Cách đối phó nắng nóng kỷ lục để tránh cảm nắng
Chúng ta đang phải trải qua đợt nắng nóng cao độ khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước và rất dễ bị cảm nắng. Đặc biệt là đối với người già, trẻ em, những người lao động, luyện tập với cường độ cao hoặc bị “phơi nắng” quá lâu. Trong thời tiết nắng nóng kéo dài, phải làm gì để phòng tránh cảm nắng?
Uống nhiều nước
Nước là thành phần không thể thiếu giúp cân bằng và duy trì nhiệt độ của cơ thể, tránh hiện tượng say nắng, cảm nắng.
Trong mùa nóng kỷ lục, bạn nên uống nhiều nước và đúng cách để bù lượng nước mất qua bài tiết. Cách tốt nhất là uống nước trái cây hoặc đồ uống điện giải. Nếu bạn tập thể dục, không uống viên muối trừ khi bác sĩ đồng ý.
Lượng nước trung bình mỗi người nên uống hằng ngày là từ 1,5 – 2 lít, nhưng trong mùa nóng, bạn có thể cần một lượng lớn hơn, khoảng 2,5 – 3 lít. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng nước chính xác mà bạn nên bổ sung hàng ngày.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây
Rau và trái cây chứa rất nhiều vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, giải nhiệt, giải độc cho cơ thể giúp bạn cảm thấy sảng khoái, mát mẻ trong mùa hè.
Trung bình, mỗi người nên ăn ít nhất 200gr trái cây và 300gr rau. Các món canh chua với nhiều nước, chế biến đơn giản và có tác dụng làm mát như súp cua, hến, thịt nạc nấu chua … rất thích hợp cho mùa hè.
Đồ họa: Thanh Bình
Video đang HOT
Tránh không gian kín khi thời tiết oi bức
Ở trong không gian kín khi trời nắng nóng sẽ khiến cơ thể bị ngột ngạt, khó thở gây bức bối nên nếu ở phòng kín có điều hòa chúng ta cũng nên sử dụng thêm quạt thông gió hoặc có khe hở giúp thoáng khí.
Không để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu
Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, tốt nhất chúng ta nên hạn chế ra ngoài hoặc đi chơi, hoạt động thể lực trong không gian nắng nóng. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, hãy thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ cơ thể để tránh cảm nắng.
Dùng điều hòa hợp lý
Để điều hòa ở nhiệt độ ổn định, thích hợp trong suốt thời gian sử dụng, nên chọn sử dụng điều hòa có chức năng lọc không khí, không nên nằm điều hòa quá lâu để tránh làm giảm thân nhiệt cơ thể. Vì thế, chúng ta nên chỉ sử dụng điều hòa khoảng 2 tiếng sau đó tắt và thay vào đó là dùng quạt điện…
Hướng dẫn tập luyện phòng tránh các bệnh về thận
Tập luyện không những giúp tăng cường trao đổi chất, hạn chế nguy cơ béo phì mà phương pháp này còn rất tốt cho thận. Tập luyện giúp phòng ngừa nguy cơ bệnh thận đối với người khỏe mạnh và kiểm soát triệu chứng ở bệnh nhân đang điều trị bệnh thận.
Ngày nay, người mắc các bệnh về thận như sỏi thận, suy thận, viêm thận... ngày càng có xu hướng gia tăng. Bệnh thận chủ yếu do quá trình sinh hoạt ăn uống không hợp lý, rượu bia, thuốc lá... gây áp lực cho thận khiến thận cho suy yếu và gây ra bệnh.
Việc tập luyện giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, kiểm soát huyết áp, các bệnh lý chuyển hóa, thừa cân- béo phì... từ đó giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh thận.
Ngoài ra, đối với các bệnh lý như viêm cầu thận, suy thận có thể do biến chứng từ tăng huyết áp hay các bệnh chuyển hóa như gout, béo phì, đái tháo đường. Người có vấn đề về thận như suy thận mạn tính, viêm thận, sỏi thận... ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt sau này.
Những người bị mất chức năng thận, phải lọc máu, ghép thận, chi phí rất lớn và còn đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng. Do vậy, để phòng tránh những nguy cơ mắc bệnh thận ngay từ sớm, việc ăn uống và sinh hoạt có ý nghĩa trong việc giúp thận khỏe mạnh. Ngoài ra, tập luyện cũng đóng vai trò quan trọng giúp bạn đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh thận.
Để phòng tránh bệnh thận, chúng ta cần:
- Hoạt động thể lực phù hợp; kiểm soát đường huyết; kiểm soát huyết áp; chế độ dinh dưỡng phù hợp và kiểm soát cân nặng
- Uống đủ nước
- Tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá...
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
- Kiểm soát nguy cơ mắc bệnh nếu bạn nằm trong nhóm nguy cơ cao
1. Ảnh hưởng của hoạt động thể lực đối với hệ thống thận tiết niệu
Lao động/hoạt động thể lực với đặc trưng là hiện tượng vận cơ và tăng tiêu hao năng lượng để phù hợp với yêu cầu vận động. Năng lượng sinh ra trong quá trình vận cơ một phần ở dạng công một phần ở dạng nhiệt. Nhiệt làm thân nhiệt tăng cao và cơ thể điều hòa bằng cách tăng bài tiết mồ hôi, tăng nhịp thở, giãn mạch ngoại biên. Khi cơ thể mất nước qua mồ hôi, tuyến yên sẽ tăng tiết hormon thúc đẩy quá trình tăng tái hấp thu nước ở ống thận.
Khi hoạt động thể lực, lượng máu trao đổi đến cơ bắp tăng cao, giảm lượng máu lưu thông đến thận, ảnh hưởng đến quá trình lọc máu và tạo ra nước tiểu ở thận. Người có hoạt động thể lực mạnh hoặc thường xuyên lao động trong điều kiện khắc nghiệt có thể dẫn đến tình trạng vô niệu tạm thời.
Hoạt động thể lực cũng làm thay đổi thành phần của nước tiểu. Do thiếu máu, thiếu oxy nhu mô thận trong khi đang hoạt động thể lực nên tính thấm của niêm mạc tiểu cầu thận thay đổi, xuất hiện protein, hồng cầu, glucose niệu. Các sản phẩm của quá trình trao đổi chất, quá trình phân giải protein tăng, pH nước tiểu giảm do nồng độ acid lactic, acid phosphoric tăng. Tỷ trọng nước tiểu tăng.
2/ Tập luyện phòng tránh và kiểm soát bệnh thận
Phân tích ở bên trên cho thấy hoạt động thể chất đôi khi có ảnh hưởng đến thận. Tuy nhiên, tập luyện lại có vai trò giúp kích thích trao đổi chất, kiểm soát huyết áp và nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như thừa cân, béo phì, tiểu đường. Đây cũng là phương pháp giúp kiểm soát bệnh thận tốt hơn.
- Đối với người bị béo phì: nhóm này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính, suy thận, tăng huyết áp, tiểu đường... Béo phì gây ra những thay đổi về lọc máu tại thận, do vậy nhóm người béo phì có biến chứng thận cần được tập luyện phù hợp để giảm trọng lượng (ưu tiên số 1).
- Đối với người bị sỏi thận: Sỏi thận thường có mối quan hệ với chế độ ăn uống, nhất là ở những người có thói quen ít uống nước và ít vận động, nhịn tiểu. Các hoạt động thể chất phù hợp không chỉ giúp giảm trọng lượng của cơ thể mà còn giúp đẩy lùi những nguy cơ hình thành sỏi trong thận.
Đối với những người đang có bệnh lý về thận, cần được bác sĩ tư vấn cụ thể về phương pháp tập luyện. Mỗi tình trạng sức khỏe đều đòi hỏi những bài tập luyện khác nhau. Bác sĩ trực tiếp điều trị cho bạn sẽ biết mức độ bệnh của bạn và thể trạng như thế nào, từ đó thiết kế những bài tập hợp lý.
Nhóm người khỏe mạnh cần uống nước thường xuyên, trong ngày, trước, trong và sau quá trình luyện tập. Uống nước giúp bù lại lượng nước đã mất do tập luyện, tăng cường khả năng trao đổi chất, giảm thiểu nguy cơ béo phì. Người uống nước cũng giúp hạn chế nguy cơ lắng đọng các khoáng chất trong thận, giảm thiểu sự hình thành của sỏi thận hoặc gây viêm thận...
Chơi thể thao giúp trẻ tăng đề kháng phòng dịch bệnh Trẻ tập thể thao, hoạt động thể lực... ít nhất 60 phút mỗi ngày giúp tăng cường trao đổi chất, lưu thông máu, kích thích tế bào "bắt" tác nhân gây bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo, tập thể dục thể thao giúp nâng cao hệ miễn dịch phòng ngừa bệnh cúm, hô hấp. Trong thời điểm dịch bệnh, cha mẹ càng nên...