Cách định vị AirPods Pro 2 bị thất lạc với tính năng Precision Finding chỉ trong một nốt nhạc
Hướng dẫn cách định vị AirPods Pro 2 siêu đơn giản thông qua tính năng Precision Finding.
Tại sự kiện “Far Out” diễn ra vào đầu tháng 9 vừa qua, Apple đã chính thức trình làng mẫu AirPods Pro 2 với của mình với nhiều nâng cấp ấn tượng. Không chỉ có thời lượng pin tốt hơn và tính năng Chống ồn Chủ động được cải tiến, người kế nhiệm AirPod Pro còn được tích hợp chip U1 Ultra Wideband với tính năng Precision Finding hoàn toàn mới. Với tính năng này, người dùng đã có thể dễ dàng định vị một cách chính xác nhất nếu không may bị thất lạc.
Precision Finding là gì?
Precision Finding là tính năng từng được giới thiệu trên AirTag, do Apple tự phát triển và được tích hợp sẵn trên chip U1. Tương tự, nó cũng đã được tích hợp vào các mẫu smartphone kể từ dòng iPhone 11 giúp người dùng có thể dễ dàng xác định vị trí các phụ kiện hoặc thiết bị bị “thất lạc” của mình. Ngoài phần cứng chuyên dụng được tích hợp, tính năng Precision Finding còn có khả năng chỉ đường trên màn hình thông qua sự trợ giúp của máy ảnh, các cảm biến gia tốc, con quay hồi chuyển.
Định vị AirPods Pro 2 siêu đơn giản nhờ tính năng Precision Finding
Trước đó Apple đã từng nhận được rất nhiều khiếu nại về việc mang đến giải pháp tốt hơn giúp định vị tìm kiếm AirPods bị thất lạc. Cho đến nay, người dùng vẫn có thể sử dụng ứng dụng Find my trên iPhone, iPad hoặc Mac của mình, nhưng nó chỉ cho phép thiết bị phát âm thanh chứ không có một định vị cụ thể. Do đó việc tích hợp chip U1 trong hộp sạc của AirPods Pro 2 giờ đây đã giúp người dùng có thể định vị chính xác vị trí chiếc AirPods của mình.
Cách định vị AirPods Pro 2 thông qua tính năng Precision Finding
Nếu đang sử dụng từ dòng iPhone 11 trở lên từ nay đã có thể dễ dàng tìm AirPods Pro 2 bị thất lạc thông qua tính năng Precision Finding. Theo đó tính năng này sẽ sử dụng đầu vào từ máy ảnh, cảm biến gia tốc kế và con quay hồi chuyển từ trường, từ đó đưa ra các hướng dẫn chi tiết thông qua âm thanh, xúc giác và phản hồi trực quan.
Vào mục cài đặt để kích hoạt tính năng định vị
Để kích hoạt tính năng này bạn vào mục Cài đặt/Setting trên điện thoại và tìm đến tab AirPods của bạn. Tại đây nhấn vào mục Hiển thị trong Find My/Show in Find My, trong trường hợp bị lạc mất tai nghe AirPods cùng hộp đựng thì kích hoạt tính năng Find My/Tìm của tôi và chọn AirPods trong phần Devices/Thiết bị.
Video đang HOT
Nhấn chọn mục Tìm/Find trên điện thoại
Tiếp đến nhấn chọn mục Tìm/Find, khi tính năng Tìm chính xác/Precision Finding đã được bật mở thì điện thoại sẽ hiển thị thêm mục Lân cận/Nearby. Lúc này việc của bạn là bắt đầu di chuyển các vị trí xung quanh để tìm chiếc AirPods của mình và nhớ là phải làm theo hướng dẫn trên màn hình.
Màn hình iPhone sẽ hiển thị mũi tên chỉ về hướng của tai nghe khi đã định vị được tai nghe
Khi đã định vị được AirPods, điện thoại sẽ hiển thị mũi tên chỉ về hướng của tai nghe với khoảng cách chi tiết cũng như ghi chú nếu chúng nằm trên tầng khác. Khi người dùng đã gần tiến đến gần vị trí của AirPods, điện thoại sẽ rung và phát ra âm thanh. Đồng thời, giao diện AirPods hiển thị trên iPhone cũng sẽ thay đổi. Thậm chí người dùng còn có thể tìm kiếm chính xác lối ra khi đã định vị được AirPods và iPhone khi ở rất gần nhau.
Tuy nhiên một lưu ý hết sức quan trọng là tính năng Precision Finding hiện vẫn chưa được hỗ trợ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hộp sạc AirPods Pro 2 hiện đã được tích hợp thêm loa do đó người dùng đã có thể phát âm thanh thông qua tính năng Find My từ đó dễ dàng xác định vị trí hơn.
Sau 1 tuần dùng thử AirPods Pro 2, đây là 3 tính năng tôi thích nhất
Là một người chưa dùng qua bất cứ phiên bản AirPods nào, tôi đã có chút ngỡ ngàng ban đầu nhưng nhanh chóng nhận thấy những điểm rất sáng giá của nó mà chỉ khi sử dụng hàng ngày mới hiểu được.
Bản thân người viết bài này cũng là người dùng iPhone và MacBook trong nhiều năm, tuy nhiên AirPods vẫn là thứ gì đó khá lạ lẫm với tôi. Dù Apple đã ra đời tới 4 chiếc tai nghe dạng nhét tai (3 dòng AirPods thường và dòng AirPods Pro thế hệ đầu tiên), tôi vẫn chưa muốn dùng vì cho rằng những sản phẩm khác bản thân đang sử dụng có phần nhỉnh hơn so với thiết bị âm thanh nhà Táo.
Mãi cho đến 1 tuần trước, tôi đã có cơ hội được dùng thử AirPods Pro thế hệ thứ 2 và bắt đầu cảm thấy Apple có những thay đổi đáng để bản thân suy nghĩ lại.
Điểm đầu tiên khiến tôi bất ngờ chính là menu tinh chỉnh của tai nghe này khá đơn giản, hay nói cách khác bạn không thể "chọc ngoáy" sâu vào như các dòng tai nghe khác trên thị trường. Tuy nhiên, cái tiện lợi của nó lại đến từ việc đơn giản hóa này, nó giúp cho người dùng phổ thông có thể sử dụng dễ dàng hơn mà không cần phải tìm hiểu hay cần kiến thức quá nhiều.
Đặt tai nghe cạnh bên là iPhone đã tự động nhận ra và hỏi kết nối, đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều so với các hãng tai nghe khác trên thị trường.
Bên cạnh những thứ đơn giản ấy ra, đây là 3 tính năng mà tôi cảm thấy "ưng" nhất sau 1 tuần sử dụng:
Chống ồn
Cảm nhận của tôi về khả năng chống ồn của AirPods Pro 2 có thể gói gọn bằng 2 chữ: Vừa Đủ. Nếu tìm kiếm một chiếc tai nghe có khả năng chống ồn thuộc dạng tốt nhất, có lẽ dòng sản phẩm này của Apple không phải là thứ bạn và tôi cần. Tuy nhiên, những gì mà AirPods 2 có thể làm được, so với đời đầu tiên mà tôi đã từng được trên tay trong 1 ngày, thì nó vẫn cho được hiệu năng chống ồn rất cân bằng.
Nhìn bên ngoài, tai nghe này không có gì khác so với đời đầu, tuy nhiên Apple đã cho trang bị bên trong 1 con chip H2, nâng cấp chất âm và khả năng chống ồn chủ động mạnh mẽ hơn tới 2 lần so với thế hệ đầu tiên.
Vì sao tôi nói cân bằng? Có lẽ không ít những người từng dùng tai nghe chống ồn chủ động đều đã trải qua cảm giác bồn chồn, khó thở mỗi khi dừng phát nhạc? Tôi cũng có cảm giác như vậy khi dùng tai nghe của hãng khác.
Phải công nhận rằng những tai nghe đó cho hiệu năng chống ồn rất tốt, nó chặn hết tất cả những tạp âm từ bên ngoài vào, nhưng cũng vì thế lại khiến ta đôi khi bị lùng bùng lỗ tai sau khi nghe nhạc xong và hơn nữa là khi chạy bộ cũng sẽ rất khó chịu. Còn ở AirPods Pro 2, tôi lại không bị cảm giác này, nó thoải mái hơn hẳn, thậm chí với kích thước nhỏ gọn và nhẹ nhàng, tôi có thể đeo nó trên tai một quãng thời gian dài.
Những chuyến bay công tác sang Mỹ thường kéo dài hơn 20 giờ đồng hồ, nếu không đeo tai nghe sẽ cảm thấy rất ồn với những âm thanh xung quanh, nhưng khi đeo quá lâu sẽ cảm giác rất nặng tai.
Tôi từng dùng tai nghe hãng S mỗi khi lên máy bay, tuy nhiên chỉ cần xem khoảng 1 bộ phim là tai tôi bắt đầu phải ứng, từ khó chịu cho đến hơi tấy đỏ vành tai (có vẻ như nhiệt độ lạnh của khoang máy bay cũng khiến quá trình này diễn ra nhanh hơn). Ngược lại, ở AirPods Pro 2, tôi khá bất ngờ khi chuyến bay vừa rồi của tôi có thể đeo được xuyên suốt, hết được 3 bộ phim và sau đó là mở playlist nhạc yêu thích cho dễ ngủ.
Find My
Nếu không có tính năng này, tôi suýt bị mất chiếc tai nghe AirPods Pro 2 chỉ mới chưa đầy 1 tuần sử dụng. Cụ thể là cách đây vài hôm khi còn ở sân bay Tân Sơn Nhất, sau khi hoàn thành các thủ tục, ăn uống..., tôi đã di chuyển đến cổng để chuẩn bị lên máy bay. Bất giác tôi lại tìm không ra chiếc tai nghe của mình và may mắn thay đã có tính năng Find My cứu giúp.
Find My không còn gì xa lạ với người dùng Apple vì nó đã được tích hợp trên rất nhiều thiết bị của nhà này. Gần đây nhất, Apple đã đưa tính năng này lên AirPods Pro 2 và lần đầu tiên tôi thấy nó thật sự hữu dụng.
Có hướng dẫn đường quay về kiếm lại chiếc tai nghe.
Khi đến gần iPhone sẽ định vị rõ hơn hướng của chiếc tai nghe đang nằm ở đâu. Và hóa ra trong lúc vội vã rời đi, tôi đã đánh rơi nó ở trên sàn.
Spatial Sound
Tính năng này lần đầu được giới thiệu trên AirPods Pro 1, mang đến cho người dùng âm thanh vòm 3D nhằm tái hiện lại "trải nghiệm âm thanh rạp phim", bên cạnh đó liên tục căn chỉnh dựa trên vị trí của đầu bạn khi đeo sử dụng để cho trải nghiệm ấn tượng nhất. Có thể bạn đã từng trải nghiệm tính năng này rồi ở phiên bản trước, nhưng vì tôi là người mới trong "lĩnh vực" AirPods Pro nên hôm nay mới thật sự tận tai nghe được.
Ngồi trên máy bay nghe nhạc hay xem phim đều rất thú vị với tính năng Spatial Sound này. Thi thoảng tôi cứ xoay đầu sang trái hoặc phải để được cảm nhận giọng nói của diễn viên nó được...3D hơn.
Không bàn về chất lượng âm thanh, vì bản thân tôi cũng thấy nó chưa đạt đến độ có thể so được với tai nghe từ hãng S mà tôi đang sử dụng, nhưng để nói về những tính năng thật sự tiện lợi cho việc sử dụng hàng ngày, cũng như sự thoải mái nhờ cân nặng nhẹ nhàng hơn so với những tai nghe trước đây tôi sử dụng thì AirPods Pro 2 là quá đủ những gì tôi cần, nhất là những lúc đi du lịch hoặc đi công tác phải ngồi đeo tai nghe kéo dài hơn 20 giờ đồng hồ như vậy.
So sánh AirPods Pro 2 và AirPods 3: Có điểm gì giống và khác nhau? AirPods Pro 2 phiên bản kế nhiệm của AirPods Pro vừa được trình làng. Trong khi AirPods 3 là bản cập nhật lớn nhất của dòng AirPods tiêu chuẩn ra mắt cuối năm ngoái. Vậy giữa hai mẫu tai nghe này có điểm gì giống và khác nhau? Hãy cùng mình đi so sánh AirPods Pro 2 và AirPods 3 nhé. So sánh...