Cách đo chất lượng không khí của AirVisual chuẩn xác hay không?
AirVisual hiển thị thông tin về chất lượng không khí tại nhiều điểm đo tại các thành phố, nhưng con số lại chênh khá nhiều so với số liệu từ các ứng dụng khác.
Thời gian qua, thông tin về ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn ở Việt Nam được quan tâm nhiều hơn. Người dân có rất nhiều cổng thông tin để theo dõi chất lượng không khí, trong đó nổi bật nhất là ứng dụng và website AirVisual.
AirVisual là sản phẩm của IQAir, công ty có trụ sở tại Mỹ, Trung Quốc và Thụy Sĩ. Sản phẩm chính của IQAir là thiết bị theo dõi chất lượng không khí, máy lọc và màng lọc không khí. AirVisual vận hành với dữ liệu về không khí tại 10.000 thành phố ở hơn 80 quốc gia.
AirVisual lấy số liệu từ đâu để đo chất lượng không khí?
Bà Louise Watt, người phát ngôn của AirVisual cho biết trang này lấy dữ liệu từ nhiều trạm quan trắc để tổng hợp chất lượng không khí của Hà Nội, trong đó có 11 trạm quan trắc của Cổng thông tin quan trắc môi trường của UBND Hà Nội, trạm đặt ở Đại sứ quán Mỹ và các trạm do người dân đóng góp dữ liệu.
Trang web của AirVisual hiển thị trực quan, cho thấy rõ chỉ số AQI tính theo chuẩn Mỹ, hàm lượng bụi PM2.5 tại điểm quan trắc.
Tại mỗi trạm quan trắc, AirVisual sử dụng số liệu từng thành phần không khí riêng, tính toán nồng độ của mỗi chỉ số ô nhiễm. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) tổng thể là chỉ số của chất gây ô nhiễm nhiều nhất.
Chỉ số AQI nằm trong khoảng từ 0 đến 500. Trong đó các giá trị chỉ số cao cho thấy mức độ ô nhiễm không khí nhiều và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
AirVisual cho biết họ sử dụng công thức tính AQI của Mỹ, trình bày dữ liệu theo thời gian thực, không sử dụng phương pháp tổng hợp dữ liệu trong 24 giờ rồi lấy giá trị trung bình.
Sáng 7/10, AirVisual đã loại bỏ nhiều điểm quan trắc ở Hà Nội trên trang web.
Sáng 7/10, AirVisual đã dừng cập nhật số liệu từ 5 điểm quan trắc, giảm số điểm quan trắc ở Hà Nội từ 13 xuống còn 8. Đáng chú ý, nhiều điểm quan trắc trong số này thường cho dữ liệu mâu thuẫn, cao bất thường trong thời gian qua như ở Hồ Tây, Nguyễn Văn Cừ.
Vì sao chỉ số AQI của AirVisual thường chênh lệch số liệu của Hà Nội?
Video đang HOT
Mặc dù lấy nguồn dữ liệu từ trạm quan trắc của Hà Nội, chỉ số AQI của AirVisual có sự chênh lệch đáng kể so với trên trang web của Cổng thông tin quan trắc môi trường.
Cụ thể, vào lúc 15h ngày 7/10, chỉ số AQI tại địa điểm hồ Thành Công, Hà Nội trên AirVisual là 133, là mức “nguy hiểm cho nhóm nhạy cảm”. Trong khí đó, tại Cổng thông tin quan trắc môi trường của UBND Hà Nội, số liệu AQI là 93.
Tương tự, số liệu AQI của AirVisual tại Trung Hòa là 125, còn của UBND Hà Nội là 90. Quan sát trong nhiều thời điểm khác, các số liệu này thường có sai số khá lớn, có thể lên đến hàng chục đơn vị. Vì sao lại có sự chênh lệch như vậy?
Số liệu không khí tại các trạm quan trắc ở Hà Nội có thể hiển thị chênh lệch nhau khi xem cùng một thời điểm.
Để có được chỉ số AQI, các cổng thông tin đều đo nồng độ chất gây ô nhiễm trong không khí, sau đó sử dụng công thức để tính ra AQI. Theo chia sẻ của đại diện IQAir, công ty này tính AQI dựa trên công thức của Mỹ, trình bày dữ liệu theo thời gian thực. Đối với chỉ số AQI của một thành phố, họ lấy giá trị trung bình của các điểm quan trắc.
Trong khi đó, trang của UBND Hà Nội nêu rõ AQI được tính theo hướng dẫn tại Quyết định 878/QĐ-TCMT. Công thức tính được áp dụng trong quyết định này đơn giản hơn so với công thức AQI của Mỹ, do vậy cùng một nồng độ PM2.5, chỉ số AQI do hai trang thông báo sẽ khác nhau.
Tương tự, thang đo các mức AQI do Tổng cục Môi trường phát hành có 5 mức, trong khi thang đo AQI của Mỹ có 6 mức. Ở mức AQI 101-200, Tổng cục môi trường quy định là chất lượng không khí kém, trong khi thang đo của Mỹ quy định mức 101-150 là “không tốt cho người nhạy cảm”, còn 151-200 là “không tốt”.
Theo Quyết định 878/QĐ-TCMT thì chất lượng không khí được lấy với các thông số bao gồm SO2, CO, NOx, O3, PM10, TSP (bụi lơ lửng), không có PM2.5. Trong khi đó, cách tính của Mỹ tính tới các thông số khí O3, bụi PM10, bụi PM2.5, khí CO, NO2, SO2. Thực tế, trang của UBND Hà Nội vẫn sử dụng AQI của bụi mịn PM2.5 làm chỉ số AQI chung.
Như vậy, số liệu gốc AirVisual nhận từ các trạm quan trắc và của UBND thành phố Hà Nội là một, nhưng cách tính của các bên khác nhau nên cho ra chỉ số không giống nhau.
AirVisual xếp hạng thành phố ô nhiễm như thế nào?
Trên trang web AirVisual, mục xếp hạng 10 thành phố có chỉ số AQI cao nhất thế giới được nhiều người quan tâm. Hà Nội từng có thời điểm đứng đầu trong bảng xếp hạng này.
Ngày 6/10, AirVisual đã đăng tải lời giải thích về thông tin Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Theo AirVisual, việc Hà Nội xuất hiện ở top một chỉ là tức thời trong vài ngày.
“Bất cứ lúc nào một thành phố cũng có thể đứng ở vị trí này như London hay San Francisco vào năm ngoái. Chúng tôi cung cấp riêng một bảng xếp hạng thành phố ô nhiễm riêng biệt, hợp tác với Greenpeace”, AirVisual thông báo trên trang web.
Năm 2018, AirVisual công bố bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm trên thế giới dựa trên số liệu về nồng độ bụi mịn PM2.5.
Bảng xếp hạng thành phố ô nhiễm nhất thế giới của AirVisual năm 2018 xếp hạng dựa trên số liệu AQI cho bụi mịn PM2.5 trong cả năm. Ở bảng xếp hạng này, Hà Nội đứng vị trí thứ 209. Tuy nhiên, nếu xếp hạng dựa trên các thủ đô thì Hà Nội đứng thứ 12, và dựa trên các thành phố ở khu vực Đông Nam Á thì Hà Nội đứng thứ 2, chỉ sau Jakarta.
Ngoài AirVisual, theo dõi dữ liệu ô nhiễm không khí ở đâu?
AirVisual không phải là địa chỉ duy nhất để theo dõi thông tin về ô nhiễm không khí, nhưng được nhiều người tin tưởng vì cập nhật liên tục, hiển thị trực quan.
Bên cạnh AirVisual, còn có nhiều cổng cung cấp thông tin về nồng độ chất gây ô nhiễm. Tại Hà Nội, Cổng thông tin quan trắc môi trường của UBND Hà Nội cung cấp thông tin về chất lượng không khí tại 11 trạm đặt quanh thành phố.
Ứng dụng và trang web Pam Air, do một công ty Việt Nam phát triển, cung cấp thông tin AQI từ nhiều máy đo do công ty này và các đối tác thu thập. Số lượng điểm đo của Pam Air lên tới cả trăm địa điểm ở Việt Nam.
Trang web của trung tâm quan trắc môi trường miền Bắc cung cấp thông tin quan trắc tại trạm đặt ở Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội), Hùng Vương (Thừa Thiên Huế) và Lê Duẩn (Đà Nẵng).
Trang web AQICN của tổ chức phi chính phủ World Air Quality Index cung cấp thông tin quan trắc tại nhiều thành phố ở Việt Nam. Ở Hà Nội, trang web này lấy dữ liệu từ Đại sứ quán Mỹ, trạm của trung tâm quan trắc môi trường và trường quốc tế Liên hợp quốc (UNIS). Tuy nhiên ở TP.HCM, trang web này chỉ có dữ liệu ở Lãnh sự quán Mỹ.
Theo Zing
Ngoài AirVisual, đây là những ứng dụng bạn có thể dùng để đo chất lượng không khí
Pam Air, Plume Air Report,... là những ứng dụng bạn có thể dùng để đo chất lượng không khí thay cho AirVisual trong thời gian tới.
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM, là vấn đề được đông đảo mọi người quan tâm.
Do vậy, nhiều người sử dụng smartphone đã chủ động tải về các ứng dụng thông báo chất lượng không khí để tìm cách giữ gìn sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Trong số các ứng dụng đo chất lượng không khí trên kho ứng dụng Android và iOS, phổ biến nhất có thể kể đến là AirVisual của IQAir AirVisual. Đây là tổ chức sở hữu lượng dữ liệu tổng hợp lớn nhất về chất lượng không khí. Dữ liệu này được thu thập từ các trạm quan trắc không khí của nhiều chính phủ và tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu.
Nhà phát triển đã quyết định rút ứng dụng AirVisual khỏi các chợ ứng dụng dành cho iPhone và Android.
Tuy nhiên, vào tối hôm qua (6/10), nhà phát triển đã quyết định rút ứng dụng AirVisual trên các chợ ứng dụng dành cho iPhone và Android. Theo đội ngũ phát triển, lý do cho động thái bất ngờ này xuất phát từ việc ứng dụng AirVisual đang bị tấn công đánh giá 1 sao và bình luận tiêu cực trên nhiều nền tảng.
Dẫu vậy, AirVisual không phải ứng dụng duy nhất giúp người dùng biết được chất lượng không khí hiện nay ra sao. Dưới đây là những ứng dụng bạn có thể dùng để đo chất lượng không khí thay cho AirVisual trong thời gian tới.
Pam Air
PAM Air giúp hỗ trợ kiểm tra khoảng 80 điểm đo ở một số tỉnh thành trên cả nước, trong đó Hà Nội.
PAM Air là ứng dụng thuộc IoT 'PAM' do công ty D&L từ Việt Nam nghiên cứu và phát triển. Ứng dung đã hỗ trợ kiểm tra khoảng 80 điểm đo ở một số tỉnh thành trên cả nước, trong đó Hà Nội khoảng 40 điểm. PAM Air dựa trên các thiết bị cảm biến đo chất lượng không khí theo thời gian thực. Dữ liệu tại các điểm đo sẽ được thu thập, xử lý và phân tích để tính toán ra Chỉ số chất lượng không khí cho người sử dụng.
Air Matters
Air Matters có khả năng cung cấp khả năng đo chất lượng không khí theo thời gian thực dựa trên chỉ số Air Quality Index (AQI).
Air Matters được ra mắt vào năm 2011, ứng dụng có khả năng cung cấp khả năng đo chất lượng không khí theo thời gian thực dựa trên chỉ số Air Quality Index (AQI), tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Các nguồn dữ liệu dành cho Air Matters thay đổi tùy thuộc thành phố, trong đó một số trạm đo dữ liệu AQI tổng thể có thể được cập nhật mỗi giờ một lần.
Plume Air Report
Plume Air Report là ứng dụng dành cho người yêu thích các hoạt động ngoài trời nhưng lại lo ngại về chất lượng không khí
Plume Air Report là ứng dụng dành cho người yêu thích các hoạt động ngoài trời nhưng lại lo ngại về chất lượng không khí. Sở hữu giao diện đẹp mắt, Plume Air Report có thể giúp người dùng dễ dàng thao tác để biết chính xác khi nào họ nên đi ra ngoài. Có một dòng thời gian ở nửa dưới của ứng dụng và một hình ảnh ở trên cùng cho biết chất lượng không khí, nhiệt độ...
Ứng dụng cũng cung cấp cho ngưòi dùng các thông tin chi tiết như nồng độ hạt bụi mịn, ngày có chất lượng không khí tốt nhất trong năm... Người dùng thậm chí có thể chọn một hoạt động trước và ứng dụng sẽ cho họ biết thời điểm tốt nhất để làm điều đó. Giống như AirVisual, Plume cũng cung cấp một công cụ chia sẻ hình ảnh lên mạng xã hội, cảnh báo định kỳ và tình trạng không khí thế giới.
Theo Sao Star
Tự dùng máy lọc không khí kiểm chứng kết quả của AirVisual tại HN Một người dân tại Hà Nội đã sử dụng máy lọc để đo chất lượng không khí tại nhà trên đường Nguyễn Trãi. Kết quả nhận được khá tương đồng với chỉ số do AirVisual cung cấp. "Bản thân tôi khá tò mò về tính chính xác của những thông tin mà ứng dụng AirVisual cung cấp. Đồng thời, tôi cũng muốn kiểm...