Cách đơn giản đánh bay nám do ánh mặt trời
Bạn bị nám da do đi nắng nhiều? Bạn bị nám sau một thời gian để mặc làn da tiếp xúc với ánh nắng mà không bảo vệ? Bạn bị nám do tắm nắng không đúng cách?
Vậy bạn có biết tại sao ánh nắng lại khiến bạn bị nám và làm thể nào để cái thiện tình trạng nám da của bạn? Rất nhiều chị em sau một thời gian đi nắng thì trên da xuất hiện nám, sạm, tàn nhang. Hầu hết mọi người đều cho rằng ánh nắng mặt trời là nguyên nhân khiến họ bị nám nhưng lại không biết tại sao lại như vậy?
Bài viết này sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc của mình và có những sự thấu hiểu sâu hơn trong vấn đề, biết cách phòng chống cũng như đánh bay nám da do ánh nắng mặt trời đúng cách.
1. Những yếu tố có trong ánh nắng mặt trời khiến làn da bạn bị nám
Theo các chuyên gia nghiên cứu, trong ánh nắng mặt trời có chứa 3 loại tia là: UVA, UVB, UVC. Trong đó, tia UVA gần với vùng ánh sáng nhìn thấy, chúng có khả năng xuyên qua tầng ozone, xuyên qua mây, xuyên qua cửa kính và cả tường nhà. Loại tia này hoạt động trong cả bóng râm, là nguyên nhân gây nám da ngầm cho tất cả phụ nữ.
Tia UVB gần tia UVA hơn, nhưng chúng bị chặn lại bởi mây sau khi qua được tầng ozone. Loại tia này có nặng lượng rất mạnh, chúng là nguyên nhân gây nám, cháy da, ung thư da.
Tia UVC có năng lượng cực mạnh, nếu dể da tiếp xúc với loại tia này có thể khiến da bị ung thư cao nhất. Tuy nhiên, loại tia này bị chặn lại bởi tầng ozone và các đám mây nêu chúng không có cơ hội gây ảnh hưởng đến làn da của bạn.
Tia UVA, UVB trong ánh nắng mặt trời là nguyên nhân khiến nám da xuất hiện. Trong đó tia UVA là kẻ gây hại thầm nặng, có thể khiến chúng ta bị nám da ngay khi ở trong nhà mà không hề hay biết.
2. Nguyên nhân gây nên tình trạng nám da do cháy nắng
Khi chúng ta không bảo vệ làn da, để da trực tiếp tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì các loại tia UVA, UVB có trong ánh nắng mặt trời sẽ xâm hại đến làn da. Chúng khiến cơ thể phải ngay lập tức kích hoạt chế độ sản sinh hắc sắc tố melanin để bảo vệ.
Video đang HOT
Sắc tố melanin tồn tại dưới đáy hạ bì, có chức năng bảo vệ da khỏi các tác động nguy hại của tia tử ngoại, tia cực tím. Nhưng đáng buồn, cơ thể chúng ta không biết lượng melanin sản sinh bao nhiêu là đủ, vì thế, sau mỗi lần kích hoạt sản sinh, đều xuất hiện một lượng melanin dư thừa, chúng tích tụ tại các tầng của tế bào như: thượng bì, trung bì, hạ bì gây nám da, tàn nhang, sạm… với những biểu hiện là chấm nâu đậm, vàng đậm trên da mặt khiến các chị em mất tự tin.
3. Những ai dễ bị nám da do ánh nắng mặt trời
Những người bị nám do ánh nắng mặt trời hầu hết là những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ da đúng cách. Cụ thể, họ bao gồm:
Những người sinh sống ở vùng khí hậu nhiệt đới, cận xích đạo như Việt Nam, hay các nước Đông Nam Á. Bởi những nơi đây mỗi năm phải tiếp nhận một lượng ánh nắng mặt trời rất lớn.Những người thường xuyên hoạt động ngoài trời: làm việc ngoài trời, đi biển, bán hàng ngoài trời…
Hay cũng có thể là những đối tượng được dường như không mấy liên quan đến ánh nắng mặt trời như: nhân viên văn phòng, công nhân trong nhà máy, giáo viên…
4. Những cách đánh bay nám da mặt do ánh nắng mặt trời
Để đánh bay nám da mặt do ánh nắng mặt trời chúng ta cần:
Phòng là cách hạn chế các tác động của ánh nắng mặt trời đến làn da bao gồm: kem chống nắng, các dụng cụ bảo vệ để ngăn cản các tia cực tím chiếu thẳng vào làn da. Hay trồng nhiều cây xanh có khả năng giúp hút bớt ánh nắng mặt trời, tăng cường sức chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời bằng cách tăng cường sức khỏe cho làn: uống nhiều nước, ăn nhiều loại trái cây, rau xanh….Loại bỏ nám trên da bằng cách bổ can thận, tăng cường đào thải sắc tố melanin tích tụ trên các tầng của tế bào. Nhờ đó xóa bỏ biểu hiện nám trên da mặt, trả lại làn da trắng, sáng, mịn màng và đều màu.
5. Những điều chị em cần nhớ khi điều trị nám da do ánh nắng mặt trời
Phụ nữ ngoài 30 bị nám do ánh nắng mặt trời rất khó có thể loại bỏ. Bởi vì nám làn da của chị em ở thời điểm hiện tại đang bước vào giai đoạn lão hóa, do đó sức mạnh bảo vệ làn da, cơ chế đào thải melanin cũng hoạt động kém hơn. Hơn thế, một số chị em trước đó cũng đã bị nám sau sinh, nám di truyền. Để giảm nám được chị em cần phải kết hợp với nhiều biện pháp chăm sóc da.
Nám xuất hiện ở tầng thượng bì sẽ dễ trị hơn ở trung bì, hạ bì.Chị em cần kết hợp trị nám da với các biện pháp tăng cường sức khỏe làn da từ bên trong như: xây dựng chế độ ăn, uống, ngủ nghỉ hợp lý. Hạn chế sử dụng các chất kích thích, các loại thức ăn nhanh… stress, thức khuya… gây nám trên da.
Minh Tâm
Theo doisongvietnam.vn
Quá mệt mỏi khi tìm kem chống nắng tốt? Đôi ba tips từ bác sĩ da liễu sẽ giúp bạn tìm được "chân ái" cuộc đời
Giữa vô vàn những loại kem chống nắng trên thị trường, để tìm được loại phù hợp thì bạn sẽ cần lắm những bí kíp này.
Trên thị trường có rất nhiều loại kem chống nắng được quảng cáo tốt, nhưng đâu mới là sản phẩm phù hợp nhất với bản thân. Đôi ba tip đơn giản từ bác sĩ da liễu dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.
1. Quan tâm đến chỉ số SPF, PA
Như chúng ta đã biết, chỉ số SPF và PA chính là 2 chỉ số cơ bản phản ánh khả năng bảo vệ da trước tia UVB và UVA. 1 SPF tương đương khả năng bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UVB trong khoảng 10 phút. Các dấu " " sau PA tương ứng với thời gian ngăn chặn tác hại của tia UVA, một dấu tương ứng với khoảng 2 - 4 giờ.
Theo bác sĩ Adarsh Vijay Mudgil (New York), để sử dụng hàng ngày, bạn nên chọn những loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, và đừng quên bôi lại sau mỗi 2 tiếng. Còn trong trường hợp hoạt động ngoài trời/ đi bơi thì bạn có thể chọn những sản phẩm có độ SPF 50 hoặc 80 với thời gian bảo vệ da dài hơn.
Ngoài ra, bạn nên chọn những loại kem chống nắng có chỉ số PA trở lên. Trong trường hợp một số sản phẩm không ghi chỉ số PA thì bạn có thể tìm nhãn " Broad spectrum" hoặc "Full spectrum" có nghĩa là "Quang phổ rộng", có khả năng hạn chế tác hại của cả tia UVB và UVA.
2. Loại da của bạn là gì?
Theo bác sĩ da liễu nổi tiếng Joshua Zeichner: " Nếu bạn có làn da dầu, bạn nên chọn kem chống nắng có ghi "non-comedogenic" - tức là chúng sẽ không gây tắc nghẽn lỗ chân lông... Còn nếu bạn có da khô thì lên chọn những loại kem chống nắng có thành phần dưỡng ẩm".
Với những nàng có da nhạy cảm, bác sĩ Emily Smith (Khoa Y dược Đại học Missouri - Columbia) khuyên bạn nên chọn những loại kem chống nắng vật lý, kem chống nắng khoáng có chứa zinc oxide hoặc titanium dioxide vì khả năng bảo vệ tốt mà khá lành tính.
3. Chọn dạng xịt, kem hay bôi?
Thực tế những loại kem chống nắng trên đều không quá khác nhau. Theo bác sĩ Zeichner, bạn có thể chọn bất cứ sản phẩm nào chỉ cần lưu ý luôn thoa kem đều đặn và bôi đủ lượng kem cần thiết (khoảng 2mg/cm2 - bạn có thể tham khảo thêm về lượng kem chống nắng tại đây).
Tuy nhiên bác sĩ Mudgil cũng khuyên rằng khi bạn dùng xịt chống nắng cho mặt, bạn nên xịt kem ra lòng bàn tay rồi mới thoa đều lên mặt. Ngoài ra khi dùng xịt hay sáp chống nắng, bạn nên chú ý liều lượng để thoa đủ lượng cần thiết.
4. Đừng quên kiểm tra hạn sử dụng
Hạn sử dụng cũng là yếu tố quan trọng khi chọn kem chống nắng mà nhiều người thường bỏ qua. Nếu quá hạn thì kem sẽ không còn đảm bảo hiệu quả bảo vệ da như hứa hẹn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về hạn sử dụng của kem chống nắng tại đây.
Theo Trí thức trẻ
Kem chống nắng: những điều cần biết về sunscreen và sunblock Kem chống nắng sunblock thường dày hơn, che phủ lâu dài và bảo vệ tốt hơn, nhưng chất kem đặc khiến người bôi khó sử dụng và nhiều người không thích các mảng trắng của kem để lại khi bôi lên da. Ánh nắng mặt trời gây hại cho chúng ta như thế nào? Tác hại của ánh nắng mặt trời Trong những...