khu vực Phố Đông của Thượng Hải. Cường độ của bão được cho là có thể suy yếu dần khi đi vào đất liền.

Mỹ dần thay đổi lập trường về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine

06:04:01 20/09/2024
Sự thay đổi này xuất phát từ thực tế rằng cuộc phản công của Ukraine trong mùa Hè năm 2023 không mang lại kết quả như phương Tây kỳ vọng.

Nghĩa tình của người Việt tại Hong Kong và Macau (Trung Quốc) gửi về đồng bào vùng lũ

20:04:33 19/09/2024
Mặc dù sống xa Tổ quốc, bà con người Việt tại Hong Kong và Macau luôn phát huy tinh thần yêu nước, giữ gìn truyền thống văn hóa và hướng về cội nguồn, có nhiều đóng góp xây dựng quê hương và đất nước.

Thủ tướng Liban tuyên bố đất nước đang trong trạng thái chiến tranh

20:01:51 19/09/2024
"Liban đang trong trạng thái chiến tranh với Israel. Cuộc chiến này bắt đầu cách đây khoảng 11 tháng và đang ảnh hưởng đến người dân của chúng tôi ở phía nam, nơi nhà cửa của họ đang bị phá hủy", ông Mikati nhấn mạnh.

Dịch cúm mùa lan rộng tại Nga

19:59:02 19/09/2024
Đây là loại virus thường gây bệnh cảm lạnh thông thường và viêm đường hô hấp trên, trong điều kiện thích hợp virus Rhino có thể phát triển mạnh, gây bệnh viêm phổi.

Bốn địa phương trồng ngũ cốc của Nga ban bố tình trạng khẩn cấp do mưa lớn

19:56:39 19/09/2024
Như vậy, đây là địa phương sản xuất ngũ cốc thứ 4 của Nga ban bố tình trạng khẩn cấp do mưa lũ, sau các tỉnh Tomsk, Novosibirsk và Kemerovo.

Người Việt chung tay cứu trợ lũ lụt tại CH Séc

19:54:22 19/09/2024
Đoàn công tác đã đến 3 vùng bị thiệt hại nặng trong trận lũ vừa qua của CH Séc gồm Opava, Krnov và Jesenik, đều là những địa phương có người Việt sinh sống.

Có thể bạn quan tâm

Bác dâu đưa 2 triệu/tháng để con gái ở nhờ nhưng lại muốn mẹ tôi phải mua sơn hào hải vị phục vụ "công chúa" nhà mình

Góc tâm tình

09:56:27 20/09/2024
Tôi vừa mang tiếng mất dạy vì mời bác dâu đón con gái về mà tự chăm. Tôi vẫn biết mối quan hệ với nhà chồng luôn là mối quan hệ cực kỳ nhạy cảm và kể cả khi người ta đã đi làm dâu đến vài chục năm rồi.

Sự khác biệt giữa cấp ẩm và khóa ẩm trong quy trình chăm sóc da

Làm đẹp

09:56:06 20/09/2024
Những sản phẩm cung cấp nước cho da được gọi là cấp ẩm, trong khi khóa ẩm dùng để chỉ những sản phẩm có tác dụng tạo thành lớp màng chắn bảo vệ và giữ ẩm cho da để độ ẩm trên da không bị mất đi.

Điểm du lịch đông khách nhất thế giới đẹp như cổ tích, từng đón 10.000 du khách mỗi ngày

Du lịch

09:53:40 20/09/2024
Áo đã được mệnh danh là điểm đến du lịch đông đúc nhất thế giới sau khi có thông tin cho biết nước này chào đón gần bốn khách du lịch cho mỗi cư dân.

Bà Nhân Vlog ngồi ăn uống nhồm nhoàm quảng cáo bán hàng giữa điểm làm từ thiện bị chỉ trích dữ dội

Netizen

09:46:29 20/09/2024
Thời gian vừa qua, xung quanh câu chuyện đi từ thiện hỗ trợ bà con miền Bắc bị lũ lụt có rất nhiều nhân vật và tình huống tréo ngoe, nhận về ý kiến trái chiều.

Song Hye Kyo, Đường Yên đụng độ concept, điểm nhấn ở cách phối cực kỳ tôn dáng

Phong cách sao

09:24:46 20/09/2024
Đường Yên cũng là một trong những gương mặt được cho là ấn tượng tại thảm đỏ lần này. Đụng chung concept với đàn chị trong thiết kế ôm sát. Tông xám cực kỳ tôn da với điểm nhấn là bộ đôi trang sức ánh bạc đắt giá.

Váy midi và bốt, nét duyên dáng từ phong cách đường phố mùa thu

Thời trang

09:21:45 20/09/2024
Dù theo đuổi phong cách cá tính, phóng khoáng hay nhẹ nhàng, đáng yêu bạn đều có thể áp dụng cặp đôi này bằng cách sử dụng linh hoạt chân váy midi (dài ngang bắp chân) phối cùng bốt lửng hoặc bốt cổ cao sành điệu.

Không chỉ Kỳ Duyên mà Hoàng Thùy, Ngọc Châu, Bùi Quỳnh Hoa... cũng chưa tốt nghiệp Đại học

Sao việt

09:09:06 20/09/2024
Vượt qua nhiều cô gái để đăng quang ở một cuộc thi nhan sắc, Hoa - Á hậu trong mắt công chúng là người tài sắc vẹn toàn.Vì vậy học vấn của các nàng hậu luôn là điều được công chúng quan tâm.

Sao Kpop 20/9: Jennie nói về bê bối hút thuốc, Kim Tae Hee 'trốn con' hẹn hò

Sao châu á

09:05:16 20/09/2024
Jennie nhận nhiều chỉ trích khi lên tiếng về bê bối hút thuốc, Kim Tae Hee và Bi Rain tận hưởng khoảng thời gian hẹn hò ngọt ngào.

Mê đắm trước vẻ đẹp của hot girl Đà Nẵng từng mắc bệnh tự kỷ

Người đẹp

08:49:41 20/09/2024
Tuy từng mắc bệnh tự kỷ nhưng hot girl Nguyễn Thị Vân Anh đã vượt qua chính mình để trở thành Tiktoker nổi tiếng. Nguyễn Thị Vân Anh còn được biết đến với biệt danh Pinky.

Công chúa YG nghĩ gì về khoảnh khắc l.ột á.o "cuốn phăng" hình tượng ngoan hiền, theo đuổi phong cách hở bạo?

Nhạc quốc tế

08:44:35 20/09/2024
Jennie có khoảnh khắc để đời khi lột phăng chiếc áo sơ mi, chỉ mặc độc chiếc váy ống khoe trọn vòng 1 quyến rũ trên sân khấu SOLO thuộc show diễn In Your Area Hong Kong năm 2019.

Rào cản của văn hoá fandom Việt, đu idol quốc nội hoá ra lại khó!

Nhạc việt

08:36:48 20/09/2024
Các anh trai trở thành chủ đề nóng nhất trên các diễn đàn âm nhạc, khiến cục diện đi đu idol của các FC Việt thay đổi.