Cách đơn giản loại bỏ độc tố trong khoai
Để tránh ngộ độc từ mầm mọc ở củ khoai tây, bạn nên cắt bỏ phần xung quanh mầm khoai. Khoai mì (sắn) nên ngâm vào nước muối một đêm trước khi chế biến.
Các loại khoai như khoai tây, sắn, khoai lang… thường được dùng nhiều nhưng nếu không biết cách sơ chế sẽ để lại nhiều độc tố có hại cho cơ thể. Dưới đây là những chia sẻ của đầu bếp Võ Quốc về cách giúp loại bỏ độc tố trong khoai khi chế biến.
Những củ khoai tây mọc mầm có độc tố sôlamin rất có hại cho cơ thể. Ảnh: K.H.
Khoai tây mọc mầm
Cẩn thận khi chọn, tránh những củ đã mọc mầm vì quanh những mầm này có chứa chất độc sôlamin, có thể gây đau bụng, tiêu chảy, táo bón… Dùng dao khoét thật sâu và bỏ hẳn phần quanh mầm này. Để hạn chế việc mọc mầm, khoai mua về không nên để bên ngoài nơi có không khí ẩm mà nên trữ trong ngăn mát tủ lạnh.
Khoai mì
Video đang HOT
Chất độc tập trung ở phần vỏ dày hai đầu khoai mì. Do đó, khi sơ chế, cần cắt sâu vào hai đầu để nhựa chảy ra và loại bỏ chất độc. Trước khi chế biến, nên ngâm khoai trong nước có pha tý muối khoảng một đêm, tuyệt đối không ăn sống và nếu khi ăn thấy có phần đắng nên bỏ ngay vì đó là nơi tập trung chất độc.
Khoai hỏng
Khoai môn, khoai lang dễ bị sùng. Những củ khoai hư này thường có mùi hăng đặc trưng mà nếu bẻ ra có thể ngửi được. Nên bỏ đi, không nên tiếc, hoặc vạt bỏ phần sùng. Khi chọn, chú ý nhìn kỹ vỏ khoai vì khoai sùng sẽ biểu hiện qua bên ngoài với những lỗ sâu đục li ti, sờ mạnh vào thấy chai và cứng.
Theo VNE
Giảm vị mặn cho canh, cá kho
Một vài lát khoai tây, nước chanh tươi hay mật ong nguyên chất... giúp bạn giảm vị mặn cho món ăn.
Trong quá trình ướp nguyên liệu hay chế biến, bạn lỡ tay nêm quá nhiều gia vị khiến món ăn bị mặn. Làm giảm vị mặn cho món ăn thật không dễ khi bạn không biết cách phải làm như thế nào.
Dưới đây là một vài cách đơn giản mà đầu bếp Thanh Nga (TP HCM) chia sẻ với bạn.
Với món kho:
- Nếu lỡ tay kho thịt hay cá quá mặn, bạn chỉ cần cho vào nồi một ít nước chanh tươi, vị chua của chanh sẽ giúp trung hòa vị mặn món ăn. Đường với giấm cũng rất có ích trong trường hợp này. Chỉ cần một ít vị ngọt của đường, hay vị chua của giấm sẽ giúp bạn cứu nguy cho món ăn của mình.
Sử dụng đường, nước chanh tươi, giấm... chữa mặn cho các món kho. Ảnh: N.S.
- Những món kho nhiều nước, bạn có thể cho thêm nước như là một cách chữa cháy hiệu quả. Nếu trong bếp có sẵn mật ong, hãy cho vào món kho một ít mật ong sẽ hết mặn và đậm đà hơn.
- Quả cà chua cũng rất có ích trong trường hợp này. Cho vào thức ăn bị mặn một ít cà chua thái lát, vị chua tự nhiên trong cà chua giúp giảm độ mặn và làm món ăn ngon miệng hơn.
Canh, soup bị mặn:
- Khoai tây tươi là cách tốt nhất trong trường hợp này. Gọt sạch củ khoai tây, thái thành từng lát mỏng cho vào nồi canh hoặc soup, khoai tây sẽ giúp trung hòa vị mặn. Khi nào dọn thức ăn lên bàn, bạn mới vớt khoai tây ra.
Khoai tây tươi là cách hiệu quả nhất giúp bạn cứu nồi canh bị mặn. Ảnh: K.H.
- Nếu không có khoai tây, bạn có thể sử dụng lòng trắng trứng. Cho lòng trắng trứng vào nồi canh hoặc soup đang nấu, đun sôi lên rồi vớt bỏ lòng trắng trứng.
- Cho thêm đường hoặc nước. Vị ngọt của đường hoặc cho thêm nhiều nước sẽ giúp giảm vị mặn trong món ăn. Ngoài ra, cơm hay gạo cũng là một mẹo hay cho bạn. Cho cơm hoặc gạo vào một túi lưới, buộc chặt lại thả vào nồi canh, cách này sẽ giúp hút bớt thành phần muối có trong món ăn.
Theo VNE
Bí quyết luộc gà, rán cá Cho sữa bò vào cá đông lạnh khi nấu, không vớt gà ra liền khi vừa tắt bếp... là những bí quyết rất hữu ích cho bạn trong việc làm bếp. Những thực phẩm như cá, bò, gà luôn xuất hiện thường xuyên trong bữa ăn chúng ta. Dưới đây là các bí quyết hữu ích mà đầu bếp Hải Long chia sẻ...